Phạm tội gì? Theo điều khoản nào?

Chủ đề   RSS   
  • #98874 26/04/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Phạm tội gì? Theo điều khoản nào?

    Các bạn phân tích tình huống này nhé:

    Ngày 11-4, Trương văn L ở ấp tân phú, tỉnh Cần Thơ gặp anh Dương Văn H là bạn lâu ngày. 2 người rủ nhau vào quán uống bia. sau khi uống hết 8chai, H bảo L uống thêm. L từ chối và về nhà anh T(anh trai L) nằm nghỉ. H xuống ghe của L tháo kim xăng với mục đích để anh L ở lại nhậu tiếp. thấy vậy Th(chấu của L) liền về báo cho L biết. L liền cầm khúc cây chạy xuống ghe đe dọa đánh anh H và đòi lạikim xăng. H không trả mà bỏ kim xăng vào túi quần. 2 người đôi co 1 lúc, L dùng tay tát H 1 cái làm H rơi xuống sông. L bỏ lên bờ lấy dép cách đó 100m. lúc quay lại thì không thấy H đâu, L bảo Th vớt H nhưng Th không dám. L về nhà còn H bị chết dưới sông. theo kết luận giám định thì H bị chết do ngạt nước. biết H bị chết L sợ hãi bỏ trốn và 2 tháng sau mới ra đầu thú. Hỏi L phạm tội gì?Th có phạm tội gì không?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    8367 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #98898   26/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Theo em ở trường hợp này L phạm tội giết người (điều 93).
    Mặt khách quan của tội phạm:
    - Hành vi khách quan: tước đoạt tính mạng của H bằng cách không hành động. Trường hợp này bắt buộc L phải hành động cứu H nhưng L không cứu. Việc L không cứu có khả năng làm H bị chết ngạt.
    - Hậu quả là H chết
    - Mối quan hệ nhân quả: Việc L tát H xuống sông và  không cứu H làm cho H bị ngạt nước mà chết. L không cứu H là nguyên nhân dẫn đến việc H chết.
    Mặt chủ quan:
    - Lỗi ở đây là lỗi cố ý gián tiếp,
    L tát H 1 cái làm H rơi xuống sông, Tình huống này L nhận thức rõ hành vi nguy hiểm của mình, và L thấy và bắt buộc phải thấy trước hậu quả H có thể chết khi L tát H làm H rơi xuống sông. L biết rằng một người rơi xuống sông trong tình trạng như H có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên L bỏ lên bờ lấy dép cách đó 100m, như vậy L tuy không muốn H chết nhưng có ý định bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, H chết cũng được, không chết cũng không sao. L có ý chấp nhận hậu quả nếu xảy ra.
    Vậy theo em L phạm tội giết người.
    Còn Th có phạm tội hay không thì phải xem lúc L tát H rơi xuống sông Th có mặt không,Th có điều kiện cứu giúp H không, Nếu Th không có mặt lúc L dánh H hoặc có mặt nhưng không đủ điều kiện để cứu H thì Th không phạm tội. Nếu Th có mặt ở hiện trường và Th có đủ điều kiện cứu giúp H thì Th phạm tội không cứu giúp người khác( điều 102).

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #99579   29/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    kajnodo92 viết:
    Theo em ở trường hợp này L phạm tội giết người (điều 93).
    Mặt khách quan của tội phạm:
    - Hành vi khách quan: tước đoạt tính mạng của H bằng cách không hành động. Trường hợp này bắt buộc L phải hành động cứu H nhưng L không cứu. Việc L không cứu có khả năng làm H bị chết ngạt.
    - Hậu quả là H chết
    - Mối quan hệ nhân quả: Việc L tát H xuống sông và  không cứu H làm cho H bị ngạt nước mà chết. L không cứu H là nguyên nhân dẫn đến việc H chết.
    Mặt chủ quan:
    - Lỗi ở đây là lỗi cố ý gián tiếp,
    L tát H 1 cái làm H rơi xuống sông, Tình huống này L nhận thức rõ hành vi nguy hiểm của mình, và L thấy và bắt buộc phải thấy trước hậu quả H có thể chết khi L tát H làm H rơi xuống sông. L biết rằng một người rơi xuống sông trong tình trạng như H có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên L bỏ lên bờ lấy dép cách đó 100m, như vậy L tuy không muốn H chết nhưng có ý định bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, H chết cũng được, không chết cũng không sao. L có ý chấp nhận hậu quả nếu xảy ra.
    Vậy theo em L phạm tội giết người.
    Còn Th có phạm tội hay không thì phải xem lúc L tát H rơi xuống sông Th có mặt không,Th có điều kiện cứu giúp H không, Nếu Th không có mặt lúc L dánh H hoặc có mặt nhưng không đủ điều kiện để cứu H thì Th không phạm tội. Nếu Th có mặt ở hiện trường và Th có đủ điều kiện cứu giúp H thì Th phạm tội không cứu giúp người khác( điều 102).


    Chào các bạn !

    QQ thấy tình huống hơi vô lý ở chổ:" L dùng tay tát H 1 cái làm H rơi xuống sông" (tát kiểu j mà khiếp thế?)

    Chào bạn kainodo92!

    Về việc xác định tội danh của Th thì bạn đã xác đinh tốt rồi , đó là phải căn cứ vào khả năng, điều kiện của Th thế nào rồi mới kết luận được.

    Còn hành vi của L thì chúng ta còn nhiều cái để bàn đó. Trước hết thì QQ không đồng ý với bạn khi cho rằng L phạm tội giết người rồi.

    Mà hành vi của L đó là hành vi cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 104 BLHS. Vấn đề này các bạn có thểm đọc thêm cuốn STTP 2009 để hiểu rõ hơn.

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #99575   29/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần



    Ủa bạn Betoan đang học hình sự 2 á? Sao tình huống giống với bài tập hình sự 2 của hanghell thế nhỉ?

    Nguyên đề của bọn mình còn có gợi ý ở cuối là: đây là vụ án có nhiều ý kiến khác nhau về tội danh cụ thể của L như sau:

    Ý kiến 1 cho rằng: L phạm tội vô ý làm chết người theo điều 98 BLHS.

    Ý kiến 2 cho rằng: L phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người (khoản 3 điều 104 BLHS).

    Ý kiến 3 cho rằng: L phạm tội giết người theo điều 93 BLHS.

    Ý kiến 4 cho rằng: L phạm tội cố ý không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm (điểm a khoản 2 điều 102 BLHS).

    Anh (chị) cho biết quan điểm của mình.

    Hôm kiểm tra trên lớp mình đã chọn ý kiến 4 cho rằng L phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm điểm a khoản 2: người không cứu giúp là người đã vô tình gây ra tình trạng nguy hiểm.

    Lập luận của mình là:

    -         đầu tiên mình loại ý kiến cho rằng cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người và vô ý làm chết người theo điều 98.

    -         Còn hai ý kiến cho rằng L phạm tội giết người theo điều 93 và cố ý không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm đó. Mình thấy ý kiến 4 hợp lý hơn bởi ta có thể thấy tình trạng nguy hiểm của nạn nhân ở đây là bị rơi xuống sông và đang trong tình trạng ngà ngà say. L, Th có điều kiện cứu giúp nhưng đã không cứu giúp. Và chính L đã là người trực tiếp gây ra tình trạng nguy hiểm cho nạn nhân do cú đánh của L đã làm nạn nhân ngã xuống nước. nếu như nạn nhân được cứu giúp thì hậu quả chết người sẽ không xảy ra vì kết quả khám nghiệm cho thấy nạn nhân chết do ngạt nước, cú đánh của L trong khi hai người đôi co chỉ dẫn đến tình trạng nạn nhân bị rơi xuống nước chứ không gây ra thương tích.

    Còn nếu nói L phạm tội giết người thì mình không đồng ý lắm bởi  L có bảo H vớt nạn nhân lên và không biết về việc Th có vớt hay không. Trong tình trạng sau khi đã uống 8 chai thì việc nhận thức là không còn được tỉnh táo nữa.

    Nói chung thì mình vẫn nghiêng về điểm a khoản 2 điều 102 hơn là điều 93  còn lập luận thì chẳng ra làm sao cả 

    Không biết ý kiến của các bạn thế nào, góp ý cho mình với nhé!


     
    Báo quản trị |  
  • #99581   29/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào #e36c09;">QuyetQuyen945.

    Mình thấy việc L tát H một cái làm H rơi xuống sông thì cái này mình thấy cũng không phải là khó giải thích lắm. bởi lúc này cả hai đều đang ở trên xuồng hay ghe gì đó, khi ở trên thuyền hay trên ghe thì chúng ta phải đứng vững nếu không biết cách giữ thăng bằng việc rơi xuống nước là chuyện bình thường…với lại cả hai đều đã có uống bia trước đó vì vậy việc điều khiển hành vi không được chính xác là điều có thể hiểu được.

    Mình cũng không đồng ý với bạn về việc kết luận L phạm tội cố ý gây thương tích.

    Cuốn sách STTP 2009 gì gì đó thì mình không biết sách gì và chưa đọc bao giờ.

    Bạn có thể phân tích cụ thể hơn được không? vì mình làm bài kiểm tra này rồi và cô giáo thì chưa công bố đáp án nên mình đang khá là băn khoăn trong tình huống này.
    Thanks!
    #dbe5f1;">Đã định đi ngủ nhưng thấy bạn chém bài này nên lại quay lại tranh luận tí xíu :)

     
    Báo quản trị |  
  • #99583   29/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hanghell viết:

    Chào QuyetQuyen945.

    Mình thấy việc L tát H một cái làm H rơi xuống sông thì cái này mình thấy cũng không phải là khó giải thích lắm. bởi lúc này cả hai đều đang ở trên xuồng hay ghe gì đó, khi ở trên thuyền hay trên ghe thì chúng ta phải đứng vững nếu không biết cách giữ thăng bằng việc rơi xuống nước là chuyện bình thường…với lại cả hai đều đã có uống bia trước đó vì vậy việc điều khiển hành vi không được chính xác là điều có thể hiểu được.

    Mình cũng không đồng ý với bạn về việc kết luận L phạm tội cố ý gây thương tích.

    Cuốn sách STTP 2009 gì gì đó thì mình không biết sách gì và chưa đọc bao giờ.

    Bạn có thể phân tích cụ thể hơn được không? vì mình làm bài kiểm tra này rồi và cô giáo thì chưa công bố đáp án nên mình đang khá là băn khoăn trong tình huống này.
    Thanks!




    Hic hic!

    Cái gì mà ở trên xuồng vậy hả HH ?

    Nhưng vụ này cũng có thể lý giải được bởi vụ việc này xảy ra ở Cần Thơ.

    Cuốn STTP là cuốn Sổ tay thẩm phán đó HH ạ, chịu khó đọc đi rồi tự giải thích nhé vì đây là bài tập mà.

    QQ đính kèm cho cuốn STTP mà đọc !
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hanghell (29/04/2011)
  • #99584   29/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    QuyetQuyen945 viết:

    Hic hic!

    Cái gì mà ở trên xuồng vậy hả HH ?

    Nhưng vụ này cũng có thể lý giải được bởi vụ việc này xảy ra ở Cần Thơ.

    Cuốn STTP là cuốn Sổ tay thẩm phán đó HH ạ, chịu khó đọc đi rồi tự giải thích nhé vì đây là bài tập mà.

    QQ đính kèm cho cuốn STTP mà đọc !


     Ực ực ông viết thế này thì tớ chịu thôi à . 99% tình huống trong phòng sinh viên luật đều là bài tập mà ở đây mình không giải thích được bạn lại có ý kiến khác cho nên mình muốn tham khảo ý kiến thôi. 

    Vậy thế để mình tự đi tìm lời giải vậy.

     Chúc ngủ ngon!
     
    Phần mình viết bên trên là để lí giải cho cái câu hỏi : "QQ thấy tình huống hơi vô lý ở chổ:" L dùng tay tát H 1 cái làm H rơi xuống sông" (tát kiểu j mà khiếp thế?)"
    Cập nhật bởi hanghell ngày 29/04/2011 02:19:33 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #99588   29/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    @anh QQ: Em mới đang học hình sự 1 thôi, chưa cho kinh nghiệm trong những vụ như thế này lắm. Em đã đọc cuốn sổ tay thẩm phán. Có phải anh muốn nhắc đến phần này:
    • Thông thường dễ nhầm lẫn giữa giết người (với lỗi cố ý gián tiếp) với cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Do đó, cần xác định rõ người có hành vi phạm tội có thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác hay không:

    Nếu thấy rõ mà vẫn thực hiện thì cần xác định là hành vi giết người. Ví dụ: A và B là hai thợ xây, trong lúc làm việc đã xảy ra cãi nhau, mọi người đã can ngăn nhưng A vẫn chửi B, trong lúc nóng giận B cầm cây cọc tre (dùng để đóng móng nhà) nện một gậy chí tử vào đầu A. A đã chết trên đường đi cấp cứu. Trong trường hợp này, B thực hiện hành vi trong một lúc nóng giận. Nhưng với nhận thức của một người bình thường thì B hoàn toàn có khả năng nhận thức được rằng một cú đánh mạnh của mình có khả năng làm chết người, nhưng y vẫn thực hiện và để mặc hậu quả xảy ra. B đã phạm tội giết người.

    Nếu người có hành vi phạm tội không thấy được hành vi của mình có khả năng làm chết người thì cần xác định đó là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Ví dụ: A và B cãi nhau, A đấm thẳng vào mặt B làm B ngã ngửa ra đằng sau, gáy đập vào một hòn đá nhọn và đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Trong trường hợp này, A chỉ mong muốn làm đau B và không thấy được cú đấm của mình có khả năng làm chết người. A phạm tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người).

    Trường hợp này theo em, L tát H, hành vi này L không thể thấy trước H sẽ chết, nhưng sau khi tát L thấy H rơi xuống sông L không cứu. Việc L không cứu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của H. Em chỉ băn khoan giữa tội giết người và tội không cứu giúp người khác thôi.
    Điểm a Khoản 2 Điều 102:
    Người phạm tội đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho nạn nhân.
     Đây là BT của anh chị nhưng em tò mò không biết sẽ giải quyết ra sao nữa.
    Thân.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #99634   29/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Trong vụ này, tôi  thấy việc phân tích trạng thái tinh thần của L sau cuộc nhậu là cần thiết. Mọi người nhớ lại chi tiết, hai người cùng nhậu hết 8 chai. Sau đó, L đứng dậy về nhà nghỉ và cũng ngay sau đó, H xuống ghe của L để tháo kim xăng (tình huống không đề cập H vẫn tiếp tục uống khi L đứng dậy) dẫn đến xô xát giữa hai người và hậu quả là L chết.

    -L đã cùng H uống bia, vì thế sau cuộc nhậu một điều dễ hiểu là trạng thái tinh thần của L và H lúc đó không còn minh mẫn như bình thường, và điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển hành vi của mỗi người. Cái chết của H không phải là hậu quả mà L muốn xảy ra. Hành vi L tát H không trực tiếp dẫn đến cái chết của H (H chết do ngạt nước chứ không phải chết do bị thương tích trên mặt) do đó cần loại ngay trường hợp cho rằng L phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người (khoản 3 điều 104 BLHS).

    -Và một điều có thể nhận thấy rằng, L không hề muốn tước đoạt tính mạng của H mà chỉ đơn giản bị quá kích động đã ra tay đánh H. Nếu như muốn cướp tính mạng của H, L hoàn toàn có thể dùng chiếc cây đã mang theo sẵn bên mình khi đi tìm H để hành hung, nhưng thực tế L đã không sử dụng tuy rằng hoàn toàn có thể sử dụng, hành vi tát H chỉ để cảnh cáo việc H đã tháo kim xăng. DO đó, quan điểm cho rằng L phạm tội giết người theo điều 93 BLHS cũng không hợp lý.

    -Sau khi đã gián tiếp đẩy H xuống sông, L đã không nghĩ đến hậu quả H có thể chết. Giám định pháp y đã xác định, H chết do ngạt nước chứ không phải do thương tích. Vậy có thể có 2 nguyên nhân để lý giải cho điều này: H không biết bơi hoặc H do H quá say . Và L đã bỏ mặc H trong tình trạng như vậy bỏ lên bờ không quan tâm xem H sống hay chết. Có một điểm chúng ta cũng cần xác định rõ, thời điểm mà H chết.

