Những tình huống về luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #98185 24/04/2011

    blackboy_123go

    Sơ sinh

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:24/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Những tình huống về luật hình sự

    Xin chào anh chị!
        
     emoticon Anh chị cho em hỏi một tình huống..:emoticon 
        
    A mượn xe của bố mình để đi học, sau đó bán lại cho B. Hỏi hành vi của A có đúng quy định của pháp luật không? bố của A có thể lấy lại được chiếc xe không, lấy bằng cách nào? emoticon  
                   
    Xin cảm ơn anh chị..!emoticon
     
    8528 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #98398   25/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Hợp đồng mua bán giữa A và B sẽ bị tuyên vô hiệu, đơn giản  vì A không phải là chủ sở hữu của chiếc xe máy đó. Bố của có thể đến thương lượng với B, nếu không xong thì khởi kiện ra Tòa để đòi lại tài sản bằng việc yêu cầu Tòa tuyên bố hợp đồng mua bán giữa A và B vô hiệu. Phía A sẽ phải trả lại cho B số tiền đã nhận !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 25/04/2011 09:28:21 SA

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98408   25/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    Về góc độ dân sự thì ông bố của A có thể vận dụng điều luật sau để đòi lại tài sản của mình.


    Điều 258.
    Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình 

    Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

    Muốn đòi được thì bố A và B có thể thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Về góc độ hình sự thì phải xem xét hành vi của A và A có thể phạm tội ( chỉ dừng ở góc độ lý thuyết).


    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.


    thân!


     
    Báo quản trị |