Nhà nào phải bồi thường ?

Chủ đề   RSS   
  • #95826 17/04/2011

    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Nhà nào phải bồi thường ?

    Các anh chị ơi, nay em thấy 4rum này hay quá em muốn hỏi thêm 1 tình huống có thật ở quê em nữa mong anh chị giải đáp giùm.

    Chuyện là thế này:

    Con trâu đực nhà A thấy con trâu cái nhà B đang đi trên bờ ruộng liền phóng theo, trâu nhà B thấy thế liền bỏ chạy, sau đó cả 2 con đã dẫm nát ruộng lúa của nhà B.

    Nhà B đã bắt nhà A đền một nữa số lúa bị hư.
    Các anh chị cho em hỏi nhà B làm thế có đúng không? nhà A có phải đền lúa cho nhà B không?

    cảm ơn mấy anh mấy chị nhiều

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    6641 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #95849   18/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    -Theo khoản 4, ĐIều 625, BLDS 2005 quy định

    "Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

    4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."

    -Trong trường hợp này, cả A và B đều không cố ý khi để trâu làm nát lúa ruộng nhà B. Do vậy, A và B sẽ phải chịu thiệt hại theo phần lúa bị trâu nhà mình bị phá hỏng. Do không thể xác định, mỗi con phá bao nhiêu lúa, vì vậy sẽ là hợp lý khi A và B mỗi người chịu một nửa thiệt. Nhà B bắt A đền một nửa số lúa bị hư hoàn toàn có cơ sở.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95859   18/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Có lẽ mọi người sẽ đều nghiên về phía mạnh, hợp lý hơn khi bảo vệ quyền lợi của B.
     Nhưng nếu là người bảo vệ quyền lợi cho A tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

      Trong trường hợp này vì con trâu đực quá khích khi nhìn thấy con trâu cái mà bức dây thừng đã cột chắc chắn bởi A => A không có lỗi, mà sự việc xảy ra là do chính con trâu cái đã đi ngang qua trên bờ ruộng nên mới thấy và bức dây đi theo và hậu quả là đẫm nát đám lúa của B.

     Trong tình trạng trên, tức là A đã đảm bảo bảo quản tốt gia súc của mình (cột chắc chắn trâu đực của mình lại rồi) Nên A không có lỗi trong trường hợp này.
     Nên A không phải bồi thường.
     
     Giả định thứ hai, mặt dù những ngày bình thường trâu đực của A không cần buộc chắc chắn, nhưng nó vẫn ăn cỏ trên bờ đất chẳng hạn, không hề xuống ăn lúa, hay đẫm lúa, bỗng một hôm đẹp trời đã xuất hiện một con trâu cái của nhà B đi trên bờ ruộng, nó bỗng dưng đuổi theo và hậu quả như đã nêu, thì trong trường hợp này, lỗi vẫn không thuộc về A. Vì có trâu cái của B nên trâu đực của A mới hành động như vậy. chứ mọi ngày bình thường không có trâu cái kia đi qua, thì không có sự việc gì xảy ra.
     Nên A cũng không có lỗi trong trường hợp này. Và không phải bồi thường cho B.

    Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #95867   18/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    khacduy25 viết:
     Có lẽ mọi người sẽ đều nghiên về phía mạnh, hợp lý hơn khi bảo vệ quyền lợi của B.
     Nhưng nếu là người bảo vệ quyền lợi cho A tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

      Trong trường hợp này vì con trâu đực quá khích khi nhìn thấy con trâu cái mà bức dây thừng đã cột chắc chắn bởi A => A không có lỗi, mà sự việc xảy ra là do chính con trâu cái đã đi ngang qua trên bờ ruộng nên mới thấy và bức dây đi theo và hậu quả là đẫm nát đám lúa của B.

     Trong tình trạng trên, tức là A đã đảm bảo bảo quản tốt gia súc của mình (cột chắc chắn trâu đực của mình lại rồi) Nên A không có lỗi trong trường hợp này.
     Nên A không phải bồi thường.
     
     Giả định thứ hai, mặt dù những ngày bình thường trâu đực của A không cần buộc chắc chắn, nhưng nó vẫn ăn cỏ trên bờ đất chẳng hạn, không hề xuống ăn lúa, hay đẫm lúa, bỗng một hôm đẹp trời đã xuất hiện một con trâu cái của nhà B đi trên bờ ruộng, nó bỗng dưng đuổi theo và hậu quả như đã nêu, thì trong trường hợp này, lỗi vẫn không thuộc về A. Vì có trâu cái của B nên trâu đực của A mới hành động như vậy. chứ mọi ngày bình thường không có trâu cái kia đi qua, thì không có sự việc gì xảy ra.
     Nên A cũng không có lỗi trong trường hợp này. Và không phải bồi thường cho B.

    Thân ái!

    A là nông dân, gắn bó với con trâu không phải thời gian ngắn. Tập tính của trâu A phải tự hiểu, để bảo quản tốt cũng như đảm bảo những sự việc không mong muốn có thể xảy ra. Nếu Tòa công nhận việc này A không có lỗi bất cẩn tuy rằng không mong muốn hậu quả xảy ra, thì liệu rằng có đảm bảo rằng: theo cách cột trâu mà A cho là chắc chắn như vậy, đến một lúc nào đó, con trâu nổi điên lên thì có lẽ không còn là một ít lúa mà có thể là thiệt hại về tính mạng con người, là tài sản. Vậy phía nguyên đơn yêu cầu Tòa buộc phía bị đơn phải bồi thường cho phía nguyên đơn một nửa thiệt hại.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95939   18/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Im_lawyerx0 viết:

    A là nông dân, gắn bó với con trâu không phải thời gian ngắn. Tập tính của trâu A phải tự hiểu, để bảo quản tốt cũng như đảm bảo những sự việc không mong muốn có thể xảy ra. Nếu Tòa công nhận việc này A không có lỗi bất cẩn tuy rằng không mong muốn hậu quả xảy ra, thì liệu rằng có đảm bảo rằng: theo cách cột trâu mà A cho là chắc chắn như vậy, đến một lúc nào đó, con trâu nổi điên lên thì có lẽ không còn là một ít lúa mà có thể là thiệt hại về tính mạng con người, là tài sản. Vậy phía nguyên đơn yêu cầu Tòa buộc phía bị đơn phải bồi thường cho phía nguyên đơn một nửa thiệt hại.


     Thân chào bạn!
     Thông thường thì khi nuôi trâu A biết được trâu mình có tật như thế nào nó ngoan hay không? nó có hung dữ không?
     Và như giả định của tôi ở trên,
     Giả định thứ hai, mặt dù những ngày bình thường trâu đực của A không cần buộc chắc chắn, nhưng nó vẫn ăn cỏ trên bờ đất chẳng hạn, không hề xuống ăn lúa, hay đẫm lúa, bỗng một hôm đẹp trời đã xuất hiện một con trâu cái của nhà B đi trên bờ ruộng, nó bỗng dưng đuổi theo và hậu quả như đã nêu, thì trong trường hợp này, lỗi vẫn không thuộc về A. Vì có trâu cái của B nên trâu đực của A mới hành động như vậy. chứ mọi ngày bình thường không có trâu cái kia đi qua, thì không có sự việc gì xảy ra

     Mặt dù A không muốn hậu quả xảy ra, mà hậu quả đã xảy ra ngoài ý muốn của A. Và như đã phân tích thì A không có lỗi trong trường hợp này. Nếu trâu cái của B không đi qua thì không có chuyện gì xảy ra. (có nguyên nhân thì mới có hậu quả, và nguyên nhân là do trâu cái của B đi qua, và hậu quả là đám lúa bị đẫm nát...)
     Thiết nghĩ, A sẽ không có lỗi trong trường hợp này. Nên A sẽ không phải chịu một nữa.

     theo cách cột trâu mà A cho là chắc chắn như vậy, đến một lúc nào đó, con trâu nổi điên lên thì có lẽ không còn là một ít lúa mà có thể là thiệt hại về tính mạng con người, là tài sản.Im_lawyerx0

     Trong trường hợp này thì nguyên nhân là do chính con trâu "nổi điên lên" chứ không phải do nguyên nhân khác (trâu cái của ai khác đi qua mà nó nhìn thấy nó đuổi theo) nên trách nhiệm là thuộc về người chủ trâu đực này.Nếu thiệt hại xảy ra trong trường hợp này thì người chủ trâu đực này phải chiệu trách nhiệm!

