Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?

Chủ đề   RSS   
  • #268119 10/06/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?

    Nghị định do Chính phủ ban hành còn Thông tư do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Thoạt đầu, cứ ngỡ Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư bởi cơ quan ban hành của Nghị định là cao hơn.

    Điều này đồng nghĩa cùng một vấn đề nhưng thông tư quy định trái với Nghị định thì sẽ áp dụng Nghị định.

    Tuy nhiên, theo Nghị định40/2010/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật nếu Thông tư ban hành trái với Nghị định thì Thông tư đó sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ.

    Như vậy, nếu Thông tư đó không bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định thì mặc nhiên hiểu Thông tư đó có giá trị pháp lý và được áp dụng; điều khoản “trái” của Thông tư sẽ vô hiệu hóa quy định tại Nghị định.

    Mặt khác trong đời sống thực tiễn có hai cách hiểu ngầm (không cần phân biệt đúng sai) trong việc thực thi pháp luật:

    *Một là, truyền thống chờ đợi: Luật có hiệu lực nhưng chưa được áp dụng mà phải chờ Nghị định, Nghị định ra đời không thể thực thi vì phải chờ Thông tư hướng dẫn. Bởi thế không cần đọc và hiểu Luật, Nghị định mà chỉ nắm rõ thông tư mà áp dụng. Nên cơ quan nhà nước hành pháp theo Thông tư.

    *Hai là, nghe lệnh người trực tiếp: Thông tư là văn bản mang tính “chỉ đạo” của bộ trong một lĩnh vực nhất định nên cơ quan cấp dưới sẽ tuân theo hướng dẫn của bộ (vì nó rõ ràng và là “chỉ đạo” trực tiếp), nếu làm trái bộ thì sẽ bị “xử lý”.

    Từ những phân tích nêu trên có thể thấy:

    *Lý luận: Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư;

    *Thực tiễn: Thông tư có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định.

    Như vậy giữa lý luận và thực tiễn đã có độ chênh rất lớn, thâm chí như hai thái cực đối lập nhau.

    Đó là chia sẻ quan điểm của tôi, còn thành viên Dân Luật thì sao? Rất mong nhận được những ý kiến trái chiều.

     
    147933 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #268153   10/06/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Mình nghĩ là Công văn có giá trị cao hơn tất cả, vì dù có luật quy định thì trước khi làm gì đa số các Doanh nghiệp đều gửi Công văn hỏi cho chắc ăn, sau đó áp dụng luôn cái công văn trả lời đó.

    Việc này đa số xảy ra ở lĩnh vực thuế, kế toán. Không biết có ai ý kiến gì không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    nnynhi_1994 (10/06/2013)
  • #268157   10/06/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    HIện tại không có cái gì to hơn "mồm" và "chữ ký"của mấy tay nắm quyền hành cả, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Công văn...? Dẹp quá một bên!

    Nói chuyện với người có trách nhiệm trước rồi hãy bàn đến cái nào cao hơn cái nào :~

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (10/06/2013)
  • #268270   10/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào các bạn !

    bạn phamthanhhuu viết :

    "Tuy nhiên, theo Nghị định40/2010/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật nếu Thông tư ban hành trái với Nghị định thì Thông tư đó sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ."

    Đúng hoàn toàn !

    "Như vậy, nếu Thông tư đó không bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định thì mc nhiên hiu Thông tư đó có giá tr pháp lý và được áp dụng; điều khoản “trái” của Thông tư sẽ vô hiệu hóa quy định tại Nghị định."

    Tại sao ? Căn cứ pháp luật ? không bị hủy nhưng vẫn không có giá trị thi hành.

    Luật ban hành VBQPPL

    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    Trân trọng !

    Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 10/06/2013 06:14:35 CH Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 10/06/2013 06:12:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #268285   10/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Theo em thì không có chuyện Thông tư trái Nghị định đâu, nếu có những điều khoản nào chưa thật thống nhất, hay "vênh" so với Nghị định thì cứ chiếu theo luật mà chỉnh sửa, bổ sung Thông tư.

    Tuy nhiên, trong quá trình chờ sửa đổi, bổ sung Thông tư thì sẽ có khá nhiều vị có thêm nhà mới, xe mới, cho đến khi sửa xong hay thay đổi Thông tư thì các vị đó sẽ chờ xem khi nào thì Thông tư tiếp theo bị sửa =)

    Cho nên, rất nên có một đạo luật phạt những văn bản quy phạm pháp luật, phạt những cơ quan, cá nhân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với thẩm quyền, kỹ thuật ban hành và mang tính "hành dân", "vụ lợi", "mờ ám" v.v...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    p3lunbd (17/04/2018) PROHKN (26/11/2020)
  • #268351   11/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Chào bạn minhthao1980!

    Bạn trích dẫn điều 83 Luật ban hành văn bản pháp luật. Điều đó ai cũng biết bạn à. Nhưng mình đang bàn về Lý luận lẫn thực tiễn. Bạn vui lòng đọc hết bài viết một cách cẩn trọng nha!

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    banlamdong (17/08/2021)
  • #268358   11/06/2013

    nghị đinh va thông tư ơ đây chăng có cái nào là có giá trị.nếu như không có tiền, 

     
    Báo quản trị |  
  • #268373   11/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn phamthanhhuu !

    bạn viết :

    "Bạn trích dẫn điều 83 Luật ban hành văn bản pháp luật. Điều đó ai cũng biết bạn à. Nhưng mình đang bàn về Lý luận lẫn thực tiễn. Bạn vui lòng đọc hết bài viết một cách cẩn trọng nha!"

    Như vậy là bạn thừa nhận là về "lý luận" thì nghị định phải có hiệu lực pháp lý cao hơn thông tư. Không có gì cần trao đổi về mặt lý luận.

    Về mặt thực tiễn, bạn viết :

     "nếu Thông tư đó không bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định thì mặc nhiên hiểu Thông tư đó có giá trị pháp lý và được áp dụng; điều khoản “trái” của Thông tư sẽ vô hiệu hóa quy định tại Nghị định."

    Đây là một sự thật xãy ra hằng ngày, Chính đây là điều mà chúng ta, những người ít nhiều biết luật, phải kiên quyết phản đối vì một số cơ quan, cá nhân đã lợi dụng điều này để tiêu cực, những nhiểu...

    Họ lợi dụng sự mâu thuẩn giữa thông tư và nghị định để giải quyết tùy tiện: Cho cũng được mà không cho cũng được!

    Phản ánh việc áp dụng luật trong cuộc sống là đáng trân trọng, cần thiết nhưng phải định hướng rõ đúng sai; Cần tránh tình trạng càng lên diễn đàn thì càng rối vì không biết cái nào đúng, cái nào sai, dù là mục "Cùng thảo luận " (nhất là các phát biểu từ các thành viên tích cực, được mọi người đặt nhiều niềm tin).

    bạn viết :

    "Từ những phân tích nêu trên có thể thấy:

    *Lý luận: Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư;

    *Thực tiễn: Thông tư có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định."

    Đây là nhận định rất khó hiểu !

    -Không phải các cán bộ, công chức, cơ quan hành chính đã làm (thực tiễ) là phải đúng ! Nếu vậy thì tại sao cho phép người dân được khiếu nại, khởi kiện? Phải đưa tiền họ mới chịu làm thì thực tiển là điều đó đúng sao ?

    -Trong thực tiễn nếu có tranh chấp xãy ra, Các trường hợp áp dụng thông tư trái nghị định, trái luật hầu hết đều bị tòa án hủy.

    Mặt khác, Tôi mong bạn xác định cho rõ hơn : Các quy định của Pháp luật không phải là "lý luận", đó là các quy định bắt buộc thi hành; Không thi hành là vi phạm pháp luật.

    Viện lý do " thực tiễn" phức tạp, đa dạng ... là để cho cán bộ và chính quyền họ nói (nhằm mục đích bao biện cho những sai trái).

    Là người dân, tôi chỉ biết làm theo pháp luật, đọc bài viết của bạn xong, tôi không biết mình phải làm theo điều gì nữa ! "Thực tế" hay "lý luận" !

    Việc không làm rỏ dẫn đến kết quả khó lường :

    "manhstchpg :

    nghị đinh va thông tư ơ đây chăng có cái nào là có giá trị.nếu như không có tiền,"

     

    Trân trọng và thật tâm biết ơn bạn về nhiều điều bạn đã làm cho lợi ích chung của diễn đàn!

     

    Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 11/06/2013 08:53:32 SA Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 11/06/2013 08:48:57 SA
     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn minhthao1980 vì bài viết hữu ích
    binh47cb (16/04/2015) Gennuy (15/07/2015) gaubaccuc101288 (24/11/2015) huynhdev7 (09/09/2017)
  • #268615   12/06/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Tại sao Nguyenkhanhchinh và Minhthao1980 nghĩ tiêu cực thế nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #283511   28/08/2013

     Tiêu đề của mục thảo luận là nghị định và thông tư cái nào có giá trị pháp lý cao hơn như vậy Điều 83 luật ban hành văn bản pháp luật mà bạn trích dẫn vẫn chưa rõ văn bản nào tính pháp lý cao hơn.

     Theo tôi, tính pháp lý của văn bản trước tiên căn cứ vào cấp ban hành, cấp cao hơn thì tính pháp lý cao hơn vì thông thường Nghị định hướng dẫn luật, thông tư hướng dẫn thi hành nghị định.

     Nếu văn bản cùng cấp (cùng thông tư, cùng nghị định...) thì tất nhiên văn bản ra đời sau phủ quyết văn bản ra đời trước và ai cũng công nhận.

     Tuy nhiên hệ thống văn bản PL Việt Nam có nhiều sự đan xen, chồng chéo nhau nên trong khi thực hiện vẫn có những nghị định quy định khác với luật, thông tư hướng dẫn khác với nghị định.

     Nếu theo tiêu đề mục thảo luận thì Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn thông tư. Nhưng thông tư có mức độ hợp lý và sát với thực tế hơn so với nghị định vì nghị định do thủ tướng ban hành theo đề nghị của bộ trưởng ra đời trước còn thông tư do trực tiếp bộ trưởng ban hành ra đời sau. Thực tế văn bản QPPL vẫn có nhiều kẽ hở, việc thực thi vẫn có nhiều tiêu cực.

     Một vài ý kiến cá nhân trao đổi!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diamondkvl vì bài viết hữu ích
    SAdmin (28/08/2013)
  • #325291   27/05/2014

    Viengdpytttw
    Viengdpytttw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn phamthanhhuu viết: "Theo Nghị định40/2010/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật nếu Thông tư ban hành trái với Nghị định thì Thông tư đó sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ.Như vậy, nếu Thông tư đó không bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định thì mặc nhiên hiểu Thông tư đó có giá trị pháp lý và được áp dụng; điều khoản “trái” của Thông tư sẽ vô hiệu hóa quy định tại Nghị định.

    Tôi thấy có một vấn đề cần phải làm rõ ở đây. Giả sử một Thông tư ban hành trái với Nghị định của Chính phủ, thì theo quy định tại Nghị định 40/2010/NĐ-CP, Thông tư đó phải bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ. Nhưng vì lý do gì đó (thường là sự tắc trách của các cơ quan có thẩm quyền) đã không đình chỉ, hủy bỏ hay bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Thông tư đó, thì mặc nhiên Thông tư đó vẫn có giá trị, mà đã có giá trị thì đương nhiên phải được áp dụng thực hiện. Sự lủng củng của vấn đề là ở đây. Theo tôi cần phải quy định: Nếu Thông tư ban hành trái với Nghị định thì mặc nhiên điều khoản trái đó không có giá trị, và phải áp dụng thực hiện theo Nghị định. Điều này cũng đúng với Khoản 2, Điều 83, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chứ không thể chờ đến lúc văn bản đó bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ của cơ quan có thẩm quyền. Như đã nói ở trên, nếu cơ quan có thẩm quyền không bãi bỏ thì sao? Chẳng lẽ cứ phải thực hiện theo sự sai trái đó của Thông tư?

    Cập nhật bởi Viengdpytttw ngày 27/05/2014 05:32:23 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #325316   27/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào ban.

    Thông tư trái với nghị định là thực tế xãy ra.

    Trường hợp này đã có dự liệu và được điều chỉnh tại luật ban hành VBQPPL khoản 2 điều 83:

    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    Do đó, việc có bạn cho là :

    Thực tế có hiện tượng thông tư có giá trị cao hơn thực tế là chính xác xãy ra, nói không quá thì là khá phổ biến. Vấn đề là nhìn nhận vấn đề đó như thế nào ?

    1- Thực tế diễn ra nên thông tư cao hơn nghị định.

    2- Dù thực tế xãy ra nhưng nghị định cao hơn thông tư.

    Tôi luôn ủng hộ cách nghĩ thứ hai, vì lý do : Khi có tranh chấp xãy ra, TA thường căn cứ vào quy định của luật ban hành VBQPPL để giải quyết : Nghị định có giá trị cao hơn; Không phải cứ thực tế nhiều nơi áp dụng thông tư trái nghị định mà cho là thông tư có giá trị cao hơn, các cơ quan phải áp dụng thông tư vì họ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các bộ chứ không phải họ không biết.

    Tóm lại, kinh nghiệm của cá nhân tôi : nếu thông tư có lợi khi giải quyết cho tôi thì nhờ chính quyền giải quyết; Nếu nghị định có lợi thì cố gắng đưa vụ việc ra tòa.:'(

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (17/12/2015) buinha2421994 (04/05/2016) vietopen (09/09/2014)
  • #379196   15/04/2015

    tôi chỉ biết luật ,lớn hơn nghị định,  nghị định lớn hơn thông tư, cái nào lớn hơn sẽ phủ định cái nhỏ hơn, tôi thấy thông tư hướng dẫn đọc chẳng hiểu bằng nghị định và luật, thông tư soạn ra bảo vệ quyền lợi của ngành đó không có tính khách quan, có những thông tư ra chưa thực hiện đã bị thông tư khác phủ định xóa bỏ, hiệu quả và tuổi thọ của thông tư không cao, nhiều thông tư soạn ra người dân đọc như là ra để bảo vệ lợi ích cho 1 nhóm người nào đó chứ không phải cho toàn xã hội, dẫn tới tiêu cực tham nhũng tràn lan, từ khi luật đất đai 2013 ra đến nay đã có 5 nghị định của chính phủ hướng dẫn thực hiện quá rõ ràng và đầy đủ, bộ tài nguyên môi trường lại ra thêm mấy thông tư nữa hướng dẫn thực hiện, vừa qua lại ra tiếp thông tư 02 điều chỉnh xóa bỏ các thông tư trước kỳ chưa ráo mực, giữa thông tư và nghị định quá bất nhất trái ngược nhau, nếu cho là thông tư cao hơn thì vai trò của quốc hội ra luật không còn giá trị nữa mà hãy để cho các bộ ra thông tư do tốn kém thời gian họp và tiền bạc của dân

     
    Báo quản trị |  
  • #379342   16/04/2015

    Vấn đề ở đây là bạn đang có một cái nhìn quá thiểm cận đối với Hệ thống văn bản quy phạm phá luật nước ta. Lý luận mà bạn đã nêu ra trong thực tiên là có nhưng bạn lại chưa hiểu hết được bản chất vấn đề.

    Tại sao phải chờ Thông tư hướng dẫn riêng của từng bộ ngành bởi vì chính trong Luật, Nghị định có quy định tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng ngành sẽ ban hành Thông tư hướng dân quy định chi tiết thêm. Vậy nếu chưa có hướng dẫn cụ thể, trong từng lĩnh vực thì người áp dụng pháp luật phái áp dụng như thế nào. Nếu là bạn bạn sẽ xử lý tình huống nàyra sao?

    Trong trường hợp Thông tư có những quy định trái, hoặc quy định trùng lập thì Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ là áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn. Như vậy nếu thông tư quy đinh trái nghị định hoặc luật thì vẫn không thể áp dụng. Do đó Nghị định vẫn cao hơn thông tư, và Luật có giá trị pháp lý cao hơn nghị định. Còn vấn đề những quy định đã trái so với văn bản cao hơn thì hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần đó là thủ tục và là trách nhiệm của các bộ ngành.

    Tôi thiết nghĩ trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay chẳng ai dại mà đi làm trái văn bản quy phạm pháp luật đâu bạn ạ. Vì môi bộ ngành, cơ quan đều có những cơ quan chuyên môn chuyên nghiên cứu, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành. Trường hợp như bạn nói Thông tư trái nghị định từ trước đến này vẫn xuất hiện một vài trường hợp nhưng không nhiều. Bạn đừng đem một góc nhỏ của cái nhìn của mình mà bi quan với nền pháp lý của Việt Nam bạn nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn stpcantho vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (17/12/2015)
  • #379346   16/04/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Em xin được tham gia thảo luận với các anh/chị: 

    Theo ý kiến cá nhân của em giữa Thông tư và Nghị định thì cái có giá trị pháp lý cao nhất chính là HIẾN PHÁP. 

    Em xin hết ạ. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (16/04/2015)
  • #379381   16/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Tất cả các ý kiến điều trên lý thuyết....Luật Vua thua lệ làng.... Ông Võ văn Kiệt từng tuyên bố : Trên bảo dưới khg nghe...Luật ban hành 1 vợ ,1 chồng : 1 trai ,1 gái ...nhưng Nguyễn Tấn Dũng ,mấy con?...Các thành viên Dân luật làm ơn xuống đất ngồi ...ngang hàng với  THỰC TẾ để cho dân chứng nhờ vã.

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 16/04/2015 12:44:03 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #392258   15/07/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    nguoitruongphu viết:

    Tất cả các ý kiến điều trên lý thuyết....Luật Vua thua lệ làng.... Ông Võ văn Kiệt từng tuyên bố : Trên bảo dưới khg nghe...Luật ban hành 1 vợ ,1 chồng : 1 trai ,1 gái ...nhưng Nguyễn Tấn Dũng ,mấy con?...Các thành viên Dân luật làm ơn xuống đất ngồi ...ngang hàng với  THỰC TẾ để cho dân chứng nhờ vã.

    Ý bác : " Trên - Dưới " là theo nghĩa nào ạ =)))

     
    Báo quản trị |  
  • #390396   02/07/2015

    Chào các bạn mình là cũng đang tìm hiểu vấn đề trên thì thấy có mục này, mình không phải dân Luật nên viết theo những gì mình hiểu thôi:

    NĐ của CP ban hành sẽ rất chung có thể chỉ đạo cho nhiều ngành cùng thực hiện và không đi vào chi tiết quá chuyên môn. Nhưng lại có tính pháp lý cao hơn TT.

    TT do Bộ và Cơ quan ngang bộ ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết những người thuộc ngành đó thực hiện chuyên môn và chi tiết hơn.

    Cả 2 văn bản trên đều phải do các chuyên viên thuộc Bộ biên soạn rồi trình lên CP, Bộ để ban hành. Nếu cùng một bộ phận soạn ra thì mà có nội dung trái ngược thì người đó phải làm sao cho phù hợp. Nếu khác bộ phận trong Bộ soạn ra mà không khớp nhau thì phải ngồi lại làm sao cho khớp. Và cuối cùng phải trình lại hoặc làm văn bản bổ sung, nhưng thực tế ở VN các bác ấy rất sợ phải trình lại nên nhiều khi các văn bản đá nhau mà vẫn cứ để như vậy. Đến khi ở cấp dưới làm không được, nói quá thì mới sửa đổi cái mới.

    Như vậy, NĐ vẫn là cái cao nhất để tuân theo và TT phải tìm cách như thế nào đó để phù hợp. Chứ theo như bác lý giải ở trên thì sẽ có người vận dụng điểm sơ hở đó mà lách luật và các quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #390506   03/07/2015

    coxcomb_hn
    coxcomb_hn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Sẽ chẳng có chuyệnThông tư trái với nghị định nếu chúng cùng phát sinh theo trục dọc., Những điểm vênh giữa Thông tư và nghị định chỉ xuất hiện khi chúng xuất phát từ những cơ quan bộ ngành khác nhau nhưng cùng điều chỉnh 1 nhóm quan hệ, đối tượng nào đó. Khi đó, đơn giản là sẽ áp dụng Thông tư, nghị định chuyên ngành điều chỉnh nhóm quan hệ, đối tượng đó. 

    Đó là quan điểm cá nhân của mình! :D

    Email: hiennguyenvan173@gmail.com

    Phone: 09686.13.246

     
    Báo quản trị |  
  • #390517   03/07/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


     Mình không nghĩ suy nghĩ của bạn là đúng đâu.

    Bạn có biết ai là người sọan thảo Dự thảo các Nghị định trình chính phủ lấy ý kiến rồi ký ban hành không? Là Bộ đó bạn, nên cũng xem như là Bộ là người "ban hành Nghị định rồi"

     
    Báo quản trị |  
  • #390532   03/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    haizzz Thua mấy ông con trời hết, thông tu với nghị định ở trên trời cơ mà. Tớ ở dưới mà lị. Chỉ có công văn trả lời. Tớ bảo không thì nó là không với mọi lý do đừng có đen luật hay nghị định ra cãi. Cứ phải công văn xong không được thì tiền cho nhanh. Văn hoá rồi các tiền bối. haizzzz. Thậm chí bây giờ là thoả thuận luôn không được giá là bay vô chép tơi bời, thế thì doanh nghiệp nào mà chẳng kêu. Đội thuế với đội kiểm toán coi Doanh nghiệp là ngân hàng của họ mà. 

    Bức xúc lắm ức chế lắm... nhưng biết làm sao 

     
    Báo quản trị |