Nghỉ chế độ thai sản theo bộ luật lao động năm 2012

Chủ đề   RSS   
  • #252948 04/04/2013

    hathanhoanhbo

    Chồi

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 1320
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 9 lần


    Nghỉ chế độ thai sản theo bộ luật lao động năm 2012

    >> 1477/BHXH -CSXH: hướng dẫn chế độ thai sản theo quy định của BLLĐ 2012

    > Được nghỉ thai sản 6 tháng từ ngày 02/01/2013

    Vợ tôi là viên chức (cán bộ quản lý trường mầm non) sinh con vào lúc 22h30 ngày 01/01/2013, theo bộ lu���t lao động năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 vợ tôi có được nghỉ thai sản 06 tháng không? 

    Nếu vợ tôi có đơn xin nghỉ chế độ thai sản từ ngày 02/01/2012 và được cơ quan chấp nhận thì bảo hiểm xã hội có chấp nhận không?

     
    89812 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #46062   26/02/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Vấn đề bạn quan tâm, xin được tư vấn như sau:

    Theo quy định tại Điều 13, 14 Luật Cán bộ công chức thì cán bộ, công chức được hưởng các quyền về nghỉ ngơi và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Về chế độ nghỉ thai sản, Điều 114 Bộ luật Lao động quy định:

    “1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày…

    2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc”

    Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 11:59:01 AM

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |  
  • #46161   11/03/2010

    danganhquyen
    danganhquyen

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề bạn hỏi được quy định chi tiết trong mục II của Nghị định 152/2006/NĐ-CP

    HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘCCHÍNH PHỦ

    MỤC 2: CHẾ ĐỘ THAI SẢN

    Điều 13. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này.

    Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

    Điều 15. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là:

    a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

    b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

    c) 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

    d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.

    2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:

    a) Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con;

    b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.

    Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 Điều này và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.

    3. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

    Điều 16. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Điều 17. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

    2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

    b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

    c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

    3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

    a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

    b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

    và được cụ thể hóa trong thông tư 03

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 152/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

    II- CHẾ ĐỘ THAI SẢN

    1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

    Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

     Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Ví dụ 1: Chị A sinh con vào ngày 13/01/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2006, nếu trong khoảng thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

    Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc vào tháng 8/2007 và sinh con vào ngày 16/12/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007, nếu trong khoảng thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

    2. Lao động nữ được nghỉ việc 5 tháng khi sinh con quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được áp dụng kể cả trường hợp làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    3. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

    a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của mẹ.

    b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của cha.

    4. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

    Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

    Ví dụ 3: Chị C sinh con vào ngày 5/2/2007, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

    - Từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 900.000 đồng/tháng;

    - Từ tháng 10/2006 đến tháng 01/2007 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 1.200.000 đồng/tháng.

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

    =

    (900.000 x 2) + (1.200.000 x 4)

    = 1.100.000 đồng/tháng

    6

     

    Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C là 1.100.000 đồng/tháng.

    Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đó đóng bảo hiểm xã hội.

    Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.

    Ví dụ 4: Chị D bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tháng 5/2007, đi đặt vòng tránh thai vào ngày 21/5/2007, mức tiền lương tháng 5/2007 là 1.500.000 đồng. Chị D được lấy mức tiền lương tháng 5/2007 (1.500.000 đồng) để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai.

    5. Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

    a) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai được tính theo công thức sau:

    Mức hưởng khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai

    =

    Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

    x  100% x

    Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản

    26 ngày

     

    Trong đó:

    - Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc được tính như quy định tại khoản 4 Mục này.

    - Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    b) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc nuôi con nuôi được tính theo công thức sau:

     

     

    Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi

     

    =

    Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

    x

    Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con nuôi theo chế độ

     

    6. Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

     

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 12:00:29 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #46162   21/07/2009

    Tuyetnh
    Tuyetnh

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế độ nghỉ thai sản cho cán bộ

    Xin chào luật sư.

    Tôi là Tuyết xin được luật sư giúp đỡ:$0 Chị gái tôi vừa thi đỗ công chức ngạch giáo viên THPT(CIII), được phân công nhận công tác từ ngày 1/8/2009 trong quyết định công tác có ghi "thời gian tập sự 12 tháng" "được hưởng mọi chế độ, quyền lợi như những giáo viên khác", nhưng chị tôi đi làm được khoảng 1 tháng nữa thì sinh cháu (đầu T9).

    Vậy xin hỏi luật sư chị tôi có được hưởng chế độ BHXH không ạ? Nếu không được hưởng BHXH thì có được hưởng chế độ trợ cấp nào trong thời gian nghỉ thai sản không ạ?

    Rất mong được LS giúp đỡ.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 12:01:37 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #46163   01/03/2010

    nhuan_k2b
    nhuan_k2b

    Mầm

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 691
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


    chế độ nghỉ thai sản?

    Xin luật sư cho tôi hỏi: Vợ tôilà giáo viên tập sự bắt đầu ký hợp đồng lao động từ 16/02/2009 đến hết 16/4/2010 (vợ tôi tập sự 12 tháng + 02 tháng nghỉ hè = 14 tháng) thì hết thời gian tập sự.

    Nhưng 4/12/2009 vợ tôi sinh con. Vậy tôi xin hỏi luật sư: sau khi vợ tôi nghỉ chế độ thai sản thì thời gian tập sự của vợ tôi có kéo dài thêm ra không? Chế độ khi nghỉ thai sản như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #257773   26/04/2013

    Ngocmai13
    Ngocmai13

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Ăn bản luật

    Thê những người ngày 1/1 đang đc nghỉ tết dương nhưng vỡ ối sinh non thi phải đén 2/1 moi xin đơn vị nghỉ thi sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #257801   26/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Híc, đọc topic này nó độc đạo quá, hình như đang chuyển tiếp một topic nào khác? Phiền mod/smod ghép bài lại đọc từ đầu xem có hiểu được bạn này đang viết gì?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (26/04/2013)
  • #259809   07/05/2013

    cobemummim1986
    cobemummim1986

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa luật sư, em có trường hợp này muốn nhờ luật sư tư vấn giúp ạ.

    Công ty e co 1 chị sinh em bé từ N16/12/2012 nhưng đến nay đã hết thời gian nghỉ thai sản rồi mà công ty vẫn chưa báo giảm cho trường hợp đó. Vậy Bi giờ công ty em làm Báo giảm cho Trường hợp đó có được không ạ, và thủ tục gồm những giấy tờ gì ạ. 

    Em xin cảm ơn ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #261202   14/05/2013

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    Báo giảm sử dụng mẫu hồ sơ 103 như bình thường. bạn lên website của BHXH Hà Nội mà tìm  mẫu

     
    Báo quản trị |  
  • #261321   14/05/2013

    nguthana
    nguthana

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2010
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn!

    Công ty bạn có thể làm báo giám bình thường không vấn đề gi. Thủ tục:

    Công văn đề nghị báo giám theo mẫu của BHXH (D01b-TS)

    Mãu báo giám theo mẫu (D02-TS)

    Giấy chứng sinh

     

     
    Báo quản trị |  
  • #262671   20/05/2013

    sangiangkt
    sangiangkt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào luật sư! 

    Tôi đóng BHXH từ tháng 11/2010 đến hết tháng 5/2013 tôi nghĩ việc tại thời điểm này tôi mang thai được hơn 5th vậy cho tôi hỏi sau khi sinh , ngoài tiền trợ cấp thai sản tôi có được nhận 2thang tiền trợ cấp tả lót ko? 

    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #271623   25/06/2013

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Bạn nên kiểm tra lại thời gian tham gia BHXH của bạn vì theo quy định nếu  Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con thì đều được hưởng chế độ thai sản.

    Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Ngoài ra còn được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung .

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014)
  • #263677   23/05/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn sangiangkt, chế độ trợ cấp thai sản bao gồm tiền lương + tiền trợ cấp 1 lần (hay cìn gọi là tiền tã lót). Nếu bạn được món này thì sẽ được luôn món kia.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014) HoangKhang207 (15/06/2013)
  • #263991   24/05/2013

    Theo như luật quy định thì chế độ nghỉ thai sản được tính từ ngày thực tế nghỉ việc để sinh con. Trường hợp vợ của bạn là do vỡ ối bất thình lình nên sinh con vào ngày 01/01/2013, thì ngày đó coi như là bạn đang làm việc thì gặp sự cố, đến ngày 02/01/2013, bạn mới nộp đơn xin nghỉ việc vì lí do sinh con

    Vậy thời gian nghỉ thai sản được tính từ ngày 02/01/2013 đến hết ngày 01/05/2013, tức là đến ngày 01/5/2013, vợ anh vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên vợ anh được tiếp tục nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 01/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentunhu vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014)
  • #271636   25/06/2013

    trang_keo1610
    trang_keo1610

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chế độ thai sản

    Xin Luật sư tư vấn giúp. Tôi ký hợp đồng và đóng bảo hiểm từ ngày 1/4/2013. Hiện nay tôi đang mang thai và dự sinh vào ngày 3/10/2013. Vậy tôi có được hưởng bảo hiểm ko? Nếu trường hợp tôi xin nghỉ thai sản trước 2 tháng thì có được ko? Mong luật sư giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_keo1610 vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014)
  • #271706   25/06/2013

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Nếu bạn đã tham gia BHXH từ tháng 4/2013 thì đến hết tháng 9/2013 (dự sinh tháng 10/2013) là đủ 6 tháng nên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định. Tuy nhiên, nếu bạn xin nghỉ trước khi sinh hai tháng thì do hai tháng đó ko đi làm, không trả lương và ko tham gia BHXH nên ko đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH nên sẽ không được giải quyết chế độ thai sản bạn nhé

    Thân mến

     

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014)
  • #276145   18/07/2013

    hailinh72vt
    hailinh72vt

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư!

    Vợ tôi chuẩn bị sinh em bé vào tháng 01/2014

    Trước đây vợ tôi đóng BHXH tại đơn vị cũ đến tháng 6/2013 với mức đóng là 13.000.000 đồng,cô ấy tham gia BH liên tục từ năm 2009 đến tháng 6/2013. 

    Tháng 7/2013 cô ấy xin thôi việc  ...Đến tháng 8/2013,cô ấy tham gia đóng BHXH tại cơ quan mới với mức đóng mới là 4.000.000 đồng

    Vậy  cô ấy có được hưởng chế độ thai sản và đực tính chế độ thai sản theo mức lương nào?

    Cám ơn luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #276287   18/07/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn hailinh72vt, vợ bạn được nhận chế độ thai sản theo mức lương đóng BHXH trung bình của 6 tháng cuối cùng trước khi sinh.

    Nếu sinh con trước ngày 15/01/2014 thì 6 tháng cuối cùng là 6/2013, 8-12/2013

    Nếu sinh con từ 15/01/2014 trở về sau thì 6 tháng cuối cùng là 8/2013 -1/2014.

    Bạn tự cộng lại và chia trung bình nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014)
  • #277667   25/07/2013

    tvt09
    tvt09

    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư!

    Theo  điểm a, b, khoản 1, Điều 31 - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định:

    "1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:

    a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

    b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân"

     theo Bộ Luật Lao động mới nhất thì thời gian nghỉ thai sản tăng  từ 04 tháng lên 06 tháng (từ 01/05/2013).

    Vợ em đang công tác tại huyện miền núi (huyện nghèo 30a). Vậy làm việc ở khu vực miền núi của em có được áp dụng điểm b, khoản 1, điều 31 không (tức là 07 tháng)? 

    Xin Luật sư giải đáp! Em xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #277689   25/07/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn tvt09, bộ luật lao động mới quy định thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng áp dụng cho mọi đối tượng và mọi khu vực.

    Nếu bạn muốn áp dụng điểm b, khoản 1, điều 31 thì vợ bạn chỉ được nghỉ có 5 tháng chứ không phải 7.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014)
  • #280058   08/08/2013

    thuythu0911
    thuythu0911

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư. Tôi xin hỏi luật sư vấn đề nhu sau:

    Cháu gái tôi mang bầu do sức 'khoẻ yếu xin nghỉ không lương từ ngày 19/12/2012 đến hết ngày 29/12/2013 lý do sức khoẻ yếu. Đến ngày 02/01/2013 cháu tôi sinh con và đã viết đơn nghỉ thai sản từ ngày 02/01/2013 . Như vậy cháu tôi có được nghỉ 6 tháng và hưởng 6 tháng theo luật lao động mới không?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com