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #95946   18/04/2011

    Cobebandao945
    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Mấy chú, mấy anh lại cãi nhau rồi, emoticon em làm sao đây?

    Có anh nào gút lại cho em với được không? em cảm ơn mấy anh, mấy chị, mấy chú nhiều ạ.

    thanks!

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    Báo quản trị |  
  • #95963   18/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Trích dẫn:
    Giả định thứ hai, mặt dù những ngày bình thường trâu đực của A không cần buộc chắc chắn, nhưng nó vẫn ăn cỏ trên bờ đất chẳng hạn, không hề xuống ăn lúa, hay đẫm lúa, bỗng một hôm đẹp trời đã xuất hiện một con trâu cái của nhà B đi trên bờ ruộng, nó bỗng dưng đuổi theo và hậu quả như đã nêu, thì trong trường hợp này, lỗi vẫn không thuộc về A. Vì có trâu cái của B nên trâu đực của A mới hành động như vậy. chứ mọi ngày bình thường không có trâu cái kia đi qua, thì không có sự việc gì xảy ra

    Về nguyên tắc, khi một người thả rông gia súc phải tự quản lý gia súc của mình một cách hợp lý. Theo giả định thứ 2 của bạn, A càng phải cẩn trọng hơn trong việc trông giữ gia súc của mình. Như đã nói, A vẫn có lỗi trong trường hợp này, do không trông giữ gia súc của mình một cách cẩn trọng, A vẫn có trách nhiệm bồi thường một phần thiệt hại cho B. Hơn nữa, điều  luật chỉ quy định, chỉ cần gia súc có hành vi gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác thì chủ gia súc phải bồi thường, tất nhiên, nếu xuất phát từ lỗi của người bị thiệt hại tài sản đó thì sẽ không phải bồi thường.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #96007   18/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    khacduy25 viết:
     Có lẽ mọi người sẽ đều nghiên về phía mạnh, hợp lý hơn khi bảo vệ quyền lợi của B.
     Nhưng nếu là người bảo vệ quyền lợi cho A tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

      Trong trường hợp này vì con trâu đực quá khích khi nhìn thấy con trâu cái mà bức dây thừng đã cột chắc chắn bởi A => A không có lỗi, mà sự việc xảy ra là do chính con trâu cái đã đi ngang qua trên bờ ruộng nên mới thấy và bức dây đi theo và hậu quả là đẫm nát đám lúa của B.

     Trong tình trạng trên, tức là A đã đảm bảo bảo quản tốt gia súc của mình (cột chắc chắn trâu đực của mình lại rồi) Nên A không có lỗi trong trường hợp này.
     Nên A không phải bồi thường.
     
     Giả định thứ hai, mặt dù những ngày bình thường trâu đực của A không cần buộc chắc chắn, nhưng nó vẫn ăn cỏ trên bờ đất chẳng hạn, không hề xuống ăn lúa, hay đẫm lúa, bỗng một hôm đẹp trời đã xuất hiện một con trâu cái của nhà B đi trên bờ ruộng, nó bỗng dưng đuổi theo và hậu quả như đã nêu, thì trong trường hợp này, lỗi vẫn không thuộc về A. Vì có trâu cái của B nên trâu đực của A mới hành động như vậy. chứ mọi ngày bình thường không có trâu cái kia đi qua, thì không có sự việc gì xảy ra.
     Nên A cũng không có lỗi trong trường hợp này. Và không phải bồi thường cho B.

    Thân ái!


    Giả định thứ nhất của bạn sai. Khoản 1 điều 645 quy định: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Do đó, A vẫn phải bồi thường trong trường hợp này do buộc trâu không chắc chắn và người bị thiệt hại không có lỗi.

    Giả định thứ hai cũng sai nốt. Khoản 4 điều 645 quy định: Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Ở đây A đã thả rông trâu để gặm cỏ trên bờ ruộng là hành vi theo tập quán, nên việc trâu của A gây thiệt hại thì A đương nhiên phải bồi thường.

    Bạn lấy lý do trâu đực nổi điên theo trâu cái để bảo vệ quyền lợi cho A, thế tại sao không nghĩ theo hướng ngược lại là vì A là chủ của nó nên biết được tính cách của nó là "dê gái" vậy tại sao A không trông coi nó cẩn thận. Nếu lập luận như bạn, thì A phải có trách nhiệm rằng buộc con trâu "dê gái" của mình, A không thực hiện trách nhiệm đó cẩn thận là đã có lỗi quá rõ ràng.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #96065   18/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Khakha...
    Cái topic này hay thật. Cứ suy luận như giả định thứ 2 của Khắc Duy, thì chắc mấy con trâu này biết nói và biết tư duy quá

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #96075   18/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào boyluat
     #dbe5f1;">Khoản 1 điều 645 quy định: #dbe5f1;">Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường#dbe5f1;">. Do đó, A vẫn phải bồi thường trong trường hợp này do buộc trâu không chắc chắn và người bị thiệt hại không có lỗi.

     Điều luật này áp dụng trong tình huống này chưa chính xác rồi.

    Bạn xem lại tình huống mình đặt ra nhé, bình thường trâu đực của ông A vẫn buộc chắc chắn, nhưng nó là "sức trâu" cho dù dây thừng chắc cỡ nào đi nữa, cho dù dây không đứt thì dây thép cũng làm trâu rách muỗi khi nó vùng vẫy để đuổi theo trâu cái kia (ngày xưa tôi cũng chứng kiến cảnh này, và khổ vô cùng khi đuổi bắt nó quay trở lại chuồng). Như vậy, mọi ngày thì trâu đực của A vẫn buộc bình thường như vậy, chẳng việc gì xảy ra, nếu không có trâu cái của B đi ngang qua, thì không thể có hậu quả như vậy xảy ra. Nên không thể nói đó là do lỗi của A.

     Bạn dẫn căn cứ Khoản 4 điều 645 quy định: Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Ở đây A đã thả rông trâu để gặm cỏ trên bờ ruộng là hành vi theo tập quán, nên việc trâu của A gây thiệt hại thì A đương nhiên phải bồi thường.

     Cũng chưa chính xác, bởi lẽ:
     Thông thường, súc vật thả rông theo bày đàn, mà ở đây ông A chỉ có một con trâu đực, và mình giả định rằng: mặt dù những ngày bình thường trâu đực của A không cần buộc chắc chắn ý nghĩa là, có lúc buộc trâu, nhưng không cần phải chắc chắn, và nó cũng không dùng sức của mình để làm đứt dây. Và mọi việc vẫn cứ diễn ra bình thường, trâu của A không làm hại gì cho ai cả. Và sự xuất hiện của trâu cái nhà B thì hậu quả mới xảy ra. Có thể kết luận rằng, không có trâu cái nhà B thì trâu đực nhà A không thể gây thiệt hại cho B.
     A không có lỗi, không phải bồi thường.

     #dbe5f1;">Bạn lấy lý do trâu đực nổi điên theo trâu cái để bảo vệ quyền lợi cho A, thế tại sao không nghĩ theo hướng ngược lại là vì A là chủ của nó nên biết được tính cách của nó là "dê gái" vậy tại sao A không trông coi nó cẩn thận. Nếu lập luận như bạn, thì A phải có trách nhiệm rằng buộc con trâu "dê gái" của mình, A không thực hiện trách nhiệm đó cẩn thận là đã có lỗi quá rõ ràng.

     Trâu đực của A thông thường nó không có tính cách "dê gái" và cũng không cần phải trông cẩn thận, bởi những ngày bình thường khi trâu cái của B không xuất hiện, thì có việc gì xảy ra đâu. Mọi việc trở nên tranh luận chỉ khi trâu cái xuất hiện.
     A không có lỗi trong trường hợp này.
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #96078   18/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Nguy cơ là một cái gì đó khó nắm bắt.Nếu nó không xảy ra thì không ai nghĩ đến nó. Khi nó xảy ra rồi thì hậu quả đôi khi là vô cùng nghiêm trọng. Người đang sở hữu nguồn nguy hiểm (tuy rằng tiềm ẩn) có trách nhiệm kiểm soát nó ( ít nhất là không gây thiệt hại cho người khác).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #96109   18/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bạn khacduy25 lập luận thế thì mình phục bạn rồi. Hãy cứ nghĩ là mình đúng đi nhé.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #96111   18/04/2011

    Cobebandao945
    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


     

    sao mấy anh chị lại cãi nhau nữa rồi?

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    Báo quản trị |