    TH1: Sau khi lấy dép, L quay lại và sực nhớ đến H. Lúc đó H đã chết hay chưa? Nếu lúc đó, H đã chết do ngạt nước thì L sẽ bị truy cứu về tội vô ý làm chết người. CÒn Th, dù có điều kiện để cứu H hay không cũng không bị truy cứu TNHS bởi hậu quả chết người đã xảy ra dù Th có thực hiện hành vi xuống sông cứu H hay là không !

    TH2: Sau khi lấy dép, L quay lại và sực nhớ đến H. Lúc đó H vẫn chưa chết (Việc này cần phải tiến hành điều tra một cách cẩn trọng). Lúc này L đã say xỉn giống như H cho nên có thể không có khả năng để cứu H, nhưng thực tế L đã bỏ mặc sau khi ủy thác việc vớt H cho Th mà không quan tâm Th có thực hiện việc đó hay không, do đó, nếu H chết L bị truy cứu về tội cố ý không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm (điểm a khoản 2 điều 102 BLHS) bởi đã không làm hết sức mình trong điều kiện cho phép (hô hoán dân làng, chèo thuyền ra tìm H). Còn với Th, cần xem xét Th có đủ điều kiện để cứu H hay không để xem xét việc truy cứu TNHS !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hanghell (29/04/2011) kajnodo92 (29/04/2011)
  • #99711   29/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Im_lawyerx0 viết:

    - L đã cùng H uống bia, vì thế sau cuộc nhậu một điều dễ hiểu là trạng thái tinh thần của L và H lúc đó không còn minh mẫn như bình thường, và điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển hành vi của mỗi người. Cái chết của H không phải là hậu quả mà L muốn xảy ra. Hành vi L tát H không trực tiếp dẫn đến cái chết của H (H chết do ngạt nước chứ không phải chết do bị thương tích trên mặt) do đó cần loại ngay trường hợp cho rằng L phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người (khoản 3 điều 104 BLHS).

    - Và một điều có thể nhận thấy rằng, L không hề muốn tước đoạt tính mạng của H mà chỉ đơn giản bị quá kích động đã ra tay đánh H. Nếu như muốn cướp tính mạng của H, L hoàn toàn có thể dùng chiếc cây đã mang theo sẵn bên mình khi đi tìm H để hành hung, nhưng thực tế L đã không sử dụng tuy rằng hoàn toàn có thể sử dụng, hành vi tát H chỉ để cảnh cáo việc H đã tháo kim xăng. Do đó, quan điểm cho rằng L phạm tội giết người theo điều 93 BLHS cũng không hợp lý.


    Chào Im_lawyerx0!

    Đồng ý là trong tình huống này, hành vi của L không thể cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" hay "Giết người" được. Nhưng lập luận trên của bạn chưa thật sự đầy đủ.

    Quan điểm của tôi về việc loại trừ cấu thành hai tội trên như sau:

    1/ Về tội giết người:

    Hành vi khách quan là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người trong cấu thành tội "giết người" phải là những hành vi có mối quan hệ biện chứng với hậu quả. Tức là tự bản thân hành vi đó đã mang trong nó mầm mống sinh ra hậu quả chết người và trong những điều kiện nhất định thì hậu quả chết người là tất yếu chứ không thể khác được.

    Ở đây ta thấy cái chết của H không phải do một nguyên nhân gây ra mà là do hai nguyên nhân. Trong đó cái tát của L làm H ngã xuống nước là nguyên nhân gián tiếp và thứ yếu, nó chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời cá biệt không ổn định của hậu quả. Còn việc bị ngạt nước làm H tử vong là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu, nó quyết định những đặc trưng tất yếu của hậu quả, nếu không có nó thì hậu quả chết người không thể xảy ra. Vì vậy mà L không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả chết người với tính chất là một hành vi giết người.

    Mặt khác, đối với tội giết người, người phạm tội phải vì một động cớ nào đó mà thực hiện hành vi với mục đích tước đoạt tính mạng của người khác. Ở đây ta thấy mục đích này không hề xuất hiện, không có sự hình thành ý thức tước đoạt tính mạng ở trong L. Bởi lẽ, ý thức giết người của người phạm tội chỉ có thể được biểu hiện dưới một trong 3 dạng:

    - Thứ nhất là người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu sẽ xảy ra và mong muốn cho nó xảy ra.

