Người đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện được không?

Chủ đề   RSS   
  • #191010 03/06/2012

    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Người đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện được không?

    Chào quý LS và các ace thành viên!
    Xin quý anh chị em cùng thảo luận chủ đề: "Người đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện được không?"
    Giả sử trước ông A bị Cty X ra quyết định cho thôi việc ông A lập giấy ủy quyền cho ông B khởi kiện, tham gia tt, liên hệ với cơ quan NN...Vậy trong đơn khởi kiện ông B đứng đơn được không?
    chân thành cảm ơn!
     
    52575 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thienbinhlaw vì bài viết hữu ích
    tinphatlaw (25/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #191013   03/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!
    Không được!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #191016   03/06/2012

    thienbinhlaw
    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    cảm ơn nguyenkhanhchinh nhưng cảm phiền bác cho cơ sở pháp lý được không?
     
    Báo quản trị |  
  • #191019   03/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Điều 164:
    l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #191021   03/06/2012

    thanhlaw.phamlhn
    thanhlaw.phamlhn
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2011
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 132 lần


    Chào bạn. Để biết chính xác và tham khảo về trường hợp này bạn có thể đọc hướng dẫn tại Điều 1 và Điều 2, Phần I của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai của BLTTDS.


    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thanh-vien/thanhlaw.phamlhn

    Mobile: 0123 943 7763

     
    Báo quản trị |  
  • #191026   03/06/2012

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Dear all!

    Điều 1 - Nghị quyết 02/2006, mà các bạn cần đây

    I. VỀ CHƯƠNG XII “KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN” CỦA BLTTDS

    1. Về Điều 161 của BLTTDS

    Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS  và cần phân biệt như sau:

    1.1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

    1.2. Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

    1.3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

    1.4. Đối với cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

    1.5. Khi xét thấy có đủ điều kiện để thụ lý vụ án, thì việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án được thực hiện như sau:

    a. Đối với trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2    mục 1 này, thì nguyên đơn trong vụ án chính là người khởi kiện;

    b. Đối với trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, thì nguyên đơn là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do những người này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nên người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn tại Toà án;

    c. Đối với cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 mục 1 này, thì cơ quan, tổ chức khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án. Người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức là nguyên đơn đó.


    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #191029   03/06/2012

    thienbinhlaw
    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền 1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự ( khoản 1 Điều 143 BLDS 2005)

    theo giấy uq thì bên B được quyền nhân dân bên A khởi kiện...
    vậy các bạn lí luận thế nào?

    Lưu ý: ở nghị quyết 02 thì đó là phần hướng dẫn dành cho trường hợp nhờ người khác làm hộ ( viết hộ) đơn khởi kiện nó  khác với ủy quyền khởi kiện )
     
    Báo quản trị |  
  • #191030   03/06/2012

    thienbinhlaw
    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    1.1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
     
    Báo quản trị |  
  • #191040   03/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Xin lỗi vì lúc này tôi có nhầm ở chổ các giao dịch! Bài đó tôi đã xóa ngay khi mới gửi xong.

    Xin bàn tiếp như sau:

    Trước hết: Bạn nghĩ sao khi tôi trích dẫn điều 164 ở trên?

    Thứ tiếp: Việc ủy quyền theo quy định tại điều 143 BLDS mà bạn trích dẫn ở trên, người được ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự.
    thienbinhlaw

    Male
    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    PM
    Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền 1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự ( khoản 1 Điều 143 BLDS 2005)

    theo giấy uq thì bên B được quyền nhân dân bên A khởi kiện...
    vậy các bạn lí luận thế nào?

    Lưu ý: ở nghị quyết 02 thì đó là phần hướng dẫn dành cho trường hợp nhờ người khác làm hộ ( viết hộ) đơn khởi kiện nó khác với ủy quyền khởi kiện )

    Bạn cho mình hỏi tiếp một câu nho nhỏ nữa: Khi tiếp xúc, làm việc với Tòa án, đó có là giao dịch dân sự hay không? Bạn trích  điều 143 trong trường hợp này có thích hợp không? (Đây chỉ là cách viện dẫn pháp luật cơ bản).
    Cảm ơn và mong nhận được hồi âm từ bạn.
    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 03/06/2012 04:22:57 CH Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 03/06/2012 03:50:25 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #191057   03/06/2012

    thienbinhlaw
    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    nguyenkhanhchinh viết:
    Xin lỗi vì lúc này tôi có nhầm ở chổ các giao dịch! Bài đó tôi đã xóa ngay khi mới gửi xong.

