NHỮNG QUY ĐỊNH QUAN TRỌNG NGƯỜI LAO ĐỘNG ÍT BIẾT

Chủ đề   RSS   
  • #389441 25/06/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG QUY ĐỊNH QUAN TRỌNG NGƯỜI LAO ĐỘNG ÍT BIẾT

    Bộ luật Lao động 2012 đã có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 và là một trong những Luật gần gũi với số đông người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định của Luật được ít người biết tới.

    quy định người lao động ít biết

    quy định người lao động ít biết về thử việc

    quy định người lao động ít biết về chấm dứt hợp đồng

    quy định người lao động ít biết về kỹ luật lao động

    quy định người lao động ít biết về lao động nữ

    quy định người lao động ít biết về lao động chưa thành niên

    quy định người lao động ít biết về lao động cao tuổi

    quy định người lao động ít biết về người giúp việc

    Cập nhật bởi honhu ngày 26/06/2015 02:02:52 CH
     
    21210 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    hana2014 (03/07/2015) NgoThuyKhanh (26/06/2015) Thanhngan1996 (26/06/2015) trandung030319951 (26/06/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #389629   26/06/2015

    thepostman_hatinh_hlu
    thepostman_hatinh_hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Gửi tác giả:

    Tôi có thêm một số ý kiến như thế này, nhìn chung sơ đồ tổng hợp trên khá đầy đủ nhưng chưa bao quát hết vấn đề:

    * Thứ nhất: Ở phần Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn thiếu một số trường hợp như:

    - "Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ"

    Thực tế có rất nhiều người lao động không hiểu hết được thế nào là "có hoàn cảnh khó khăn...HĐLĐ"

    - "Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước"

    - "Bị tai nạn ốm đau đã điều trị 90 ngày liên tục", còn nói dài ngày thì chung chung quá

    Và trong K1, Điều 37 BLLĐ 2012 có một trường hợp đặc biệt nhất đó là Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định y tế, đây là trường hợp duy nhất không phải tuân theo thời hạn báo trước trước khi nghỉ mà chỉ cần cung cấp được bằng chứng về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé (chỉ định y tế hợp lệ)


    * Thứ hai: thời hạn báo trước là thời gian làm việc hay thời gian gồm cả ngày nghỉ?

    Riêng vấn đề này trước khi BLLĐ 2012 đã có rất nhiều đại biểu yêu cầu Bộ LĐ-TB và XH cùng Chính phủ quy định  rõ, nhưng đến ngay cả Nghị định số 05/2015/NĐ-CP vừa rồi đã bỏ ngỏ thời gian báo trước này.

    Thực tế có nhiều doanh nghiệp quy định thời hạn báo trước khi đơn phương nghỉ là 30 ngày làm việc (HĐLĐ có thời hạn) và 45 ngày làm việc (HĐLĐ không thời hạn). Nếu quy định như vậy thì số ngày báo trước đã vô tình được cộng thêm các ngày nghỉ nữa, nhiều khi lên 34 ngày hoặc 49 ngày (nếu trùng vào dịp nghỉ lễ thì còn dài thêm). Đó là chưa nói, ở các Khu công nghiệp ngày nghỉ hằng tuần của khối văn phòng và khối sản xuất là khác nhau.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #389637   26/06/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Chào bạn thepostman_hatinh_hlu, liên quan đến thời hạn báo trước, BLLĐ có phân biệt ngày làm việc và ngày (bao gồm cả ngày nghỉ ):

    Ví dụ: khoản 2 điều 37:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; 

    Do vậy có thể hiểu nếu luật dùng cụm từ là "ngày làm việc" thì sẽ hiểu là đúng số ngày làm việc, nếu luật chỉ dùng cụm từ "ngày" thì sẽ hiểu là ngày (bao gồm cả ngày làm việc và ngày nghỉ).

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    Target_locked (10/10/2015)
  • #389682   26/06/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Không hiểu có nhiều chị em hưởng quyền lợi 30 phút này không nhỉ ? Ở cty tôi có quy định cho nghỉ, mà thực tế thì hình như không thấy có chị em nào hưởng

    Một số anh em thì muốn được hưởng mà không được, bất công quá :-P

     

     
    Báo quản trị |  
  • #390158   01/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    ntdieu viết:

    Không hiểu có nhiều chị em hưởng quyền lợi 30 phút này không nhỉ ? Ở cty tôi có quy định cho nghỉ, mà thực tế thì hình như không thấy có chị em nào hưởng

    Một số anh em thì muốn được hưởng mà không được, bất công quá :-P

     

    Thực tế là nhiều chị em ngại vấn đề này, nên mới không nghĩ như bạn nói đó bạn ntdieu, với mình thấy thực ra chị em phụ nữ thiệt thòi hơn đàn ông mà, nên cho họ quyền lợi này cũng xứng đáng chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #389708   27/06/2015

    thepostman_hatinh_hlu
    thepostman_hatinh_hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn NgoThuyKhanh

    điểm a, Khoản 2, Điều 37 chỉ nói là "...3 ngày làm việc" đối với các trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1. Chúng ta thống nhất khoản này luật quy định rất rõ.

    Tuy nhiên, không thể lấy tinh thần "ngày làm việc" ở điểm a, khoản 2 Điều 37 để điều chỉnh điểm b khoản 2, Điều 37 và khoản 3 Điều 37 được.
    Không phải nhà làm luật tiết kiệm từ "ngày làm việc" mà thật ra luật đã để lại cho người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau, và tất nhiên, người sử dụng lao động sẽ quy định nó thành 30 ngày làm việc hoặc 45 ngày làm việc vào Nội quy lao động của mình.

    Đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định rõ vấn đề này, do đó cũng có nhiều doanh nghiệp chọn thời hạn báo trước là 30 ngày hoặc 45 ngày (đã bao gồm ngày nghỉ) => có lợi cho người lao động. 

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #389710   27/06/2015

    thepostman_hatinh_hlu
    thepostman_hatinh_hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn ntdieu

    Tất nhiên là các DN có nhiều lao động nữ đều quy định như thế, nhất là các ngành nghề như may mặc, thủy sản...
    Nhưng mà chẳng bao giờ thấy LĐ nữ nghỉ (cá biệt có LĐ nữ khối văn phòng vẫn cho nghỉ thời gian này). DN mà quản đốc là nam thì làm sao mà kiểm tra được có phải họ trong thời gian hành kinh hay không =)))
    Luật quy định cho phù hợp với thông lệ quốc tế thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #390151   01/07/2015

    Nhancdbhxh
    Nhancdbhxh

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn tôi đi hợp tác lao động tại Cộng hòa Sec từ 7/1982 đến 10/1988 (trước khi đi là lao động phổ thông). Sau khi về nước hợp pháp, bạn tôi không nhận tiền trợ cấp thôi việc theo Thông tư 12/TT-LB ngày 03/8/1992 và Thông tư 24/LB-TT ngày 19/9/1994 của Liên bộ LĐTBXH và Tài chính. Có đầy đủ giấy tờ chúng minh việc được đưa đi HTLD, việc trở về nước hợp pháp và việc chưa nhận tiền trợ cấp một lần. Hiện nay bạn tôi đi làm tại một công ty và có tham gia BHXH bắt buộc. Bạn tôi đề nghị cơ quan BHXH tính cộng nối thời gian đi lao động hợp tác ở nước ngoài với thời gian tham gia BHXH sau này, nhưng cơ quan BHXH không chấp nhận. Xin Luật sư tư vấn giúp vấn đề này. (có gửi kèm hồ sơ liên quan).

     
    Báo quản trị |