    - Thứ hai là người phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, mặc dù rất mong muốn nó xảy ra, nhưng họ lại không tin một cách chắc chắn rằng hành vi của mình sẽ nhất định gây ra hậu quả chết người.

    - Thứ ba là người phạm tội chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy họ không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Như vậy, dạng biểu hiện thứ nhất và thứ hai không hề hình thành trong ý thức của L, bởi L không hề mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.

    Còn ở dạng thứ 3, nếu giả sử cho rằng L thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra là không chính xác. Bởi chỉ với một cái tát thì bản thân nó không hề chứa đựng mầm mống tất yếu gây ra một cái chết. Vì thế pháp luật cũng không bắt buộc L phải thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra từ cái tát của mình. Và thực tế cái chết của H không phải là hậu quả phát sinh từ nguyên nhân trực tiếp là cái tát của L.

    Nói tóm lại, nếu việc H bị rơi xuống nước nằm trong ý thức chủ quan của L, tức là L cố tình xô đẩy hoặc ném H xuống nước thì hành vi của L mới là hành vi giết người, kể cả trường hợp L biết rõ là H biết bơi, có đủ sức khỏe để có thể tự cứu mình.

    2/ Về tội cố ý gây thương tích:

    Việc L tát H là hành vi cố ý. L buộc phải nhận thức được hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của H, nhưng lại mong muốn hoặc để mặc cho hâu quả xảy ra.

    Tuy nhiên hậu quả này không xảy ra mà lại xuất hiện một hậu quả khác là chết người; hoặc có thể đã xảy ra thương tích, tổn hại sức khỏe nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết.

    Chỉ được coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp người phạm tội chỉ thực hiện hành vi cố ý gây thương tích chứ không có ý muốn tước đoạt tính mạng của nạn nhân, nhưng không may nạn nhân bị chết. Đồng thời, thương tích mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân chính là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến cái chết của nạn nhân.

    Như vậy, L chỉ có thể phạm vào một trong hai tội như bạn đã nêu ở trên.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 29/04/2011 01:01:13 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (29/04/2011) QuyetQuyen945 (29/04/2011) hanghell (29/04/2011) kajnodo92 (29/04/2011)
  • #99735   29/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    BachThanhDC viết:

    1/ Về tội giết người:
    ....................................................................................
    Mặt khác, đối với tội giết người, người phạm tội phải vì một động cớ nào đó mà thực hiện hành vi với mục đích tước đoạt tính mạng của người khác. Ở đây ta thấy mục đích này không hề xuất hiện, không có sự hình thành ý thức tước đoạt tính mạng ở trong L. Bởi lẽ, ý thức giết người của người phạm tội chỉ có thể được biểu hiện dưới một trong 3 dạng:

    - Thứ nhất là người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu sẽ xảy ra và mong muốn cho nó xảy ra.

    - Thứ hai là người phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, mặc dù rất mong muốn nó xảy ra, nhưng họ lại không tin một cách chắc chắn rằng hành vi của mình sẽ nhất định gây ra hậu quả chết người.

    - Thứ ba là người phạm tội chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy họ không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.


    Chào anh BachThanhDC !
    Những phân tích trong các bài viết của anh rất logic và chặt chẽ, và không thể phủ nhận được tác dụng của nó trong việc giúp tôi mở rộng được phạm vi kiến thức của mình tuy rằng trong một số lĩnh vực tôi chỉ như một người khách qua đường.

