Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn được hưởng ÁN TREO

Chủ đề   RSS   
  • #394606 31/07/2015

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn được hưởng ÁN TREO

    Hôm nay đọc báo nghe lùm xùm cái vụ Nguyên Bí thư huyện ủy một huyện ở tỉnh Cao Bằng lái xe ô tô lấn trái để tránh chướng ngại vật thì gây tai nạn làm chết 3 người. Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng tuyên phạt 03 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm.

    Có hợp lý không???????????????

      

    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    ...

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. ....

    Hướng dẫn điều này, Nghị quyết số 02/2003/Q-HĐTP quy định:

    4. Về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự

    4.1. ....

    4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    Mà khoản 3 điều 202 thì như đã trích dẫn ở trên, mức phạt tù từ 7-15 năm.

    Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ (chắc là không có tình tiết tăng nặng) như: "Tại phiên xử, xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với nước; bản thân trong quá trình công tác từng có nhiều thành tích; gia đình bị hại làm đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bồi thường hơn 900 triệu đồng...". 

    Nhưng với nhiều những tình tiết giảm nhẹ đó, liệu có áp dụng cho hưởng án treo không?

    Đối chiếu với hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì:

    Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

    ..........

     

    Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: "tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù". 

    Như vậy, xét về tính chất của vụ án theo khung hình phạt thì dù "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng", nhưng khung hình phạt điều luật ấy không quá 15 năm tù thì vẫn có thể áp dụng án treo. Tuy nhiên, Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn tiếp:

    Điều 2....

    3. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

    ...

    b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ

     Từ chỗ, khung hình phạt từ 7-15 năm (khoản 3 điều 202 BLHS), áp dụng Điều 47 để xử tụt khung, xuống khung 2 điều 202 với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù. Đọc điểm b, khoản 3, điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của BLHS thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ. Ý của Hội đồng thẩm phán quy định này có phải là "không nên" xử án treo khi đã áp dụng khung hình phạt thấp hơn liền kề? Và nếu vừa áp dụng điều 47 lại áp dụng thêm điều 60 có phải là "quá khoan hồng" hay không, khi hậu quả của nó mang tính chất "đặc biệt nghiêm trọng"?!

    Về nguyên tắc, Thẩm phán và Hội thẩm nhân nhân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nhà báo và nhiều người ngoài không được tiếp cận hồ sơ, do đó những lời đàm tán chỉ mang tính chất tham khảo. Nhưng một bản án ban hành ra để lại rất nhiều ý kiến từ dư luận "thế này, thế khác, có cái gì đó,..." thì khó để mang đến sự hài lòng trong quần chúng nhân dân. Một phần cũng có hướng dẫn không rõ ràng từ điểm b, khoản 3, điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP nên dẫn đến việc áp dụng án treo khá mù mờ. Và khi những người đã và đang bị truy tố về tội này, đọc thông tin bản án này chắc họ không khỏi thắc mắc, lắc đầu, tự hỏi vì sao ở chỗ mình hoặc trường hợp của mình cũng tương tự cả về nhiều tình tiết giảm nhẹ, không tình tiết tăng nặng, làm chết 1 người sao vẫn bị áp dụng hình phạt tù không dưới 1 năm. 

    0917 313 339

     
    16585 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    TRUTH (31/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394612   31/07/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     Bác ấy lỡ tay đánh lái nhẹ thôi mà hết 03 người tử vong. Không biết nhẹ cỡ nào mà dẫn đến người ta tử vong, giờ lại còn hưởng 3 năm nữa chứ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (31/07/2015)
  • #394621   31/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Cái này xử theo tình chứ có theo lý đâu nhỉ?

    Trong khi vụ tịch thu trà đá miễn phí cho người nghèo thì lại bảo là theo quy định.

    >>> Luật pháp cũng cần có lý có tình

     
    Báo quản trị |  
  • #394625   31/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    chỗ làm chết 3 người trở lên, vậy 3 người có nằm trong đó không nhỉ? 

    Câu hỏi hơi ngu xíu ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #394650   31/07/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    trunghieu6592 viết:

    chỗ làm chết 3 người trở lên, vậy 3 người có nằm trong đó không nhỉ? 

    Câu hỏi hơi ngu xíu ạ

    Mình nghĩ là trong đó luôn bạn 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #394630   31/07/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP có quy định:
    "Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;
    ..."
     
    Phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mà vẫn được hưởng án treo thì quả là..."có mùi".
     
    P/s: bồi thường 900 triệu rồi thì ngại gì 
     
    Báo quản trị |  
  • #394649   31/07/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    khoathads viết:

    Phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mà vẫn được hưởng án treo thì quả là..."có mùi".
     
    P/s: bồi thường 900 triệu rồi thì ngại gì 

    Chỉ là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thôi chứ không phải phạm tội đặc biệt nghiêm trọng bác ạ. Nên xử vậy mà không sai :(

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #395374   06/08/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


     

    khoathads viết:

     

    Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP có quy định:
    "Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;
    ..."
     
    Phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mà vẫn được hưởng án treo thì quả là..."có mùi".
     
    P/s: bồi thường 900 triệu rồi thì ngại gì 

     

     

    Mùi gì vậy bác =))) em chả ngửi thấy gì cả :/

     
    Báo quản trị |  
  • #394688   01/08/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    theo mình nghĩ. Nếu chính xác thì phải là "từ 3 người trở lên" thì nó chính xác. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #394726   01/08/2015

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Theo hướng dẫn tại  Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP (được bổ sung bởi Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì khi giải quyết vụ án Tòa án (áp dụng Điều 60 Bộ luật Hình sự) Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: 

    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự; 
    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật. 

    Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau: 

    b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

     b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm; 

    b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm; 
    b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích; 

    b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm; 
    b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm; 

    b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng; 
    b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng; 

    b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm; 
    b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng; 

    b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính; 

    c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng; 

    d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. 

    Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”; 

    đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng. 

    2. Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
    a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; 

    b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

    c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

    d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan  điều tra truy nã. 

    Như vậy, đối chiếu theo quy định nêu trên thì việc Bí thư huyện ủy gây tai nạn giao thông làm chết 3 người (hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) vẫn đủ điều kiện để hưởng án treo, theo tôi việc cho Bí thư huyện ủy này được hưởng án treo là hoàn toàn hợp lý bởi các lý do sau:

    -         Lỗi của Người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sư là Lỗi vô ý.

    -         Bị xử phạt 3 năm tù về tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự; 

    -         Được gia đình Người bị hại có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự

    -         Đủ điều kiện được hưởng án treo và không thuộc trường hợp không được cho hưởng án treo

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuthuc vì bài viết hữu ích
    hoaan9496 (06/08/2015)
  • #394727   01/08/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Hình như mọi người ở đây xác định sai TỘi Danh thì phải?

    Chương III

    TỘI PHẠM

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

     1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

    2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

       ****Gây hậu quả Nghiêm trọng khác Phạm tội nghiêm trọng?

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #394739   01/08/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Hợp lý vì không trái luật và hợp tình vì đã khắc phục hậu quả, được gia đình bị hại xin giảm án.

     
    Báo quản trị |  
  • #395349   06/08/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Nhân vụ này xin bàn mấy vấn đề nhỏ:

    1. Tình tiết giảm nhẹ:

    Về tình tiết giảm nhẹ đáng ra chỉ nên xem xét về các yếu tố trong phạm vi làm sáng tỏ vụ án, khắc phục hậu quả và chấp hành hình phạt.

    Gia đình có công - người thân của bị cáo có công chứ không phải bị cáo. Bị cáo và gia đình cũng đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước vì điều này.

    Thành tích trong công tác - thành tích này đã được Nhà nước khen thưởng bằng hiện vật, tài sản và nhiều hình thức khác (trong đó có việc thăng chức)

    Hưởng hai tình tiết này hóa ra ưu đãi lặp lại. Ngay cả thời phong kiến cũng biết là miễn tử kim bài chỉ dùng 1 lần thôi đấy.

    2. Mức hình phạt nặng hay nhẹ !?

    Nặng hay nhẹ thì cũng có nhiều ý kiến, đa số đều đồng ý với quan điểm tòa đã xử trong giới hạn cho phép của luật.

    Nhưng tại sao lại có nhiều ý kiến phản đối mức án này ?

    Khi thực thi công lý thì 1 nguyên tắc phải đảm bảo đó là nguyên tắc stare decisis - các vụ việc giống nhau thì phải xử giống nhau.

    Việt Nam có nhiều vụ án về tai nạn giao thông với hậu quả nhẹ hơn nhiều, nhưng bị cáo bị xử tù giam với thời gian dài hơn nhiều. Vậy mà mức án cho bị cáo ở vụ này vừa nhẹ lại được hưởng án treo.

    Công lý đã không được đảm bảo trong trường hợp này, hoặc ở các vụ việc trước đó.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    hoaan9496 (06/08/2015)
  • #395393   06/08/2015

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào các bạn!

    Mình nghĩ mai mốt Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao tổng kết án và làm án lệ. Thì nên đưa vụ án này làm mẫu. Sau này đỡ cho Hội đồng xét xử, Luật sư...khỏi bị dư luận ồn ào...

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #395394   06/08/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Nếu nói án dân sự xử sao cũng được thì trong hình sự, án giao thông là cái án dễ bị "linh động" nhất vì nó phụ thuộc vào:

    - Mức độ phản ứng của gia đình nạn nhân (cố gắng bồi thường để có đơn xin bãi nại) chứ gia đình họ làm căng là mệt.

    - Biên bản hiện trường của CSGT (chỉ cần xê dịch hiện trường một chút là kết quả xử khác một trời một vực).

    - Lỗi của nạn nhân có hay không (nếu có lỗi của nạn nhân thì sẽ được giảm đáng kể thậm chí án rất nhẹ nếu lỗi nạn nhân là lỗi chủ yếu)

    Vì vậy 15 năm tù giam hay 3 năm tù treo chỉ là ranh giới mong manh thôi. Mình đã từng thấy án giao thông (làm chết 1 người) từ 18 tháng treo ở sơ thẩm do bị gia đình nạn nhân và báo chí phản ứng quá trở thành 3 năm tù giam ở phúc thẩm. Đó là khi bị cáo là dân thường. Còn với quan thì án giao thông bị tuyên như trên ở sơ thẩm có gì đâu mà lạ, phải không Khánh Chinh? 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #395498   07/08/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em có quyển tài liệu rút kinh nghiệm công tác xét xử của TATC đối với cụm 14 tỉnh đồng bằng trung du bắc bộ. Trong đó nhắc đến vụ Phạm Văn Tuyến ở Thái Bình.

    Vụ này đại loại bị cáo tránh xe ngược chiều làm 2 người chết, lỗi ở bị hại chứ không ở bị cáo. Tòa sơ thẩm xử 2 năm tù treo, phúc thẩm sửa thành 2 năm giam, xong bị tòa tối cao phê bình =))

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |