Phân chia tài sản chung của Bố để lại không có bản di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #56467 12/07/2010

    layen

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia tài sản chung của Bố để lại không có bản di chúc

    Chào luật sư!

    Chúng tôi có một câu hỏi mong luật sư tư vấn:

    Bố mẹ đẻ chúng tôi xây dựng gia đình từ năm #0c0c0c;">1955, ông bà sinh được 6 người con (3 nam, 3 nữ)#0c0c0c;"> tài sản của ông bà gồm: #0c0c0c;">5 gian nhà lợp ngói đỏ trên diện tích gần 400m2 với mét mặt là 21,67m bên đường quốc lộ 1A (tính từ Ninh Bình đi Hà Nội dưới km số 5 khoảng 30m).

    Bố chúng tôi mất năm #0c0c0c;">1985 không để lại di chúc, mẹ tôi đã cùng ba người con trai tự ý định đoạt, ngầm chia số tài sản chung của bố mẹ. Việc chia tài sản chung của bố mẹ #0c0c0c;">không có sự tham dự  của 3 người con gái. Chúng tôi không được họp và không được hưởng tài sản chung.

    Chúng tôi đã góp ý đề nghị họp gia đình nhưng mẹ và ba người con trai không đồng ý, chúng tôi đã làm đơn lên Ủy ban xã đề nghị can thiệp giải quyết ngày#0c0c0c;"> 7-1-2005 UBND xã với đầy đủ thành phần của các ban ngành trong xã triệu tập các thành viên trong gia đình tôi đến giải quyết xong không thể giải quyết được.

    Ngày #0c0c0c;">4-3-2005, chúng tôi đệ đơn lên Tòa án tỉnh Ninh Bình đã giải quyết số tài sản trên được chia đôi (một nửa là của bố, một nửa là của mẹ). #0070c0;">#0c0c0c;">Số mét mặt được TAND #0c0c0c;">tỉnh Ninh Bình chia phần của bố chúng tôi cho 6 người con và mẹ tôi là: mỗi người 1,5 mét mặt.

    Xong 3 người con trai và mẹ tôi làm đơn kháng cáo lên TAND tối cao tại Hà Nội và TAND tối cao xét xử vào ngày #0070c0;">#0c0c0c;">19-1-2007 thì 3 #0c0c0c;">chị em tôi không được thừa kế một chút nào tài sản của bố#0c0c0c;">.

    Hiện nay, đang ở trên đất của bố mẹ tôi có mẹ chúng tôi, em trai tôi. Em gái tôi (cùng đứa con gái) có hoàn cảnh khó khăn cũng chung sống ở đó, nhiều lần bị mẹ và các anh trai, chị dâu, các cháu đuổi. Vậy chúng tôi xin hỏi:

    -  Theo như nội dung trên, chúng tôi có được hưởng thừa kế không?

    - TAND tối cao xét xử như thế có đúng không?

    - Và chúng tôi cần làm những thủ tục tiếp theo như thế nào?

     
    9500 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #56484   13/07/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Vấn đề bạn quan tâm, xin tư vấn như sau:

    1. Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật.

    Điều 676 Bộ luật dân sự cũng quy định:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

    Do đó, vợ/chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau.

    2. Bản án phúc thẩm là bản án có hiệu lực thi hành.

    Theo quy định tại Điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự thì Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

    2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

    3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”.

    “Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành việc kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật”.

    (Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự)

    Do đó, nếu còn thời hạn kháng nghị, đương sự có quyền đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.

    Trân trọng.