    Xin bàn tiếp như sau:

    Trước hết: Bạn nghĩ sao khi tôi trích dẫn điều 164 ở trên?

    Thứ tiếp: Việc ủy quyền theo quy định tại điều 143 BLDS mà bạn trích dẫn ở trên, người được ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự.

    Bạn cho mình hỏi tiếp một câu nho nhỏ nữa: Khi tiếp xúc, làm việc với Tòa án, đó có là giao dịch dân sự hay không? Bạn trích  điều 143 trong trường hợp này có thích hợp không? (Đây chỉ là cách viện dẫn pháp luật cơ bản).
    Cảm ơn và mong nhận được hồi âm từ bạn.

    Việc bạn dẫn Điều 164 thì ko sai, nhưng đó là điều quá nỗi bình thường, vì đơn giản những ai làm nghề luật cũng biết đến nó, cái tôi muốn bạn thảo luận ở đây nó ko đơn thuần chỉ có vậy thôi đâu.

    Qua nội dung của bài viết trên của bạn thì tôi chắc chắn 1 điều bạn cho rằng việc khởi kiện ( quyền khởi kiện) không phải là 1 giao dịch dân sự?
    Có thể đây là 1 khái niệm cơ bản, thông thường trong luật nhưng ko phải ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ đâu,
    Điều 121. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.


    Đây chính là khái niệm giao dịch dân sự.
    Bạn đọc và suy ngẫm xem khởi kiện có phải là giao dịch dân sự không nhé.
    Cứ từ suy ngẫm thôi, ko cần phải vội vội vàng vàng mà mắc sai lầm như các LS ở diễn đàn...
     
    Báo quản trị |  
  • #191065   03/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    thienbinhlaw viết:

    Việc bạn dẫn Điều 164 thì ko sai, nhưng đó là điều quá nỗi bình thường, vì đơn giản những ai làm nghề luật cũng biết đến nó, cái tôi muốn bạn thảo luận ở đây nó ko đơn thuần chỉ có vậy thôi đâu.

    Qua nội dung của bài viết trên của bạn thì tôi chắc chắn 1 điều bạn cho rằng việc khởi kiện ( quyền khởi kiện) không phải là 1 giao dịch dân sự?
    Có thể đây là 1 khái niệm cơ bản, thông thường trong luật nhưng ko phải ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ đâu,
    Điều 121. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.


    Đây chính là khái niệm giao dịch dân sự.
    Bạn đọc và suy ngẫm xem khởi kiện có phải là giao dịch dân sự không nhé.
    Cứ từ suy ngẫm thôi, ko cần phải vội vội vàng vàng mà mắc sai lầm như các LS ở diễn đàn...


    He he, cảm ơn vì bạn đã hồi âm!
    Tôi không phải là LS nên không có chi phải lo cả, mà nếu là LS, có những vấn đề chưa đúng thì học hỏi. Có ai thông thái mọi vấn đề về luật đâu, tôi nghĩ không LS nào có thể vênh mặt lên nói rằng tôi mới là người giỏi nhất cả. Trở lại vấn đề của bạn một chút:

    Thứ một: - Bạn đang hiểu nhầm nên tôi xin giải thích vấn đề này một chút:

    Điều 143. Người đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

    => Rất đơn giản, nếu người được ủy quyền thực hiện giao dịch với tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan nhà nước thì đó là giao dịch dân sự. Còn nếu giao dịch với cơ quan nhà nước (Tòa án) thì có phải là giao dịch dân sự hay không?

    Thứ hai: - Điều 164 mà tôi trích bạn cho là "kog sai, nhưng đó là điều quá đổi bình thường, vì đơn giản những ai làm nghề luật cũng biết đến nó". Vâng, thì nó vốn không sai! Tôi chỉ ngẫm được đến đó thôi.

    Thứ ba: Tôi ngẫm nghĩ cũng khá lâu, việc khởi kiện tại Tòa án có phải là giao dịch dân sự hay không, nếu có thì đây là giao dịch dân sự gì, tôi không nhớ. Tôi muốn nhận được sự khẳng định từ bạn.
    Thân./.
    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 03/06/2012 06:08:52 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #191078   03/06/2012

    thienbinhlaw
    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Khái niệm giao dịch dân sự tôi đã trích dẫn ở trên, bạn có thể đối chiếu xem khởi kiện có phải là giao dịch dân sự hay không nhé.
    nguyenkhanhchinh viết:


    . => Rất đơn giản, nếu người được ủy quyền thực hiện giao dịch với tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan nhà nước thì đó là giao dịch dân sự. Còn nếu giao dịch với cơ quan nhà nước (Tòa án) thì có phải là giao dịch dân sự hay không?


    Giao dịch dân sự mà cũng phân biệt là giao dịch với cơ quan nhà nước hay là giao dịch với cá nhân, tổ chức khác??? Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản cho bạn dể hình dung nha, A mua căn nhà thuộc sở hữu Nhà nước có phải là giao dịch dân sự hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #191197   04/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    thienbinhlaw viết:
    Khái niệm giao dịch dân sự tôi đã trích dẫn ở trên, bạn có thể đối chiếu xem khởi kiện có phải là giao dịch dân sự hay không nhé.
    Giao dịch dân sự mà cũng phân biệt là giao dịch với cơ quan nhà nước hay là giao dịch với cá nhân, tổ chức khác??? Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản cho bạn dể hình dung nha, A mua căn nhà thuộc sở hữu Nhà nước có phải là giao dịch dân sự hay không?

    Có lẽ đang lạc đề, sao đưa quan hệ mua bán vào đây? Nộp và nhận đơn là thủ tục gì gì đó ấy mới đúng chứ

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #191081   03/06/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    thienbinhlaw viết:
    Chào quý LS và các ace thành viên!
    Xin quý anh chị em cùng thảo luận chủ đề: "Người đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện được không?"
    Giả sử trước ông A bị Cty X ra quyết định cho thôi việc ông A lập giấy ủy quyền cho ông B khởi kiện, tham gia tt, liên hệ với cơ quan NN...Vậy trong đơn khởi kiện ông B đứng đơn được không?
    chân thành cảm ơn!

     Xin chào bạn!
     Với nội dung câu hỏi trên tôi xin đưa ý kiến trao đổi cùng bạn thế này:
     1/ Trong đơn khởi kiện, ông B không đứng đơn (ký tên, điểm chỉ) được.
     Cơ sở pháp lý:
     Điều 164: BLTTDS
    l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn
    .

    Theo hướng dẫn tại Nghị quyết02/2006/NQ-HĐTP

    I. VỀ CHƯƠNG XII “KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN” CỦA BLTTDS

    1. Về Điều 161 của BLTTDS

    Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS  và cần phân biệt như sau:

    1.1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

     2/ Ông A có thể ủy quyền cho ông B tham gia tố tụng, chứ không phải hiểu như bạn là ông A ủy quyền cho ông B ký vào đơn khởi kiện như bạn (ủy quyền khởi kiện)
    thienbinhlaw viết:
    Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền 1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự ( khoản 1 Điều 143 BLDS 2005)

    theo giấy uq thì bên B được quyền nhân dân bên A khởi kiện...
    vậy các bạn lí luận thế nào?

    Lưu ý: ở nghị quyết 02 thì đó là phần hướng dẫn dành cho trường hợp nhờ người khác làm hộ ( viết hộ) đơn khởi kiện nó  khác với ủy quyền khởi kiện )


    Bạn lưu ý: Không có một cơ quan, phòng công chứng nào giám công chứng một hợp đồng ủy quyền có nội dung tô màu vàng trong bài viết trên của bạn.
     Bạn nên xem lại nhé.
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 03/06/2012 09:44:48 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (04/06/2012) hiyatuongda (05/06/2012)
  • #191091   03/06/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    Theo em, hành vi khởi kiện trong trường hợp này không phải là hành vi pháp lý đơn phương, vì tuy sau khi khởi kiện thì giữa người khởi kiện và Tòa án có phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau, nhưng đó không phải quyền và nghĩa vụ dân sự vì quan hệ giữa các bên không phải là quan hệ dân sự mà là quan hệ tố tụng dân sự

    Quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể khác, theo em phải xét trong quan hệ đó, nhà nước có bình đẳng với bên kia hay không rồi mới nhận định đó có phải là quan hệ dân sự hay không, vì nguyên tắc của quan hệ dân sự là bình đẳng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huyet_cong_tu vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (04/06/2012)
  • #191169   04/06/2012

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần



    Theo Hiya, bạn ThienBinhLaw dẫn chiếu Điều 164 BLDS là luật nội dung,

    Còn khi khởi kiện việc để Tòa án nhận đơn khởi kiện hay không đó là căn cứ vào luật tố tụng (luật hình thức),

    nếu bạn không đáp ứng được hình thức, có lẽ sẽ không coi đến nội dung đâu bạn. 

