MUỐN NGHỈ VIỆC? HÃY ĐỂ BỊ SA THẢI

Chủ đề   RSS   
  • #387535 12/06/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    MUỐN NGHỈ VIỆC? HÃY ĐỂ BỊ SA THẢI

    Bạn đã từng yêu thích công việc của mình. Bạn còn nhớ cảm giác hào hứng của ngày đầu tiên đi làm. Nhưng qua một thời gian, bạn cảm thấy chán nản. Bạn muốn nghỉ. Ok, đó là quyết định của bạn. Nhưng phải cẩn thận với những ràng buộc và làm sao để nghỉ việc đúng luật.

    Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 đã quy định khá rõ ràng các trường hợp NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Vậy nếu như vi phạm những quy định đó, bạn phải gánh chịu thiệt hại gì?

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.


    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.


    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Đồng thời, NLĐ chấm đứt HĐLĐ trái luật còn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điểm a Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013

    Lưu ý: vì quy định bồi thường cho người sử dụng lao động 0,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ, do đó, nếu thỏa thuận trên hợp đồng là 3 triệu nhưng thực tế bạn được nhận 5 triệu thì bạn cũng chỉ bồi thường 1,5 triệu.

    Đi xa hơn một xíu, ngoài đơn phương chấm dứt HĐLD thì bị sa thải cũng là lý do khiến bạn thôi việc. Nhưng so với đơn phương chấm dứt HĐLD, người bị sa thải lại chịu ít thiệt hại hơn. Chính xác là không phải bồi thường và vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong khi, người bị sa thải có thể gây ra những chuyện tệ hơn người chấm dứt HĐLĐ trái luật.

    Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
     
    2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
    Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
     
    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

    Ví dụ nhé, bạn ký HĐLĐ không xác định thời hạn, bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước 45 ngày. Nhưng bạn lỡ nộp đơn xin nghỉ chỉ trước 40 ngày, vậy bạn đã xâm phạm 5 ngày và bạn phải bồi thường theo Điều 43 như trên. Trong khi đó, nếu bạn tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày thì bạn có thể bị sa thải và chẳng phải bồi thường hay thiệt hại gì.

    Vô lý không, khi người “lịch sự", có báo trước để người sử dụng lao động sắp xếp công việc lại phải gánh chịu trách nhiệm?

    Ps: Nói đi cũng phải nói lại, nghỉ việc đúng luật vẫn là phương án ưu tiên hàng đầu nếu như bạn muốn hưởng đầy đủ quyền lợi cũng như đẹp đơn xin việc cho công việc sau.

     
    94621 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #388390   18/06/2015

    thuytaxauxi
    thuytaxauxi

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2012
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 505
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Trường hợp công ty không làm quyết định sa thải thì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #388398   18/06/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Chào bạn,

    Nếu bạn muốn chấm dứt HĐLĐ thì bạn cứ làm đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 37. Bạn nghỉ việc đúng luật thì không có vấn đề gì hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #388873   23/06/2015

    thuytaxauxi
    thuytaxauxi

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2012
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 505
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Do bạn nói: "nếu bạn tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày thì bạn có thể bị sa thải và chẳng phải bồi thường hay thiệt hại gì."
     
    Nên ý mình muốn nói là nếu người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày mà công ty không làm quyết định sa thải, như vậy người lao động có phải bồi thường gì không?
     
    Báo quản trị |  
  • #388877   23/06/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Thực tế, khi viết bài này mình cũng có chút đắn đo và suy nghĩ theo 2 hướng:

    - Tự ý nghỉ việc 5 ngày không lý do chính đáng nhưng sau đó đi làm bình thường => NSDLĐ có sa thải hay không thì NLĐ cũng không phải bồi thường.

    - Tự ý nghỉ việc 5 ngày không lý do chính đáng với mục đích nghỉ việc luôn => NSDLĐ không sa thải nhưng NLĐ nghỉ luôn thì có bị xem là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #388917   23/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    honhu viết:

    Thực tế, khi viết bài này mình cũng có chút đắn đo và suy nghĩ theo 2 hướng:

    - Tự ý nghỉ việc 5 ngày không lý do chính đáng nhưng sau đó đi làm bình thường => NSDLĐ có sa thải hay không thì NLĐ cũng không phải bồi thường.

    - Tự ý nghỉ việc 5 ngày không lý do chính đáng với mục đích nghỉ việc luôn => NSDLĐ không sa thải nhưng NLĐ nghỉ luôn thì có bị xem là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật hay không?

    Chào bạn.

    Bạn chỉ mới phân tích về khía cạnh "kinh tế" mà chưa quan tâm đếm mặt "chính trị": Người bị sa thải thì trong lý lịch sẽ có tì vết khi làm việc ở cơ quan khác sẽ khó mà được thăng tiến nếu được nhận vào làm việc. .

    Ngoài ra, nếu đã làm lâu năm mà bị sa thải sẽ mất "tiền thôi việc", không phải trợ cấp thất nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    lixilvietnam2017 (03/01/2020)
  • #407825   26/11/2015

    sandynguyenkt
    sandynguyenkt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu trường hợp NLĐ đã viết đơn xin nghỉ rồi nhưng chưa hết thời hạn báo trước đã tự ý nghỉ việc thì có thể xử lý kỷ luật lao động được không? Hay phải xử lý theo trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng?

     
    Báo quản trị |  
  • #407827   26/11/2015

    sandynguyenkt viết:

    Nếu trường hợp NLĐ đã viết đơn xin nghỉ rồi nhưng chưa hết thời hạn báo trước đã tự ý nghỉ việc thì có thể xử lý kỷ luật lao động được không? Hay phải xử lý theo trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng?

    Đối với vấn đề kỷ luật lao động, pháp luật lao động cấm NSDLĐ dùng các biện pháp kỷ luật đánh vào kinh tế như phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động, vì vậy, việc người lao động tự ý xin nghỉ việc bạn phải xử lý theo hình thức đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ NLĐ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MEIKOTOWADA vì bài viết hữu ích
    lixilvietnam2017 (03/01/2020)
  • #409667   14/12/2015

    phangiang01986
    phangiang01986

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    NLĐ làm đơn xin nghỉ việc nhưng NSDLĐ ko ký thì lấy gì để làm căn cứ là thông báo trước 45 ngày ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phangiang01986 vì bài viết hữu ích
    SEYOUNGINC (16/11/2017)
  • #507686   15/11/2018

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    phangiang01986 viết:

    NLĐ làm đơn xin nghỉ việc nhưng NSDLĐ ko ký thì lấy gì để làm căn cứ là thông báo trước 45 ngày ạ?

    Gửi qua đường bưu chính và thêm dịch vụ báo phát bạn nhé!

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #507682   15/11/2018

    Tiencuong19
    Tiencuong19

    Male
    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    MUỐN NGHỈ VIỆC. HÃY ĐỂ BỊ SA THẢI

    Nếu không có HĐLĐ thì NLĐ đơn phương nghỉ ngang thì sẽ không vi phạm pháp luật phải không? Và nếu NLĐ có xin trước nhưng NSDLĐ không cho nên bắt buộc NLĐ phải nghỉ ngang thì có vi phạm pháp luật không?
     
    Báo quản trị |  
  • #522374   30/06/2019

    Tiencuong19 viết:
    Nếu không có HĐLĐ thì NLĐ đơn phương nghỉ ngang thì sẽ không vi phạm pháp luật phải không? Và nếu NLĐ có xin trước nhưng NSDLĐ không cho nên bắt buộc NLĐ phải nghỉ ngang thì có vi phạm pháp luật không?

    Không có hợp đồng lao động là sao bạn? Khi bạn làm việc tại công ty thì đã tồn tại hợp đồng lao động rồi bạn nha, hợp đồng này có thể giao kết bằng miêng hoặc lập thành văn bản thôi. Quy định là đối với hợp đồng xác định thời hạn thì phải giao kết bằng văn bản. Nếu công ty bạn không giao kết bằng văn bản thì công ty bạn đang làm trái luật. Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, quy định chỉ yêu cầu đáp ứng điều kiện tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012 chứ không yêu cầu có xác nhận của người sử dụng lao động. Cụ thể:

    - Đối với hợp đồng xác định thời hạn: đảm bảo thời gian báo trước là 30 ngày và có các lý do theo quy định.

    - Đối với hợp đồng không xác định thời hạn: chỉ cần báo trước 45 ngày.

    Khi đến hạn báo trước thì bạn có thể nghỉ dù người sử dụng lao động không có phản hồi gì, đó không phải là đơn phương trái luật đâu. Khi chưa hết thời hạn 30/ 45 ngày báo trước mà công ty đã xác nhận cho bạn nghỉ thì nó chuyển thành trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động chứ không còn là đơn phương chấm dứt hợp đồng nữa.

    Trường hợp đến hạn mà bạn không nghỉ thì xem như bạn hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu muốn nghỉ thì bạn cần thực hiện báo lại từ đầu nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Camgiangsn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)
  • #507696   15/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Lưu ý khi nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ không cần báo trước.

    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

    Như vậy khi không đạt yêu cầu về việc làm thử thì em trai bạn có quyền nghỉ mà không cần phải  báo trước và không phải bồi thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #518846   25/05/2019

    bino89
    bino89

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng thử việc + 12 tháng bị thất lạc

    Mình đã ký đh thử việc + 12 tháng nhưng cty chưa trả lại hđ có chữ ký và dấu của cty. Hết 1 tháng thử việc mình vẫn chưa nhận lại hđ và khi mình báo nghỉ việc thì họ nói là đã ký hđ có thời hạn, họ đã gửi hồ sơ nhưng đã bị thất lạc qua bưu điện và mình phải làm thêm 30 ngày nữa theo đúng thủ tục. Công việc áp lực nên mình tự ý nghỉ việc sau khi nộp đơn xin nghỉ qua email và nộp trực tiếp cho quản lý tại cơ quan. Tính đến thời điểm nghỉ thì mình đã làm được hơn 1 tháng và công ty vẫn chưa trả lương. Đã hơn 2 tuần trôi qua và cty vẫn ko trả lương khoảng thời gian thử việc cho mình. Như vậy thì mình phải giải quyết thế nào?
     
    Báo quản trị |