    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |  
  • #249717   20/03/2013

    nguyen.n.tuyet.52
    nguyen.n.tuyet.52

    Female
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào luật sư!
    Cháu có việc sau đây mong luật sư tư vấn.
    Ông  bà nội chấu sinh được 6 người con (5 trai,1 gái).Trước khi ông cháu mất không để lại di chúc nhưng đã sang tên cho bố mẹ cháu mảnh đất vườn là 1 sào 2,giờ sổ đỏ mảnh đất đấy mang tên bố mẹ cháu,nhưng giờ chú thứ 5 (bố cháu là người con thứ 4) của cháu ở trên Hà Nội về đòi chia đất,chú bảo ngày xưa ông cháu bảo cho chú ấy 1 nửa ,nhà cháu 1 nửa.Bà cháu thì bảo bà sẽ chia lại đất cho cả 6 người con.
    Xin hỏi luật sư giờ bà cháu có quyền chia lại mảnh đất đó không ạ? và giờ nhà cháu nên làm gì để giữ lại được mảnh đất đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #421200   11/04/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    nguyen.n.tuyet.52 viết:

    Xin chào luật sư!
    Cháu có việc sau đây mong luật sư tư vấn.
    Ông  bà nội chấu sinh được 6 người con (5 trai,1 gái).Trước khi ông cháu mất không để lại di chúc nhưng đã sang tên cho bố mẹ cháu mảnh đất vườn là 1 sào 2,giờ sổ đỏ mảnh đất đấy mang tên bố mẹ cháu,nhưng giờ chú thứ 5 (bố cháu là người con thứ 4) của cháu ở trên Hà Nội về đòi chia đất,chú bảo ngày xưa ông cháu bảo cho chú ấy 1 nửa ,nhà cháu 1 nửa.Bà cháu thì bảo bà sẽ chia lại đất cho cả 6 người con.
    Xin hỏi luật sư giờ bà cháu có quyền chia lại mảnh đất đó không ạ? và giờ nhà cháu nên làm gì để giữ lại được mảnh đất đó.

     

    Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom tư vấn cho bạn về vấn đề bạn thắc mắc như sau:

    Vì bạn không nói rõ mốc thời gian xác định là khoảng thời gian nào nên phần tư vấn bạn có thể tham khảo thêm:

    Trước hết, bạn cần làm rõ đất mà ông bạn để lại là tài sản chung hay tài sản riêng của ông bạn. Nếu đây là tài sản riêng thì ông bạn hoàn toàn có quyền cho bố mẹ bạn và đã mảnh đất này đã được cấp sổ đỏ đúng pháp luật. 

    Nếu tài sản này là tài sản chung của  vợ chồng của ông bà bạn thì việc cho tài sản phải có sự đồng ý của cả ông và bà bạn. Trường hợp ông bạn cho mà không có sự đồng ý hay thỏa thuận với bà bạn thì việc cấp sổ đỏ này thì việc cấp sổ đỏ là vi phạm pháp luật. Hơn nữa ông bạn đã mất và không để lại di chúc gì nên việc sẽ chia tài sản thừa kế sẽ tuân theo pháp luật. Theo khoản 1, điều 675, luật dân sự 2005:

    "Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Di sản được chia cho bà và 6 người con còn lại. Như vậy chỉ cần bà bạn hoặc bất kỳ ai trong hàng thừa kế khởi kiện thì đều có thể chia di sản.

    Nếu gia đình bạn chứng minh được việc cho đất này là có sự đồng ý của cả ông và bà bạn vào thời điểm đó, thì sổ đỏ của gia đình bạn là hợp pháp và không bị ảnh hưởng gì. Việc chia di sản sẽ không liên quan đến mảnh đất đó.

    Mọi thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy liên hê với ls. Đạt theo sđt 098265333

     
    Báo quản trị |  
  • #402799   16/10/2015

    khonggao
    khonggao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thân chào luật sư. cho em hỏi .gia đình em có 8 anh em. cha mất năm 2006. mẹ cũng mất năm 2011. hiện để lại căn nhà ở  nhưng không để lại di chúc. hiện nay anh em muốn làm thủ tục phân chia tài sản,nhưng có mặt  vài anh em không chịu phân chia mà nói là để ở.vậy cho hỏi muốn chia di sản của cha mẹ  phải làm thế nào. xin hướng dẫn thủ tục đề làm hồ sơ khởi kiện phân chia tài sản chứng này. và cho hỏi thời gian xử là bao lâu. phí cho việc này là bao nhiêu tiền. xin cảm ơn LS.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư LÊ NGA

Mobile: 0915.939.333

Email: lengalawyer@gmail.com

---------

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG