" Để thuận lợi trong việc trao đổi, xin Luật sư vui lòng xác định lại, theo Luật sư thì bản án trên có những điểm nào cần xem xét ở cấp giám đốc thẩm ?"
Tôi có những ý kiến như sau, Dưới đây để ngắn gọn tôi xin tạm gọi bên bán và bên mua thay cho từ bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Tôi đề nghị cần xem xét lại những vấn đề cụ thể sau:
1. Việc thỏa thuận thì bên bán phải bán cùng lúc 02 căn nhà cho bên mua, và bên mua cũng không đồng ý mua 01 trong 2 căn. như vậy rõ ràng tại thời điểm bán cho đến ngày xét xử thì căn nhà số 02 vẫn chưa phải là đối tượng có thể đem ra chuyển nhượng đúng theo luật đât đai, luật dân sự và luật nhà ở vì chưa có giấy tờ hợp pháp. => Như vậy bản chất thỏa thuận chỉ là việc hứa bán, và nội dung đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo việc giao kết hợp đồng sau này => yếu tố lỗi trong việc thỏa thuận mua bán có điều khoản đặt cọc nêu trên thuộc về cả 02 bên.
2. Ngay sau khi thỏa thuận thì đặt cọc bên bán đã giao giấy tờ cho bên mua, sau đó bên mua đề nghị làm hồ sơ nhập chung vào 01 sổ chứ không làm thêm sổ mới và giao sổ lại cho bên bán, đồng thời giữ 01 sổ hồng khác.
Vì kẹt tiền nên đến 2008 bên bán mới đem sổ hồng căn nhà dự kiến bán thế chấp ngân hàng, nhưng tòa nhận định do thế chấp nên đó là yêu tố không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng là hoàn toàn không khách quan, đó là cách nhìn phiến diện và tôi nói thằn là thẩm phán đã cố tình hiểu sai lệch nhằm ép bên bán.
3. Lý do cơ bản mà các bên không thể thực hiện là do cơ quan quản lý địa phương làm việc quá lôi thôi và chậm chạp, bởi bên bán nộp hồ sơ từ năm 2003 đến tháng 8/2007 mới có thông báo thuế, thì các bên phát hiện căn nhà chưa sổ dự kiến bán với giá 190.000.000 thì tiền thuế là 290.600.000 đồng tính theo bảng giá 2008 là quá cao và cao hơn cả giá thực tế và giá dự kiến bán năm 2003
Việc tính thuế cao nhưng bên bán có thỏa thuận tiếp tục đồng ý bán phần có giấy tờ đúng bằng giá ban đầu 200.000.000 đồng, còn phần chưa có giấy giá 190.000.000 đồngthì thương lượng lại vì bên bán không thể vừa bán đi nhà vừa phải bù thêm tiền hơn 100.000.000 đồng (phải đóng 290.000.000 thuế)
Bên mua ban đầu đồng ý đã dọn đồ vào nhà có giấy tờ sau đó yêu cầu giao luôn cả 02 căn, còn thuế và số tiền còn lại tính sau, thì bên bán không đồng ý và từ đó phát sinh tranh chấp
Rõ ràng bên bán có thiên chí và mong muốn bán chứ không phải cố ý gây khó dễ hoặc đòi thêm tiền.
Từ đó rõ ràng việc các bên không thể thực hiện là do yếu tố khách quan từ cơ quan thuế dẫn đến không thể bán căn nhà thứ 2, còn căn thứ 01 bên bán đồng ý bán còn bên mua lại không chịu, như thế nếu khách quan thì có thể buộc bên bán chịu hoàn toàn trách nhiệm do có lỗi hay không
Theo tôi cả 02 nội dung trên, chính thẩm phán Nguyễn Thị Liên Hương nhìn nhận phán xét đều không phù hợp với điểm 1b mục 01 nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP " b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung."
4. Sau khi đặt cọc các bên đều tiếp tục mong muốn thực hiện và có thanh toán tiền cho nhau thêm 04 đợt tổng cộng là 110.000.000 đồng. Như vậy rõ ràng khoản tiền nói trên là tiền đưa thêm để sau này khấu trừ vào tiền hợp đồng chuyển nhượng chứ hoàn tòan không phải tiền vay -mượn như thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Liên nhìn nhận -phán xét nay phải trả lãi.
Tôi giả sử đây là tiền vay thì chắc chắn quan hệ tranh chấp là :"tranh chấp phạt cọc và đòi tiền vay"
nhưng tòa án sơ thẩm chỉ giải quyết phần tranh chấp cọc như vậy liệu tòa phúc thẩm có thẩm quyền để giải quyết hợp đồng vay mượn hay không? khi mà nội dung đòi tiền vay không có trong bản án sở thẩm bị kháng cáo.
Thực tế tại phiên tòa cả luật sư nguyên đơn và nguyên đơn đều khẳng định là đưa thêm tiền cho hợp đồng để bên bán làm hồ sơ thuế và có tiền đóng thuế, nhưng Thẩm phán phán xét là tiền cho mượn nay tính theo tiền gởi tiết kiện là trái với yêu cầu nội dụng trình bày của nguyên đơn, phải chăng chính thẩm phán là đồng nguyên đơn nên thay thế chính những lời nói của nguyên đơn và luật sư nguyên đơn, phải chăng "PHÁP LUẬT CHO PHÉP THẨM PHÁN VỪA LÀM NHIỆN VỤ XÉT XỬ VỪA LÀ NGUYÊN ĐƠN TRONG VỤ KIỆN"
Việc ngữ nghĩa của từ vay và mượn thì sinh viên chuyên ngành luật năm nhất đã được học rất kỹ và phải hiểu thế mà thẩm phán Nguyễn Thị Hương còn không hiểu thì như thế có đủ tư cách để làm thẩm phán hay không?
Ngoài ra trong phiên tòa chính thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Liên luôn xúi giục bên bán giao nhà để bên mua đưa thêm 100.000.000 đồng, và giải thích vì ngày xưa giá vàng thấp nay giá vàng cao rồi, thầm phán gì mà giải thích luật và so sánh luật chẳng khác nào dân chợ trời! Với cách lý giải trên nguyên đơn đã không đồng ý và đề nghị xét xử theo luật thì thẩm phán lại đe dọa và tuyên bố sẽ xét xử theo luật!!! Như vậy phải chăng bình thường bà LIÊN chỉ xét xử theo cảm tính, nay nguyên đơn yêu cầu xử theo luật nên bà Liên mới xét xử theo luật !
Thú thật nếu đúng thế thì tốt nhất bà Liên nên đốt hết sách luật đã được đọc, chứ học luật làm ngành luật mà tuyên bố trái luật là không thể chấp nhận; Hay do thực tế là lâu nay bà LIÊN chưa học luật, việc được ngồi vào vị trí thẩm phán để xét xử chỉ là do cơ chế vơ vét thẩm phán như Chánh án Nguyễn Văn Hiện từng nói và phải chăng bà LIÊN rơi vào diện chưa có bằng tốt nghiệp đang trong giai đoạn cập nhật kiến thức luật??
5. Việc bà TRúc yêu cầu tính lãi đến ngày xét xử là 68.042.000 đồng nhưng Tòa sơ thẩm bác yêu cầu, buộc phải chịu tiền án phí, đến Phúc thẩm bà Liên tuyên chấp nhận 01 phần yêu cầu bà TRúc về việc tính lãi là 28.600.000 và lẽ ra phần không chấp nhận (68.042.000 - 28.600.000 đồng)x5% = 39.358.000X 5% = 1.967.900 là tiền án phí mà bà Trúc phải chịu án phí nhưng bà LIÊN tuyên bà TRúc không phải chịu án phí là phần gây thiệt hại cho nhà nước, cần phải xem xét lại lỗi này do kiến thức bà LIÊN kém hay cố tình làm sai gây thiêt hại cho nhà nước.
Đó là chưa kể trong bản án phúc thẩm bà thẩm phán Nguyễn Thị Liên Hương đã tính toán thời gian tính tiền lãi từ ngày 26.06.2005 đến ngày xét xử sơ thẩm (23.07.2009) là 40 tháng, thì có tôi đề nghị những ai từng học cấp 01 hoặc từng học các phép toán vui lòng tính giúp chứ tôi là luật sư thì cũng thể tính toán!!!
6. Trong quá trình thực hiện, ông Năm bà Cấn đem giấy tờ nhà dự kiến bán thế chấp ngân hàng, nhưng Tòa án không đưa ngân hàng vào với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiệm trong luật tố tụng dân sự, cũng như ông Khanh tạm giữ 01 sổ hồng ông Năm bà Cấn đưa màng tên ông Năm bà Cấn nhưng đã được ký công chứng tặng cho ông Sắc trước khi có tranh chấp nhưng tòa không đưa ông Sắc vào cũng là vi phạm pháp luật tố tụng dân sự.
Bởi sau này muốn kê biên hoặc bán căn nhà trên để thi hành án thì cần có ý kiến của ngân hàng vậy thi hành án dân sự phải giải quyết thế nào. Hoặc tại phiên Tòa giả sử nếu bị đơn nghe theo lời xúi giục trái luật của Thẩm phán và giao nhà cho bị đơn thì thiệt hại của ngân hàng ai chịu trách nhiệm
Theo tôi chỉ cần mỗi lý do vi phạm tố tụng như thế đã đủ cơ sở để hủy bản án phúc thẩm nói trên.
Và qua đây rất mong những thẩm phán có kinh nghệm hoặc từng xét xử những vụ tương tự cho ý kiến đóng góp để hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn.
Ngoài ra còn có 01 điều mà tôi có thể nghi ngờ thẩm phán đã nhận quà từ nguyên đơn bởi sự nhiệt tình khó hiểu: Tòa thụ lý ngày 01.10.2009, nhưng 24.09.2009 Tòa án đã gởi giấy mời các bên hòa giải vào ngày 29.09.2009 (tức tòa chưa thụ lý nhưng bà Liên đã mời lên hòa giải, phải chăng bà Liên đã vì quen biết nên rút hồ sơ lên giải quyết trước), đền ngày 09.10.2009 bà Liên ra quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 22.11.2009 và thực tế ngày 21.11.2009 luật sư mới nhận được giấy mời, khi đó tôi đang công tác tại TP.HCM và có gọi điện xin dời lại ngày khác vì gia đìh đang gặp bão, nhà cửa bị hư hại không đến được thì thẩm phán lên tiếng là như thế không được tôi vẫn xét xử, và bản thân tôi có nói nếu thích thẩm phán cư xét xử đúng theo luật định và 05 ngày sau tôi nhận được quyết định xét xử vào ngày 11.11.2009 và có bản án như trên.
Với nội dung trên nếu tôi thấy đúng là thẩm phán đã hại nước (nhà nước bị thiệt mất 1.967.900 tiền án phí) hại dân (xét xử không công minh, nhìn nhận không khách quan và thậm chí đưa thêm ý kiến trái ngược yêu cầu của nguyên đơn nhằm giúp nguyên đơn có kết quả tốt hơn), THẬT HẾT BIẾT.
Tôi hy vọng bản án trên sẽ được hủy để còn thể hiện sự công minh của pháp luật, cũng như thấy được bản chất sự việc!
HY VỌNG TÔI SẼ NHẬN ĐƯỢC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CÁC ĐỒNG NGHIỆP, CŨNG NHƯ CHỜ CÔNG VĂN CỦA CÁC LÃNH ĐẠO BÀ LIÊN, KHI CÓ KẾT QUẢ TÔI SẼ TIẾP TỤC CÔNG KHAI ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT.
LS Nguyễn Đình Thái Hùng - VPLS Thái Hùng (0903.017977)
email: luatsuthaihung@gmail.com
Cập nhật bởi LS_ThaiHung vào lúc 03/12/2009 16:00:24
Cập nhật bởi LS_ThaiHung vào lúc 03/12/2009 16:09:01
Cập nhật bởi LS_ThaiHung vào lúc 03/12/2009 16:11:10
Cập nhật bởi LS_ThaiHung vào lúc 03/12/2009 16:12:09
Cập nhật bởi LS_ThaiHung vào lúc 03/12/2009 18:54:06
Cập nhật bởi LS_ThaiHung vào lúc 03/12/2009 18:55:59
Cập nhật bởi LS_ThaiHung vào lúc 04/12/2009 08:12:17
LS Nguyễn Đình Thái Hùng
Email: luatsuthaihung@gmail.com
Website: http://Vplsthaihung.com
Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng
Điện thoại 0903.017977