Nếu luật sư rơi vào trường hợp này thì sẽ xử sự như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #283973 30/08/2013

    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Nếu luật sư rơi vào trường hợp này thì sẽ xử sự như thế nào?

    Luật sư “phản” thân chủ, được không?
    Ra tòa, luật sư bất ngờ đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của thân chủ vì cho rằng chưa phù hợp với đạo đức. Hành động “xưa nay hiếm” này đã gây nhiều tranh cãi…

     

    Ngày 30-8 tới, TAND tỉnh Cà Mau sẽ xử phúc thẩm lần hai vụ tranh chấp tài sản chung của vợ chồng giữa ông Lê Văn Xiêm với bà Nguyễn Thị Lẹ cùng ngụ phường 2 (TP Cà Mau). Vụ án này rất nổi tiếng tại địa phương trong nhiều năm qua bởi số tài sản tranh chấp lên đến hàng trăm tỉ đồng, các bên mâu thuẫn quá nặng nề. Chưa hết, trong phiên xử sơ thẩm lần đầu còn xuất hiện một tình huống hi hữu: Luật sư của ông Xiêm bất ngờ “phản” thân chủ…

    Đề nghị tòa bác đơn của thân chủ

    Theo hồ sơ, sau 27 năm cưới nhau, năm 1999, bà Lẹ cho rằng mình và ông Xiêm bất đồng quan điểm, không thể sống chung nên khởi kiện xin ly hôn. Tòa chưa xử, bà Lẹ rút đơn nên tòa đình chỉ giải quyết vụ án.

    Ba năm sau, ông Xiêm tạt acid bà Lẹ gây thương tật 69%. Tuy nhiên, ông Xiêm được kết luận là mang bệnh tâm thần nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị buộc đi điều trị bệnh tâm thần.

    Bình phục, năm 2004, ông Xiêm khởi kiện xin ly hôn với bà Lẹ. Ngày 30-12-2005, TAND TP Cà Mau đã xử sơ thẩm vụ ly hôn này. Tại phiên tòa, luật sư ĐHQ (Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau, người bảo vệ cho ông Xiêm)  phân tích rằng vết thương của bà Lẹ do ông Xiêm gây ra nên việc ông Xiêm yêu cầu ly hôn là chưa phù hợp với đạo đức và pháp luật.

    Từ đó, luật sư Q. đã đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện của thân chủ - một đề nghị chưa từng xảy ra trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Sau đó, tòa đã tuyên đúng như đề nghị của luật sư Q.

    “Tôi đã xin lỗi, trả lại tiền”

    Ngày 28-8, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Q. kể ông nhận lời bảo vệ cho ông Xiêm sau khi TAND TP Cà Mau đã thụ lý vụ án. Sau đó, ông đã tốn nhiều công sức để đi xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ. Trước khi tòa đưa vụ án ra xét xử, ông nhận được thông tin là bà Lẹ - vợ ông Xiêm vẫn đang phải nằm điều trị những vết thương do bị ông Xiêm tạt acid gây ra tại Thái Lan, khác với những gì mà ông Xiêm nói với ông.

    “Từ thông tin này, tôi dự định ra trước tòa sẽ đề nghị chung chung rằng tòa xem xét, quyết định. Nhưng khi ra trước tòa, nghe các con của bà Lẹ kể về bệnh tình của mẹ, tôi đã bị xúc động mạnh và không kiềm chế được nên đã đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của ông Xiêm. Đây là một sai lầm, một sự cố nghề nghiệp của tôi. Sau phiên tòa, tôi đã xin lỗi và trả lại toàn bộ số tiền dịch vụ pháp lý đã nhận cho ông Xiêm”.

    Giới luật sư nói sao?

    Đây là một tình huống hi hữu trong hoạt động hành nghề của giới luật sư Việt Nam, thậm chí là cả trên thế giới. Xung quanh chuyện này, chúng tôi đã nhận được những luồng quan điểm khác nhau.

    Theo luật sư Nguyễn Thế Phong (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát đạo đức nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam), hành động của luật sư Q. có thể thông cảm được. Bởi làm nghề luật sư thì ngoài nghĩa vụ bảo vệ khách hàng còn có trách nhiệm bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý. “Về lý thì hành động của luật sư Q. vi phạm cam kết với thân chủ nhưng xét về tình thì cũng đáng suy nghĩ. Luật sư Q. chỉ sai lầm ở thời điểm từ chối bảo vệ khách hàng. Lẽ ra ông nên chấm dứt hợp đồng ngay từ khi phát hiện ra những sự thật trái với thông tin thân chủ cung cấp chứ không phải đợi đến “phút 89” mới phát biểu quan điểm gây bất lợi cho thân chủ” - luật sư Phong nhận xét.

    Ngược lại, luật sư Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) khẳng định dứt khoát luật sư không được vì bức xúc mà phát biểu ngược lại với yêu cầu của thân chủ, gây bất lợi cho thân chủ, ngay cả khi việc nói ngược này phù hợp với đạo đức. Bởi một nguyên tắc hành nghề cơ bản của giới luật sư từ xưa tới nay không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới là không được làm những gì bất lợi cho khách hàng mà mình nhận bảo vệ.

    “Đúng ra khi phát hiện thông tin mới tại tòa, luật sư Q. phải đề nghị xin hoãn xử rồi sau đó trao đổi thẳng với thân chủ là “tôi không bảo vệ cho anh nữa vì anh đã lừa dối tôi”. Khi luật sư phát hiện một điều vi phạm đạo đức mà dừng lại là tốt nhưng từ chối cũng phải có cách phù hợp chứ không nên phản ứng thẳng thừng gây bất lợi cho thân chủ ngay tại tòa. Theo luật, trường hợp này khách hàng có thể kiện luật sư đòi bồi thường vì làm ảnh hưởng đến uy tín, gây thiệt hại cho mình” - luật sư Nghĩa nói.

    Đồng tình, luật sư Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước) phân tích: Vào thời điểm năm 2005 thì chưa có bộ quy tắc ứng xử đạo đức của nghề luật sư nhưng mỗi đoàn luật sư đều ban hành các nguyên tắc ứng xử riêng dựa trên bộ quy tắc mẫu do Bộ Tư pháp ban hành. Trong đó luôn có một quy định bất di bất dịch là luật sư phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết khi lợi ích đó hợp pháp. Chưa kể, Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực thi hành lúc đó cũng có điều khoản quy định luật sư không được làm trái với quyền lợi của khách hàng.

    Theo luật sư Vinh, trong trường hợp trên, yêu cầu xin ly hôn của ông Xiêm là hợp pháp. Chuyện ông ta gây thương tích nặng cho vợ trước đó chỉ là một tình tiết tòa cần xem xét. Còn để chấp nhận cho ly hôn hay không thì tòa phải dựa theo các quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình. Việc luật sư Q. bức xúc “phản” thân chủ tại tòa là trái nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp.

    Tranh chấp hàng trăm tỉ đồng

    Năm 2006, ông Xiêm tiếp tục khởi kiện đòi chia tài sản chung, còn bà Lẹ phản tố xin ly hôn và chia tài sản. Theo khai báo của ông Xiêm, ông và bà Lẹ có 446 hột xoàn và 20 phần tài sản khác là đất đai, nhà cửa, tiền gửi ngân hàng, tiền vốn tại các cơ sở kinh doanh. Trong đó, nhiều khối tài sản ông Xiêm khai là để cho các con, mẹ vợ đứng tên.

    Ra tòa, ông Xiêm và bà Lẹ chỉ thống nhất được bốn căn nhà và một thửa đất tại trung tâm TP Cà Mau. Các phần tài sản còn lại thì bà Lẹ cho rằng hoặc ông Xiêm khai khống hoặc bà đã bán để điều trị các vết thương do ông Xiêm gây ra. Còn phía ông Xiêm thì nói bà Lẹ cố tình tẩu tán tài sản chung...

    Với một khối tài sản khổng lồ lên đến hàng trăm tỉ đồng và những mối quan hệ sở hữu - quản lý - sử dụng chằng chịt, thêm nữa hai bên nguyên, bị đều không cung cấp được đầy đủ chứng cứ, hàng chục nhân chứng thì khai báo mâu thuẫn, trước sau bất nhất đã khiến các cấp tòa lúng túng.

    Năm 2009, trong phiên sơ thẩm lần đầu, ông Xiêm được chia số tài sản trị giá hơn 10 tỉ đồng. Đến phiên phúc thẩm lần đầu, ông được chia số tài sản trị giá trên 20 tỉ đồng. Năm 2011, TAND Tối cao đã hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm vì cả hai cấp tòa đều có sự sơ suất, thiếu xác minh, đối chất. Đến tháng 4-2012, TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm lần hai chỉ chia cho ông Xiêm số tài sản trị giá 1,2 tỉ đồng.

    TRẦN VŨ - THANH TÙNG

    Nguồn: phapluattp.vn

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: [email protected] - [email protected]

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    15999 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #284049   31/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Em hông phải luật sư, mà nếu là em thì cũng cần phân minh, đâu là đúng đâu là thật, cái này là do luật sư đã không điều tra kỹ vụ việc mà cứ tin hết vào thân chủ. Liệu có vi phạm nguyên tắc làm việc không?

     
    Báo quản trị |  
  • #284529   04/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào danusa!

    Xét về lý thì luật sư này đã vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Vì dù thế nào đi nữa thì luật sư này không "phản" khách hàng mà nên thay đổi trước khi mở phiên tòa hoặc xin hoãn phiên tòa để từ chối bảo vệ cho thân chủ này.

    Xét về tình thì có thể nói luật sư này là người có cái tâm trong hành nghề luật sư, vì không phải ai cũng có suy nghĩ, hành động vì đạo lý như luật sư này.

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: [email protected] - [email protected]

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #284549   04/09/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    1/Luật sư đã hành xử có thể đúng với lương tâm và đạo đức cá nhân nhưng hoàn toàn trái với quy tắc nghề nghiệp và đáng bị Đoàn Luật sư kỷ luật nặng. Lẽ ra ông ta phải từ chối bào chữa trước khi phiên tòa mở. 

    Thử tưởng tượng nếu bị cáo bị truy tố tội giết người có thể bị án tử mà luật sư bảo là thằng này phạm tội chứng cứ rõ ràng; hành vi tàn bạo, mất hết nhân tính, cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội thì không hiểu sự thể sẽ như thế nào.

    2/ Trong trường hợp này, nếu thủ tục quy định bắt buộc phải có luật sư bào chữa thì tôi cho là lẽ ra Tòa phải lập tức hoãn phiên tòa như đối với trường hợp không có luật sư bào chữa cho đến khi bị cáo tìm được hoặc Tòa chỉ định luật sư mới tùy theo trường hợp. Pháp luật tố tụng cần bổ sung quy định đối với trường hợp này vì không loại trừ còn có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai. 

     

     

    Cập nhật bởi nvdcyah ngày 04/09/2013 09:00:36 CH câu chữ
     
    Báo quản trị |  
  • #284563   05/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


     

    nvdcyah viết:

     

    1/Luật sư đã hành xử có thể đúng với lương tâm và đạo đức cá nhân nhưng hoàn toàn trái với quy tắc nghề nghiệp và đáng bị Đoàn Luật sư kỷ luật nặng. Lẽ ra ông ta phải từ chối bào chữa trước khi phiên tòa mở. 

    Thử tưởng tượng nếu bị cáo bị truy tố tội giết người có thể bị án tử mà luật sư bảo là thằng này phạm tội chứng cứ rõ ràng; hành vi tàn bạo, mất hết nhân tính, cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội thì không hiểu sự thể sẽ như thế nào.

    2/ Trong trường hợp này, nếu thủ tục quy định bắt buộc phải có luật sư bào chữa thì tôi cho là lẽ ra Tòa phải lập tức hoãn phiên tòa như đối với trường hợp không có luật sư bào chữa cho đến khi bị cáo tìm được hoặc Tòa chỉ định luật sư mới tùy theo trường hợp. Pháp luật tố tụng cần bổ sung quy định đối với trường hợp này vì không loại trừ còn có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai. 

     

     

     

     

    Chào bạn!

    Tôi đồng tình với bạn nhưng lưu ý bạn, vụ việc này xảy ra trong phiên tòa giải quyết vụ án ly hôn, chứ không phải vụ án hình sự nên không có chuyện bắt buộc phải có luật sư bào chữa hay bảo vệ.

    Và hành vi của luật sư vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, chứ tố tụng khó mà điều chỉnh chuyện luật sư phải bào chữa bảo vệ thân chủ, không được bào chữa "chống lại" thân chủ hay bác lời bào chữa "phản" thân chủ... Hội đồng xét xử chỉ căn cứ là lời bào chữa, bảo vệ đó có phù hợp với chứng cứ, tình tiết của vụ án hay không để ra phán quyết thấu tình, đạt lý mà thôi.

    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 05/09/2013 08:44:43 SA

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: [email protected] - [email protected]

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    nvdcyah (07/09/2013)
  • #284778   06/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Thêm một vụ việc liên quan đến quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư.
     
    Khi luật sư là “người cũ”!
    Trước đây, ông T. làm công ăn lương cho một công ty và từng đứng về phía công ty đấu với ông V. Nay ông T. là luật sư thì có quyền bảo vệ ông V. trong vụ kiện với chính công ty nọ?

     

    Mới đây, luật sư BQT (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã kiến nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư TP.HCM chỉnh sửa Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp liên quan đến giới hạn hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Theo ông, nếu giới hạn này không rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những người đang hành nghề luật sư mà trước đây từng làm việc cho các cơ quan, doanh nghiệp.

    Rắc rối vì gặp lại “người cũ”

    Trước năm 2008, ông T. là chuyên viên pháp chế cho Công ty P. Trong thời gian làm chuyên viên pháp chế cho Công ty P., ông T. từng được công ty giao giải quyết vụ tranh chấp giữa công ty với ông V. Sau đó ông ra làm luật sư và đến tháng 9-2012, nhận bảo vệ quyền lợi cho ông V. trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng với Công ty P. Biết chuyện, Công ty P. đã gửi đơn yêu cầu tòa không chấp nhận tư cách luật sư bảo vệ bị đơn của luật sư T.

    Theo Công ty P., việc luật sư T.  bảo vệ cho ông V. sẽ dẫn đến sự không khách quan bởi luật sư T. có thể đã nắm các thông tin quan trọng khi làm việc cho Công ty P. và tham gia giải quyết vụ tranh chấp trước đó giữa công ty P. và ông V.

    Ngày 16-8 vừa qua, Công ty P. tiếp tục kiến nghị Đoàn Luật sư TP.HCM can thiệp không cho luật sư T. tham gia vào vụ án. Nhưng trước đó, ngày 1-8, luật sư T. và ông V. đã thỏa thuận thanh lý hợp đồng và luật sư T. đồng ý rút khỏi vụ án.

    Kiến nghị làm rõ thêm quy tắc

    Trao đổi, luật sư T. cho biết ông rút khỏi vụ kiện không phải vì sợ mình làm sai mà nhằm bảo vệ khách hàng để vụ kiện được nhanh chóng giải quyết.

    Trong kiến nghị gửi Liên đoàn Luật sư và Đoàn Luật sư TP.HCM, luật sư T. cho rằng ông không vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư như Công ty P. viện dẫn. Cụ thể, Quy tắc 11.1 định nghĩa: “Xung đột về lợi ích trong hành nghề luật sư là sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh thần đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra giữa hai hay nhiều khách hàng của luật sư; giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có liên quan đến vụ việc đó”. Nếu vi phạm quy tắc này thì luật sư phải từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng theo Quy tắc 9.

    “Hiểu theo định nghĩa “sự đối lập xảy ra giữa hai hay nhiều khách hàng của luật sư” nói trên thì nếu trước kia, cả Công ty P. lẫn ông V. đều là khách hàng của tôi thì nay tôi mới phải từ chối bảo vệ một bên. Đằng này ngày đó tôi là người làm công ăn lương cho Công ty P., ông V. cũng không là khách hàng của tôi, sao có thể gọi là xung đột về lợi ích? Quan hệ giữa Công ty P. với tôi trước đây là quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động. Còn hiện nay, tôi hành nghề luật sư theo Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan. Hai tư cách này không liên quan đến nhau. Chẳng lẽ một người trước khi làm luật sư đã làm việc cho 100 công ty thì sau này họ sẽ phải loại trừ hết số khách hàng liên quan đến 100 công ty đó hay sao?” - luật sư T. phân tích.

    Từ đó, luật sư T. kiến nghị lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM phải sửa lại các quy tắc theo hướng làm rõ các trường hợp sau: Thứ nhất, nếu trước đây luật sư có hoạt động với tư cách là người lao động cho khách hàng (bên đối lập), khi khách hàng (bên không đối lập) lựa chọn luật sư thì luật sư có được nhận lời hay không? Thứ hai, có cần đưa ra mốc thời gian hạn định là một năm hay hai, ba năm… sau khi luật sư chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng pháp lý rồi mới được làm luật sư bảo vệ khách hàng hay không?

    “Nếu quy tắc có thể chưa rõ dẫn đến cách hiểu khác nhau mà vẫn áp dụng thì các luật sư sẽ bị giới hạn rất nhiều về quyền hành nghề. Việc này còn ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng khi họ đã tin tưởng chọn luật sư mà mình tín nhiệm” - luật sư T. nói.

    “Ứng xử vậy là khéo léo”

    Về tình huống trên, luật sư Nguyễn Thế Phong (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Đạo đức nghề nghiệp, Khen thưởng, Kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam) nhận xét: Đối chiếu với quy định tại Luật Luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư thì việc làm của luật sư T. không sai.

    Luật sư Phong đồng ý với phân tích của luật sư T. liên quan đến Quy tắc 11.1. Tuy nhiên, ông cũng đồng tình với quyết định rút khỏi vụ án của luật sư T. và nói: “Việc lựa chọn cách ứng xử sao cho phù hợp trong nghề luật sư rất quan trọng. Về quy định, quy tắc thì không sai nhưng việc xử sự khéo léo sẽ không làm mất uy tín của luật sư. Dù sao trước đây mình cũng từng có những kỷ niệm vui buồn với cơ quan cũ, từng cống hiến và hưởng lợi ích vật chất từ đó thì không nên đối đầu khi không cần thiết”.

    Luật sư Hà Hải (Phó Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho biết: Đoàn Luật sư TP.HCM đã nhận được kiến nghị của luật sư T. và sẽ họp bàn, cho ý kiến cụ thể. Về quan điểm cá nhân, ông đồng tình là nếu áp dụng theo quy định hiện hành thì luật sư T. không sai khi tham gia vụ án. Ông cũng đánh giá cao hành động rút khỏi vụ án của luật sư T. vì “không phải ai cũng ứng xử được như vậy”.

    Đặc biệt, luật sư Hải đồng tình cao với kiến nghị của luật sư T. là cần quy định rõ trong thời hạn bao lâu thì luật sư có thể tiếp cận lại với những thân chủ bị cho rằng từng có mâu thuẫn về quyền lợi. “Nếu cứ viện dẫn mâu thuẫn về quyền lợi mà không có thời hạn thì vài chục năm sau luật sư vẫn không tiếp cận được. Các quy định liên quan phải có giới hạn rõ ràng, khi nào, trường hợp nào bị cấm. Điều này không chỉ phù hợp với thông lệ chung mà còn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp và quản lý luật sư” - luật sư Hải khẳng định.

    Một cách hành xử hay

    Theo tôi, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư hiện nay chỉ đề cập đến xung đột về lợi ích giữa các khách hàng của luật sư với nhau chứ chưa đề cập đến tình huống này. Do không thuộc diện điều chỉnh của quy tắc, mặt khác cũng không vi phạm quy định của Luật Luật sư nên luật sư T. có quyền thực hiện việc bảo vệ cho bị đơn.

    Dù vậy, việc luật sư T. rút khỏi vụ án cũng là một cách hành xử hay. Liên đoàn Luật sư ghi nhận các nội dung trong kiến nghị của luật sư T. để xem xét khi sửa đổi, bổ sung quy tắc. Tôi cũng xin nói thêm rằng các văn bản pháp luật liên quan hoặc bộ quy tắc của Liên đoàn Luật sư cũng chỉ điều chỉnh được tương đối chứ không thể dự liệu được hết tất cả tình huống phát sinh trong thực tế. Đó là điều dễ hiểu vì thực tế hành nghề luật sư rất sinh động.

    Luật sư LÊ THÚC ANHChủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam

    THANH TÙNG

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: [email protected] - [email protected]

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #285056   07/09/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Cảm ơn lưu ý LUATSUCHANH.

    Ý tôi muốn nhân ví dụ này để khái quát cho các trường hợp "phản thân chủ" nhằm đề xuất bổ sung các quy định liên quan về tố tụng, về quy tắc hành nghề luật sư... để tránh những sự cố tương tự trong tương lai.

    Trường hợp vụ án không bắt buộc phải có luật sư bào chữa hay bảo vệ thì cũng cần phải quy định như thế nào đó cho phù hợp về tố tụng. Lý do là vì tuy nói thẩm phán độc lập trong xét xử nhưng không thể nói ý kiến của luật sư sẽ không có ảnh hưởng gì, không tạo ra áp lực hay tác động nào đối với những người tham gia, không có khả năng dẫn đến suy đoán sai lệch khi xét xử.  

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (09/09/2013)
  • #285281   09/09/2013

    tuankhanh28
    tuankhanh28

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2013
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Một quyết định đầy cảm tính và non trong nghề, thiếu gì cách cư xử mà không chọn, như thế này thì còn ai tin tưởng vào luật sư nữa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuankhanh28 vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (09/09/2013)
  • #285970   13/09/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chủ Topic không thấy ý kiến gì nữa a!?

    Ý kiến của bạn tuankhanh28 là đáng suy nghĩ!

    Luật sư không vi phạm pháp luật, không vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì có gì lớn chuyện đâu. Vả lại, đọc các ý kiến thì có vẻ một số người xuất phát từ quan điểm ít nhiều mang tính "tiêu cực" ngay khi đặt vấn đề. Ai khẳng định là sự tham gia của luật sư sẽ không tốt? Tôi cho rằng, trong nhiều trường hợp, nhờ có Luật sư mà vụ việc sẽ được các bên đạt được thỏa thuận dễ dàng, nhanh chóng hơn. Mà sự thỏa thuận của các bên lại là điều quan trọng nhất với riêng họ và cũng là điều luật sư cần ưu tiên khi tham gia giải quyết vụ việc cũng như pháp luật luôn khuyến khích!

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    LS_NguyenAnBinh (25/09/2013) luatsuchanh (13/09/2013)
  • #286010   13/09/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Luật sư có thể phản thân chủ được không? Trả lời câu hỏi này là trả lời cho câu hỏi vai trò của luật sư trong xã hội là gì.

    Luật sư là người "bảo vệ chân lý" hay "bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ". Ngày xưa (xưa thật là xưa khi luật sư còn bào chữa miễn phí không lấy tiền công) thì câu trả lời là vế đầu tiên. Nhưng theo thời gian, nhận thấy rằng thân chủ là người "ngay" thì ít mà người "nửa ngay nửa gian" thì nhiều, nên luật sư (không phải là quan tòa) đành phải lấy tôn chỉ là vế sau thì phù hợp hơn, để bảo vệ phần "ngay" của thân chủ (thậm chí một số luật sư bảo vệ cả phần "gian", nếu họ "quên" mất xuất xứ nguồn gốc nghề nghiệp của mình).

    Vì vậy nếu thấy thân chủ "toàn gian" mà mình vẫn nhớ gốc gác nghề nghiệp thì tốt nhất là nên từ chối, chứ nhận vào rồi lại cư xử như "ngày xưa" thì rõ khổ cho thân chủ và các đồng nghiệp của mình. Vì các thân chủ "nửa ngay nửa gian" sợ luật sư ứng xử như thế làm sao mà dám đến nhờ cậy bảo vệ phần "ngay". 

    Vài dòng mạo muội, có gì xin các luật sư thứ lỗi cho.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #286579   17/09/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào mọi người !

    Tôi xin tóm tắt lại nội dung vụ việc như sau :

    1-sau 27 năm cưới nhau, năm 1999, bà Lẹ khởi kiện xin ly hôn. Tòa chưa xử, bà Lẹ rút đơn nên tòa đình chỉ giải quyết vụ án.

     2-Ba năm sau, ông Xiêm tạt acid bà Lẹ gây thương tật 69% tại Thái Lan. Tuy nhiên, ông Xiêm được kết luận là mang bệnh tâm thần nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị buộc đi điều trị bệnh tâm thần.

      3-Bình phục, năm 2004, ông Xiêm khởi kiện xin ly hôn với bà Lẹ. 

       4- Tại tòa luật sư Q. đã đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện của thân chủ        

        5-Tài sản trnh chấp hàng trăm tỷ đồng. 

    Về con người của ông Xiêm :

    - là một người giàu có : Tài sản tranh chấp hàng trăm tỷ.(5)

    - là một người độc ác, vô nhân tinh : tạt axit người vợ đã chung sống gần 30 năm (1),(2).

    -là một người hết sức khôn ngoan và nguy hiểm : Chọn nước ngoài gây án để gây khó khăn cho công tác điều tra, chuẩn bị sẳn "bằng điên" để trốn tránh trách nhiệm hình sự (sau khi miễn trách nhiệm hình sư thì chỉ cần 2 năm chữa bệnh là "hết điên"). (2), (3).    

    Về luật sư Q :

    Một người như ông Xiêm đã chọn luật sư Q để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ án có số tiền tranh chấp100 tỷ đồng (5), chứng tỏ luật sư Q là một luật sư có tài và có tiếng tại Cà Mau. 

    -đối với ý kiến của bạn tuankhanh28 nhận định về việc Tại tòa luật sư Q. đã đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện của thân chủ (4) là Một quyết định đầy cảm tính và non trong nghề,

    Nhận định này rất khó hiểu vì không biết căn cứ vào đâu mà bạn tuankhanh28 lại có nhận định bừa bãi như vậy, 

    Theo tôi thì LS Q hiểu rất rỏ ông Xiêm : Nếu LS Q từ chối tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Xiêm thì chắc chắn sẽ có luật sư khác cũng rất giỏi nhận làm vì thù lao vụ án tranh chấp hàng trăm tỷ là rất lớn và có khả năng (xin lỗi qúy tòa) là TP sẽ chấp nhận các yêu cầu bất công của ông Xiêm, cũng như đã từng chấp nhận là ông Xiêm "bị tâm thần" để giúp ông Xiêm thoát án tù khi tạt axít vợ mình ! (Rất mừng là HĐXX đã đứng về phía công lý.)

    Vì vậy, LS Q đã chọn : tự mình góp phần thiết lập "công lý", chấp nhận mất số tiền thù lao lớn và có thể phải chịu nhiều rắc rối nếu không nhận được sự thông cảm của đồng nghiệp, của Đoàn Luật Sư, Liên Đoàn Luật sư.

    Luật sư là "người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp".

       Các yêu cầu của ông Xiêm là hợp pháp (dù không hợp đạo lý, đao đức), nên ông Q đã không thực hiện đúng thỏa thuận "bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp" cho ông Xiêm, là đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp vì đã "phản" thân chủ. 

    Tuy nhiên ông Q đã giữ lại được phần quan trọng nhất của luật sư đó là tính "NGƯỜI", người luật sư VN, người luật sư Miền Tây, người luật sư của "đất rừng Cà Mau".

       Với tôi, luật sư Q là một Lục Vân Tiên của ngày nay : Gặp chuyện bất bình chẳng tha !

      Mong là luật sư Q sẽ sớm vượt qua khó khăn trước mắt !

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (17/09/2013)
  • #286689   17/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Tôi tán thành hoàn toàn với bạn ngocloan1990.

     Về bình luận của bạn tuankhanh28 khi cho rằng quyết định của luật sư Q là: "Một quyết định đầy cảm tính và non trong nghề," Theo tôi thì nhận định bạn này xuất phát từ việc Luật sư Q chưa chuẩn bị kỹ tình huống này tại phiên tòa, thay vì đề nghị bác đơn của thân chủ mình thì có thể đề nghị hoãn phiên tòa để từ chối làm người bảo vệ cho ông Xiêm.

    Còn nếu nói rằng ông vẫn tiếp tục thực hiện vai trò là người bảo vệ quyền lợi cho ông Xiêm để góp phần "công lý" và ngăn ông Xiêm thuê luật sư giỏi khác là chưa chuẩn xác. Vì đây chỉ là phiên tòa sơ thẩm, vì còn giai đoạn phúc thẩm và ông Xiêm hoàn toàn thuê luật sư khác.

    Chuyện Tòa sơ thẩm xử bác, còn Tòa phúc thẩm sửa án thành chấp nhận đơn khởi kiện là chuyện bình thường.

    Nhưng nói thật là việc làm của luật sư Q tôi cũng rất cảm kích và luật sư Q là người có tâm trong nghề.

    Nhưng nếu có luật sư nào đó vẫn bảo vệ cho thân chủ "gian" như thế này thì các bạn hãy hiểu cho họ đang thực hiện chức năng, nghề nghiệp của mình. Chỉ lên án họ khi họ tư vấn, cùng thân chủ mình làm việc "ác" mà thôi.

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: [email protected] - [email protected]

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    LS_NguyenAnBinh (25/09/2013)
  • #286990   19/09/2013

    Chào mọi người !

    Từ sự phân tích của luatsuchanh, nếu tôi là LS Q thì tôi sẽ cãi bình thường, chờ lên phúc thẩm mới đề nghị bác yêu cầu của ông chồng :|.

     
    Báo quản trị |  
  • #287032   19/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    duchieu viết:

    Chào mọi người !

    Từ sự phân tích của luatsuchanh, nếu tôi là LS Q thì tôi sẽ cãi bình thường, chờ lên phúc thẩm mới đề nghị bác yêu cầu của ông chồng :|.

    Chào bạn duchieu!

    Cách của bạn còn "lợi hại" hơn nhưng có điều việc bác đơn ở cấp sơ thẩm hay phúc thẩm có giải quyết chuyện gia đình, tình cảm vợ chồng không?

    Tôi không nắm được hồ sơ vụ án nhưng thông qua câu chuyện thì có thể nói quan hệ vợ chồng của ông Xiêm không còn, không chỉ mâu thuẫn trầm trọng mà còn có hại nhau, ông Xiêm đã hủy hoại vợ mình và là người tàn độc. Vậy bác đơn xin ly hôn thì được gì? (ngoại trừ, mục đích tài sản tôi xin không bàn đến).

    Vì khác với các vụ án khác, án ly hôn nếu Tòa bác đơn ly hôn thì sau 1 năm các bên có quyền nộp đơn khởi kiện lại và quan trọng là dù Tòa án bác đơn đi nữa thì có níu kéo được tình cảm không, trong 1 năm đó các bên có "tình cảm" gì với nhau không hay chỉ tốn thêm thời gian... Vì mục đích Tòa bác đơn để các bên có thêm cơ hội hàn gắn, đoàn tụ với nhau. 

    Còn đối với ông Xiêm thì tôi nghĩ không có cơ hội đó vì bản tính con người này.

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: [email protected] - [email protected]

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (19/09/2013)
  • #288121   25/09/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Cách làm đúng của luật sư Q vẫn phải là từ chối bào chữa trước khi mở phiên tòa. Sau đó để bảo vệ công lý, ông Q có thể tố giác hành vi phạm tội với tư cách công dân, người biết việc, nhân chứng...

    Tuy nhiên cái ta đang bàn mang tính tổng quát, không phải là trường hợp phản đúng (có nhiều khả năng là vậy vì có quá trình nghiên cứu, điều tra) như ông Q nói trên mà sẽ có thể có cả trường hợp phản sai, phản bậy bạ. Do đó cần có quy định để điều chỉnh hành vi này nhằm đảm bảo tòa án và những người tham gia hành xử khách quan, chính xác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #288133   25/09/2013

    Chào bạn nvdcyah !

    Vụ án hình sự ông Xiêm tạt axít đã xét xử và có hiệu lực pháp luật, vậy tố cáo về vấn đề gì ?

    Bạn căn cứ vào đâu cho là Luật sư có quyền tố cáo thân chủ ở mọi trường hợp vậy ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #288290   25/09/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Chào anh @duchieu

    Ý tôi muốn nói là, trong quá trình điều nghiên phục vụ cho việc bào chữa, nếu luật sư Q phát hiện có các tình tiết, chứng cứ mới chứng minh thân chủ phạm tội thì có thể tố giác với tư cách công dân, người biết việc...Công dân nào cũng có quyền và nghĩa vụ làm việc này. Dĩ nhiên phải sau khi luật sư Q đã từ chối bào chữa cho thân chủ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #288363   26/09/2013

    tuankhanh28
    tuankhanh28

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2013
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Như các bác đã phân tích và bình luận ở trên, vậy cho em hỏi LS Q có vi phạm bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư hay không?

    Cảm ơn các bác!

     
    Báo quản trị |