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (04/06/2012)
  • #191206   04/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào các bạn!
    Thienbinh đang muốn làm rõ vấn đề ủy quyền ký đơn khởi kiện, đây là nội dung không phải để tư vấn, cũng không có gì để tranh luận gay gắt cả. Hãy xem đây là vấn đề thảo luận và với tinh thần xây dựng, hòa đồng, không sử dụng những động/tính từ quá mạnh hoặc mang tính chất khiêu khích!

    - Bạn thienbinh có lý khi cho rằng ghi nhận NQ 02/2006/HDTP ở đât là không phù hợp, bởi vì ủy quyền khác với viết hộ....

    - Bạn huyet-cong-tu có nghi vấn giống như tôi, và tôi nhất trí với cách nghĩ này. Tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở dưới.

    - Bạn Hiya đã nói đúng về luật nội dung và hình thức, nhưng điều 164 là Chinh trích và của BLTTDS. Còn bạn thanhthienbinh gì đó trích là điều 143 BLDS.

    - Mình nghĩ bạn ấy trích điều 143 BLDS là không thích hợp, bởi vì khi viết đơn khởi kiện và gửi ra Tòa án, nó sẽ tồn tại song song các mối quan hệ:
    a. Giữa Người khởi kiện và người bị kiện (Đây là giao dịch dân sự, xét nội dung ủy quyền theo Đ 143 là đúng; và:
    b. Giữa Người khởi kiện và Tòa án (Đây là giao dịch gì? mình chưa rõ lắm); và
    c. Giữa Bị đơn với Tòa án (Đây là giao dịch gì chưa rõ lắm).

    * Với mối quan hệ thứ nhất (a) thì có thể thấy việc ủy quyền áp dụng điều 143 bLDS  "xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự". Bởi vì giao dịch giữa nguyên đơn và bị đơn là giao dịch dân sự, họ có quyền ủy quyền thực hiện. Nhưng có phù hợp với các mối quan hệ còn lại hay không? Ta tiếp tục:
    * Mối quan hệ giữa nguyên đơn/bị đơn với Tòa án tồn tại giao dịch gì? đây là quan hệ gì?. Vậy nên người ủy quyền không thể ủy quyền cho người được ủy quyền để thực hiện nếu pháp luật không quy định. Bởi vì điều 143 quy định "uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự . Nhưng giao dịch này tôi đã nói ở trên là quan hệ giữa TA và nguyên đơn/bị đơn không phải giao dịch dân sự. Vây điều 143 ở đây không hợp lý. (Nhắn bạn thienbinh chút xíu nữa, bạn không nên đưa hợp đồng mua bán nhà giứa Nhà nước và công dân ra ví dụ, bởi nó lệch lạc lắm).

    - Một ý nữa về việc nhận đơn của Tòa án: Tôi thống nhất cao với ý kiến ý cò của Hiya về Luật hình thức và Luật nội dung. Rõ ràng ở đây là 02 Bộ Luật. Tòa án áp dụng BLTTDS khi nhận đơn theo quy định. Còn quy đinh tại điều 143 BLDS, tòa án chỉ xem xét khi các bên liên quan thực hiện với nhau (Nguyên đơn-BỊ đơn chẳng hạn) và nếu có thì dựa vào đó để phán xét mà thôi.

    - Thực tế: Tôi nghĩ chắc ai cũng biết thực tế sẽ ra sao rồi, tôi đang bịnh nên hạn chế ngồi lâu.
    Xin các bạn tiếp tục!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (04/06/2012) hiyatuongda (05/06/2012)
  • #191305   04/06/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào anh nguyenkhanhchinh,
    Em xin có ý kiến về việc anh xác định quan hệ giữa người khởi kiện và người bị kiện là giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự phải là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương, vậy nên em nghĩ quan hệ này không phải là giao dịch dân sự mà là quan hệ tố tụng dân sự.
    Em nghĩ cả 3 quan hệ mà anh liệt kê ra đều là quan hệ tố tụng dân sự chứ không phải là giao dịch gì cả, không hiểu anh để (đây là giao dịch gì) là có ý gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #191320   04/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Gửi huyet-cong-tu! Chào bạn!
    Có thể từ ngữ không/chưa diễn đạt đúng/hết nội hàm của nó. Mình không bàn luận vấn đề này thêm, nếu không có gì đặc biệt. Bạn đi vào trực diện quá nên không hiểu mình trong trường hợp này....

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #192470   08/06/2012

    thienbinhlaw
    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Mấy hôm nay tôi chờ thêm ý kiến của LS và các bạn thành viên mà vẫn chưa thấy ai lê tiếng thêm hôm nay đành lên tiếng trước vậy.

    @ huyetcongtu and nguyenkhanhchinh.

    Giao dịch dân sự = HĐ DS +  Hành vi pháp lý đơn phương (1)
    Khởi kiện = thực hiện quyền khởi kiện của mình (đây là quyền dân sự) vì thế khi khởi kiện nó sẽ phát sinh quyền và các nghĩa vụ dân sự liên quan = Hành vi pháp lý đơn phương (2)

    Từ (1) và (2) ta có thể => Khởi kiện = giao dịch dân sự.

    Nếu các bạn chỉ nói là khởi kiện chỉ phát sinh quyền, nghĩa vụ TTDS thì không đúng rồi vì đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật thế nào thì Luật TTDS không có quy định mà nó dẫn chiếu đến BLDS.( khoản 3 Điều 73).

    Vài dòng trao đổi.
     
    Báo quản trị |  
  • #282549   22/08/2013

    thi_roby
    thi_roby

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Gửi thienbinhlaw

    Khởi kiện không phải là giao dịch dân sự bạn nhé.

    Giao dịch dân sự, như điều 121 LDS mà bạn đã trích dẫn, là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Nguyên tắc cơ bản của Giao dịch dân sự nói riêng và Luật Dân sự nói chung là nguyên tắc dự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (không trái pháp luât). Nôm na là 2 bên cảm thấy "thoải mái, tự nguyện" thì tiến hành giao dịch dân sự với nhau. 

    Do đó LDS cũng cho phép bạn có thể ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự theo Điều 143 LDS (do tính "cởi mở, thoải mái" của Luật Dân sự với ý nghĩa của một luật tư).

     

    Còn khởi kiện dân sự là việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực dân sự. Đây là quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp công nhận và BLTTDS cụ thể hóa. Người khởi kiện khi đó tự cho rằng mình đã có quyền, nghĩa vụ dân sự nào đó (khác với tiến hành giao dịch để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ)  nhưng bị vi phạm và yêu cầu Tòa án bảo vệ. Không hề có chuyện "thoải mái, tự nguyện" ở đây mà người dân (một bên) có quyền khởi kiện để được bảo vệ và khi khởi kiện đúng thì Tòa án (bên thứ 2) phải thụ lý giải quyết. Tiếp đó, khi ra bản án có hiệu lực thì bên có hành vi vi phạm phải thực hiện.

    Do tính chất đặc thù khởi kiện là một quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ như một nguyên tắc trong luật công, mà BLTTDS cũng "hình thức" và "chặt chẽ" hơn khi yêu cầu đơn khởi kiện phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của Đương sự (Sau đó NQ 02/2006/NQ-HĐTP đã khẳng định lại một lần nữa nội dung này).

    Tuy nhiên, BLTTDS vẫn cho phép có thể ủy quyền các bước khác nhưng riêng khi ký đơn thì Đương sự phải ký hoặc điểm chỉ để khẳng định quyền khởi kiện của mình.

     

    Có thể lấy ví dụ là:

    Với giao dịch dân sự: Bạn có một cái nhà muốn bán nó, sau khi bán thì quyền sở hữu của bạn với căn nhà được chuyển sang cho người mua. Bạn có thể ủy quyền để cho người khác thực hiện việc mua bán đó.

    Với khởi kiện: nếu vẫn là cái nhà đó, bạn bị xa lâu ngày cho người khác ở nhờ rồi người ta chiếm mất, bạn phải khởi kiện để bảo vệ quyền của bạn với căn nhà đó, không có quyền, nghĩa vụ dân sự nào phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt ở đây cả mà chỉ là bạn yêu cầu tòa án bảo vệ quyền vốn có của bạn thôi. Bạn vẫn có thể ủy quyền để cho người khác thực hiện việc khởi kiện, nhưng riêng đơn khởi kiện thì bạn vẫn phải ký (hoặc điểm chi) để khẳng định về quyền khởi kiện của mình.

     
    Báo quản trị |