    Tôi chỉ xin phép đuợc diễn giải rõ hơn những căn cứ pháp lý để anh đưa ra 3 dạng biểu hiện của ý thức giết người xuất hiện trong đầu của tội phạm. Theo tôi thấy, trong phần trình bày trên của anh đã lẫn vào đó một dạng của tội vô ý làm chết người. Chúng ta đều biết, trong pháp luật hình sự thì yếu tố mặt chủ quan - một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm chính là lỗi. Và lỗi được chia ra làm 2 dạng là lỗi cố ýlỗi vô ý. Trong lỗi cố ý, tiếp tục được chia thành 2 dang nhỏ hơn của nó là cố ý trực tiếp (khoản 1, ĐIều 9, BLHS 1999) và cố ý gián tiếp (khoản 2, ĐIều 9, BLHS 1999):
    BLHS 1999 viết:
    Điều 9. Cố ý phạm tội
    Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
    1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
    2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Trong lỗi vô ý, đến lượt nó tiếp tục được chia thành 2 dạng nhỏ hơn là vô ý vì quá tự tin (khoản 1, ĐIều 10, BLHS 1999) và vô ý do cẩu thả (khoản 2, ĐIều 10, BLHS 1999):
    BLHS 1999 viết:
    Điều 10. Vô ý phạm tội
    Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
    1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
    2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó
    .


    Từ những căn cứ pháp lý trên, có thể dễ dàng nhận thấy dạng biểu hiện thứ nhất thứ hai mà anh để cập đến lần lượt chính là hai loại lỗi cố ý trực tiếp lỗi cố ý gián tiếp mà luật đã quy định. Hai loại lỗi này hoàn toàn phù hợp với tội giết người theo ĐIều 93, BLHS 1999. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, dạng biểu hiện lỗi thứ hai anh đã đề cập thực ra chính là dạng lỗi vô ý mà luật đã quy định, bởi tội phạm nghĩ gì trong đầu chúng ta không cần quan tâm đến không cần quan tâm đến mà chỉ cần biết rằng khi thực hiện hành vi phạm tội đó, họ buộc phải hiểu hậu quả hoàn toàn có thể đuợc thấy trước nếu đặt một người vào trong tình trạng đó, đây chính là lỗi vô ý do cẩu thả, một trong những yếu tố để cấu thành nên tội vô ý làm chết người . Do đó, sẽ là phù hợp hơn khi anh phân tích thêm tội vô ý làm chết ngườichuyển dạng biểu hiện thứ hai anh đã đề cập vào mục đó, cùng vào đó thêm dạng biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin.

    Mong được trao đổi với anh nhiều hơn nữa !



    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (29/04/2011)
  • #99801   29/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Nếu đọc kỹ thêm một tý, bạn sẽ thấy dạng thứ hai không phải là lỗi vô ý. Cũng có thể do tôi diễn đạt chưa đầy đủ làm cho bạn khó hiểu.

    Bởi vô ý là khi người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được; hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

    Điều đó có nghĩa là dù trong trường hợp nào, có thấy trước hay không thấy trước thì người có lỗi vô ý cũng không hề mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

    Còn dạng thứ hai ở trên là người phạm tội nhận thức được hậu quả có thể xảy ra. Họ mong muốn cho hậu quả đó xảy ra và họ cố ý thực hiện hành vi để đạt được mong muốn đó. Chỉ có điều họ không chức chắn hành vi của mình nhất định sẽ gây ra hạu quả đó.

    Ví dụ cho trường hợp này có thể là A muốn giết B nên đã cho thuốc độc vào cốc nước mà B hay sử dụng. Nhưng A không chắc chắn B có uống cốc nước đó không và nếu có uống thì lượng thuốc độc có đủ để giết B hay không.

    Chúc bạn có kỳ nghỉ lễ vui vẻ!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #99826   29/04/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    chào các bạn. Trong tình huống này mình có quan điểm như sau: mình cho rằng đây là tội giết người(Đ 93BLHS) vì: L tát H 1 cái làm H rơi xuống sông. Kết luận giám định thì H bị chết do ngạt nước . Vậy nguyên nhân chính gây ra cái chết của H là do L làm H rơi xuống sông. Trong đề bài có nói  L bỏ lên bờ lấy dép thay vì xuống cứu H hoặc gọi mọi người đến giúp đỡ. Vậy L đã bỏ mặc cho H ở dưới sông.Ở dưới sông với nhận thức của 1 người bình thường thì đều biết rằng hậu quả dẫn đến chết là hoàn toàn có khả năng.Hành vi của L đã bỏ mặc cho hậu quả có thể xảy ra và thật sự đã xảy ra=>H đã chết.
    Do đó mình kết luận rằng L phạm tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp.            

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |