Người lao động đừng nhầm lẫn lợi ích của việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chờ để được sa thải

Chủ đề   RSS   
  • #537745 29/01/2020

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Người lao động đừng nhầm lẫn lợi ích của việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chờ để được sa thải

    Mình gặp một trường hợp như sau:

    Công ty TNHH X có một nhân viên xin nghỉ việc có thực hiện thủ tục báo trước tuy nhiên chưa đến ngày nghỉ chính thức thì đã tự ý nghĩ luôn, công ty TNHH X đã yêu cầu người nhân viên này bồi thường cho công ty số tiền những ngày nghĩ trước không báo này.

    Thấy thế nhân viên Y nghĩ rằng: “Mai mốt không cần viết đơn xin nghỉ việc nữa mà trực tiếp nghỉ luôn, khi nghỉ 5 ngày không phép thì sẽ bị sa thải. Khi sa thải vẫn lãnh những ngày lương đã làm của tháng đó và vẫn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, vẫn được công ty chốt sổ bảo hiểm. Còn viết đơn xin nghỉ nhưng vi phạm thời gian báo trước thì lại phải bồi thường tiền cho công ty."

    Điểm chung giữa việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và bị sa thải như sau: Căn cứ Điều 43 và Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 thì cả hai trường hợp trên người lao động đều không được hưởng trợ cấp thôi việc.

     

    Sự khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải như sau:

    Thứ nhất, việc viết đơn xin nghỉ và thông báo trước thời hạn là việc cần làm khi người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, còn sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động do người sử dụng lao động quyết định dựa trên sự tuân thủ quy định pháp luật về xử lý kỷ luật trong lao động. Do đó, việc áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật lao động là sa thải là do người sử dụng lao động chủ động, không phải dựa trên ý chí của người lao động.

    Thứ hai, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.

    Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động tự ý nghỉ nhiều ngày sẽ được xem xét áp dụng xử lý kỷ luật sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo hướng dẫn sau:

    Căn cứ các Điều 123 - 128 Bộ luật lao động 2012 thì Người sử dụng lao động được xem là xử lý kỷ luật sa thải đúng luật khi đáp ứng 3 điều kiện:

    - Trong nội quy lao động có quy định về hình thức kỷ luật này: "Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì bị sa thải" (Nguyên tắc này tại Khoản 3 Điều 128 Bộ luật lao động). Về thế nào là "lý do chính đáng" xem tại Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    -  Tuân thủ đúng quy trình theo Điều 123 Bộ luật lao động và Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP). Bên cạnh đó lưu ý các trường hợp không xử lý kỷ luật lao động theo Khoản 4 và 5 Điều 123 Bộ luật lao động. 

    -  Xử lý trong thời hiệu quy định tại Điều 124 Bộ luật lao động.

    Trước đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 646/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 6/03/2003 về việc này với tinh thần hướng dẫn như sau:

    "2. Khi người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng, thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:

    a. Nếu trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc để đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc, thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động. 

    b. Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật./. "

    Theo các quy định và hướng dẫn trên thì không phải trường hợp nào tự ý nghĩ việc đều sẽ bị sa thải, việc tự ý nghĩ việc không báo trước này cũng có thể bị xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và người lao động vẫn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thế nên tốt nhất người lao động muốn nghỉ việc hãy tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
     

    Trên đây là quan điểm của mình đối với trường hợp trên. Mong được mọi người cùng thảo luận.

     

     

     
    2204 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    phuocly (19/02/2020) ThanhLongLS (30/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541152   14/03/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thực hiện đúng quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012. Trường hợp đơn phương chấm dứt trái luật phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 43. Cần thực hiện đúng quy định để tránh những nghĩa vụ phải thực hiện các bạn nhé. 

     
    Báo quản trị |