"Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

Chủ đề   RSS   
  • #470549 12/10/2017

    "Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

    Đang đọc Tuổi trẻ cười, em thấy có bản so sánh cách dùng từ giữa "nguyên" và "cựu" nhưng không rõ ràng, lên hỏi bác GG thì bác cũng nhiệt tình cho ra cả tá ý kiến. Và có một đặc điểm chung đều là "Chưa có căn cứ", chỉ là nói thế thôi. Nhân đây, em có tổng hợp lại một số cái nổi bật, mời mọi người cho ý kiến:

    - Ý kiến thứ nhất (theo Tuổi trẻ cười):

    + "Cựu" dùng để chỉ người từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã nghỉ hẳn rồi, không còn làm việc nữa.

    + "Nguyên" dùng để chỉ những người trước đây từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã chuyển công tác và giữ chức vụ khác (nói chung là còn làm việc, chưa nghỉ).

    - Ý kiến thứ 2 

    Hai từ "nguyên" và "cựu" có ý nghĩa giống nhau; chỉ một nhân vật đã từng đảm đương chức vụ (cao nhất) nào đó. Tuy nhiên cách dùng lại có chút phân biệt:
     
    + "Nguyên": (=vốn là) mô tả (hoạt động) của nhân vật trước đây khi đang đương chức.
     
    + "Cựu": (=đã cũ) mô tả (hoạt động) của nhân vật khi đã rời chức vụ.

    Ví du: (Xin phép được dùng danh xưng ông/bà trước khi sử dụng từ nguyên/cựu cho nhân vật trong ví dụ)

    Ở đây sẽ đề cập đến Ông Võ văn Kiệt với 2 thời điểm: lúc đương chức thủ tướng ra lệnh xây đường dây cao áp Bắc - Nam, và lúc nghỉ hưu nói về hòa giải dân tộc.

    * Nguyên Thủ tướng Võ văn Kiệt đã lệnh xây dựng đường lưới điện 500 KV Bắc - Nam với lời hứa: "Nếu đóng điện không thành công thì tôi xin từ chức".
     
    >>> Lý giải: Công trình đường lưới điện 500 KV Bắc - Nam (đã) được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công vào ngày 5/4/1992. Bây giờ khi ông đã rời chức vụ (và đã đi xa), thuật lại chuyện của ông về thời điểm đó, ta dùng từ "nguyên", để chỉ rõ vốn khi ông đương chức, ông đã nói thế.
     
    * Cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt đã công khai đặt vấn đề hòa hợp - hòa giải dân tộc. Ông phát biểu: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả."
     
    >>> Lý giải: Trả lời phỏng vấn BBC năm 2001 (lúc đã rời chức), ta dùng từ "cựu", để chỉ rõ ông nói câu đó sau khi hết làm thủ tướng.

    - Ý kiến thứ 3

    Nguyên và cựu nhìn chung là giống nhau, chỉ người đã từng giữ chức vụ nào đó trong quá khứ. Khác biệt cơ bản là ai đó đang đương chức bị cách chức thì sau đó ko thể gọi là nguyên mà chỉ là cựu.
     
    Ví dụ:  Một bộ trưởng bị cách chức trong quá khứ thì đương nhiên sẽ ko được Đảng và nhà nước gọi là nguyên, nhưng dân dã vẫn gọi là cựu được.
     
    Tóm lại nguyên cách gọi của Đảng và nhà nước ta cho những người trong Đảng đã từng giữ chức vụ nào đó trong quá khứ, còn dân dã thì gọi là cựu. Nếu ông ấy bị cách chức thì Đảng và nhà nước khi nhắc đến tên ông ấy sẽ ko gọi nguyên nữa, nhưng dân dã vẫn gọi là cựu
     
    Cập nhật bởi Pikachuuu ngày 12/10/2017 02:01:58 CH
     
    261789 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #501009   30/08/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước vậy bạn hoatuyetly152 ?

     
    Báo quản trị |  
  • #501050   30/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    " Nguyên" là hiện tại vẫn đang giữ chức vụ đó (nguyên trong nguyên vẹn)
    " Cựu " là đã cũ, đã từng giữ chức vụ này và hiện tại đã về hưu, bị cách chức hoặc đã chuyển công tác sang cơ quan, bộ phận khác đồng thời đang đảm nhận chức vụ khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #501053   30/08/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện tại vẫn đang giữ chức vụ thủ tướng hay sao vậy, bạn Mydung0407 ?

     
    Báo quản trị |  
  • #501247   31/08/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nói ra mới để ý đến vấn đề này. Rất nhiều vị lãnh đạo được nhắc đến với từ "nguyên" và "cựu". Mình nghĩ "nguyên" nằm trong trường hợp người đó đã nghỉ chức vụ đó nhưng vẫn làm ở vị trí nào khác. Còn "cựu" là nghỉ hưu luôn rồi, không làm nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #501303   01/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi nghỉ chức vụ Thủ tướng thì vẫn còn làm ở vị trí nào vậy, bạn thuychichu ?

     
    Báo quản trị |  
  • #504421   11/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo mình nghĩ thì "nguyên" có nghĩa là đã từng đảm nhiệm một nhiệm vụ nào đó, nay chuyển công tác hoặc tạm thời ngừng công tác nhưng vẫn có thể xin tái cử khi vẫn đủ tuổi.

    Còn cựu tức là đã thôi hẳn công tác, không còn đảm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #541605   22/03/2020

    Xin bổ sung thêm cũng có thể có trường hợp viết là "Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn đương chức đã lệnh xây dựng đường lưới điện 500 KV Bắc - Nam..."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nmhungksyd@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/03/2020)
  • #541608   22/03/2020

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    Đúng là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam!Tuy nhiên, đối với văn bản hành chính Nhà nước thì dùng từ là "Nguyên" nhé, để chỉ những người đã về hưu. Còn những trường hợp khác thì đó là văn nói, báo chí...dùng từ "Nguyên" hay "Cựu-kỳ cựu lâu năm.." tùy ý vào người xem.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542174   29/03/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Chữ “nguyên” và chữ “cựu” việc sử dụng từ ngữ này liên quan đến ngôn ngữ báo chí và thực tế cũng chưa có lời giải thích nào thực sự thuyết phục để nói về sự khác biệt giữa hai từ này. Theo từ điển tiếng Việt từ “nguyên” được cắt nghĩa là nguyên vẹn, đầy đủ còn từ cựu biểu thị những điều cũ kỹ, đã qua. Do đó người ra sẽ thường ưu tiên nhắc đến chữ “nguyên” để biểu thị sự trân trọng hơn. Nhưng thực tế hiện nay, việc giải thích cách dùng 2 chưa này theo nghĩa thứ nhất được mọi người chấp nhận nhiều nhất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #554573   09/08/2020

    Nguyên hay cựu

    Theo tôi "nguyên" hay "cựu" điểm giống nhau là cùng một nghĩa, nhưng cách dùng khác nhau là: "cựu" được dùng một cách trung dung không có hàm ý gì còn "nguyên" được dùng với hàm ý trân trọng, vd:

    - Ông ấy là cựu thủ tướng. Không có hàm ý chê hay khen, chỉ xác định ông ấy đã từng là thủ tướng.

    - Ông ấy nguyên là thủ tướng. Hàm ý trân trọng về quá khứ đã làm thủ tướng. Tất nhiên sự trân trọng thì phải có công lao hay danh tiếng gì đó v.v../

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuden1963 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (09/08/2020)
  • #556130   30/08/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Rất cảm ơn bạn về bài viết chia sẻ rất hay, nhiều lúc mình cũng rất lúng túng khi không biết phải dùng từ 'Nguyên' hay 'Cựu' trong những hoàn cảnh nào vì ở nó tồn tại những điểm rất tương đồng và khó phân biệt nếu không có sự phân tích kỹ lưỡng.

     
    Báo quản trị |  
  • #558438   23/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Bình thường mình cũng thường nhầm lẫn về cách dùng giữa hai từ này với nhau. Cơ mà trong số các cách phân biệt mà chủ thớt đưa ra thì mình thấy cách hiểu này là hợp lý nhất: "nguyên" để chỉ một người từng giữ 1 chức vụ nào đó rồi sau đó chuyển sang giữ chức vụ khác còn "cựu" dùng để chỉ một người giữ chức vụ đó nhưng sau đó nghỉ hẳn không đảm nhận chức vụ khác nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558449   23/09/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi không làm Thủ tướng nữa thì giữ chức vụ gì vậy, bạn Caothikimdung1001 ?

     
    Báo quản trị |  
  • #593017   30/10/2022

    "Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Theo mình thì "Cựu" tức là cũ, thuộc thời trước, trái với "tân" (mới) hoặc "trước kia từng là" ứng với người giữ chức vụ, phận sự nào đó. Còn "nguyên" là cái gốc, cái vốn có từ ban đầu. Như vậy thì những ai không còn làm việc hay đảm nhận các chức vụ trong cơ quan nhà nước sẽ được dùng từ "cựu", còn những người vẫn còn làm việc tại một ví trí mới sẽ được dùng từ "nguyên".

     
     
    Báo quản trị |  
  • #593051   30/10/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9996
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    "Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

    Mình thấy hai từ này đều có nghĩa giống nhau. Nhưng mình thấy người ta hay dùng từ nguyên nhiều hơn, có thể do cách gọi nó hay. Chứ phân biệt cụ thể thì khó để rạch ròi được do có người thích gọi “Nguyên”, có người lại thích gọi “Cựu”.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    ntdieu (02/11/2022) Tuminhkhanh1963 (06/12/2023)
  • #593075   30/10/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    "Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

    Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin thú vị này.

    Trước đây, khi mình thắc mắc về vấn đề khác nhau giữa “nguyên” và “cựu” thì được giải thích theo cách hiểu thứ ba như trên bài viết. Thì ra là, “nguyên” và “cựu” chưa có một căn cứ nào để phân biệt và ngoài ra còn có hai cách hiểu khác nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhhong58 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (02/11/2022)
  • #593193   30/10/2022

    "Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Vấn đề này mình cũng từng thắc mắc và tìm hiểu rất nhiều, theo mình thì quan điểm đầu tiên là hợp lý nhất. Hiểu nôm na là "Cựu" dành cho những ai đã về hưu không còn làm việc nữa, còn "Nguyên" dành cho những người không còn làm công việc đó nữa nhưng chỉ là chuyển sang công tác ở vị trí khác, chưa về hưu.

     
    Báo quản trị |  
  • #604083   18/07/2023

    "Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

    Minh muốn nghe Cộng đồng dân luật giải thích trường hợp một bạn nào đó nêu về thủ tướng nguyễn Tấn Dũng thì gọi là nguyên và thủ tướng Thái Lan Thaksin thì lại gọi là cựu mà cả 2 vị này đều nghỉ rồi, tại sao lại như vậy?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thodiagiatrung vì bài viết hữu ích
    ntdieu (01/08/2023)
  • #606622   06/11/2023

    "Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?

    Nhờ giải đáp giúp mình. Ví dụ một ông là Hiệu trưởng kiêm bĩ thư chi bộ nhà trường. Năm ông ấy 59 tuổi vì ko đủ thời gian nên ông ấy ko được quy hoạch làm bí thư chi bộ nữa nhưng vẫn còn làm hiệu trưởng cho đến khi về hưu. Trường hợp này khi ông ấy về dự sự kiện gì ở trường cũ thì giới thiệu là Nguyên Hiệu trưởng hay là Nguyên bí thư chi bộ, nguyên hiệu trưởng?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn buithang123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/11/2023) Tuminhkhanh1963 (06/12/2023)
  • #606683   08/11/2023

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Ông ấy từng làm cả hiệu trưởng lẫn bí thư, vậy có thể giới thiệu là Nguyên bí thư chi bộ, nguyên hiệu trưởng

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/11/2023) Tuminhkhanh1963 (06/12/2023)