MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #446984 19/02/2017

    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

    >>> Tổng hợp các bài viết liên quan đến Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    >>> Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo? 

    >>> Ân xá, đại xá, đặc xá: hiểu thế nào cho đúng?

    >>> Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự

    >>> “Trái pháp luật” và “vi phạm pháp luật” khác nhau chỗ nào?

    >>> Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và Hành chính

    >>> Làm cách nào để lấy bằng chứng bị ép cung, dùng nhục hình?

    >>> Phân biệt giữa người làm chứng và người chứng kiến

    >>> 5 lưu ý đối với người bị buộc tội

    >>> Nhận tội thay người khác có phạm tội không?

    >>> So sánh vi phạm hành chính và tội phạm hình sự

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    >>> Danh bản, chỉ bản là gì?

    >>> Phân biệt tự thú và đầu thú

    >>> Phân biệt áp giải, dẫn giải

    Để có thể làm tốt bài tập môn Luật hình sự cũng như đạt điểm cao trong môn học này, chúng ta cần trang bị cho mình những điều cơ bản sau:

    Đầu tiên, chúng ta nên đọc qua tất cả những văn bản pháp luật liên quan đến môn học cũng như những tài liệu cần thiết khác như giáo trình, tài liệu hướng dẫn,… để có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học. Nếu có thời gian hãy đọc lại nhiều lần để có thể hiểu sâu sắc hơn.

    Tiếp theo, chúng ta cần tìm hiểu những tin tức về việc xét xử các vụ án trên thời sự, bản tin cũng như những trang web đáng tin cậy để có thêm những thông tin hữu ích. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài tập của các bạn. 

    Cuối cùng, đó là việc chúng ta áp dụng những kiến thức có được để giải nhiều hơn các bài tập cũng như tình huống thực tế. Trong quá trình làm bài, chúng ta cần nắm vững những khái niệm, thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và đặc biệt là chỉ ra được các yếu tố cấu thành tội phạm trong từng tội phạm cụ thể, chỉ ra các dấu hiệu để phân biệt các tội phạm với nhau để có thể dễ dàng định tội trong từng bài tập.

    Ví dụ:

    1)                 Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS).

    Để làm được câu nhận định này, chúng ta cần xác định được yếu tố lỗi trong cấu thành của hai tội phạm trên. Từ đó ta có thể thấy đây là một nhận định sai.

    Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS) nếu hành vi đó có lỗi cố ý với chiếm đoạt trái phép tài sản, cố trong hậu quả làm chết người. Ngoài ra hành vi này có thể cấu thành tội được quy định tại Khoản 4 Điều 133 BLHS nếu hành vi đó có lỗi cố ý chiếm đoạt trái phép tài sản nhưng vô ý trong hậu quả làm chết người.

    2)                  Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14-3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông. B bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.

    Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

    Để làm bài tập này, trước hết ta cần xác định được B là người thực hành đã dùng thủ đoạn gian dối và giả danh nhân viên công ty. A trong bài tập trên là đồng phạm với vai trò giúp sức. Sau đó ta xác định tội danh của A, B và ghi rõ và đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của A, B. Việc xác định tội danh rất dễ gây nhầm lẫn và làm chúng ta xác định sai. Vì vậy, cần hiểu rõ từng mặt, phân tích từng yếu tố trong cấu thành.

    Tội danh của A và B là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)

    Khách thể: Quan hệ sở hữu của công ty Y

    Đối tượng tác động: Container hàng

    Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    Hành vi: Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông.

    Lỗi: Cố ý trực tiếp.

    Những lưu ý nhỏ trên đây không chỉ sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt hơn trong bài tập hình sự của mình mà còn giúp các bạn đạt điểm cao trong môn học này cũng như những môn học khác. Hãy cùng thay đổi phương pháp học và đạt được những thành công như mong muốn nhé!

    Xem thêm: câu hỏi bài tập môn Luật hình sự (phần các tội phạm) tại file đính kèm. 

    Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:43:11 CH Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:17:37 CH

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    91766 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn vothiphuongthu vì bài viết hữu ích
    nguyenminhquan28072003@gmail.com (20/12/2022) giangvks (05/10/2020) ninh2407 (27/12/2017) KimKhana (04/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #406787   16/11/2015

    dinhhungxx
    dinhhungxx

    Sơ sinh

    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân?

    Tôi muốn hỏi trách nhiệm và quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới trong việc chuyển vụ án hình sự - theo điều 116 BLTTHS là đến đâu?

     
    Báo quản trị |  
  • #406359   13/11/2015

    ailinh952009
    ailinh952009

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xác định tội danh cho các bị can

    Vụ án của tôi có nội dung như sau: 17h chiều, A và B đi ngang qua nhà ông C thì thấy ông đang ngồi trong vườn, đầu quấn khăn. Do đã từng làm thuê ở nhà ông C, nên A (25 tuổi) biết ông thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu. A nói cho B (22 tuổi) biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C. A đứng sát hàng rào phía ngoài, B lẻn vào vườn, đến sau lưng ông C giật chiếc khăn, ném cho A rồi chạy nhanh ra khỏi vườn. Chúng giấu chiếc khăn choàng đầu tại một hốc cây mà không kịp mở khăn để kiểm tra số tiền trong đó. Sáng hôm sau, A sai H (18 tuổi, là em vợ của A) đến hốc cây để lấy số tiền trên. H tìm được chiếc khăn choàng và thấy có 2 cọc tiền, một cọc 2.000.000 đ (2 triệu đồng), cọc còn lại là 2.400.000 đ (2 triệu 4 trăm nghìn đồng). H lấy cọc tiền 2.000.000 giấu đi để xài riêng và đem về cho A chiếc khăn choàng đầu cùng cọc còn lại là 2.400.000 A cho H 100.000 đ. Số tiền còn lại A và B chia đôi mỗi người được 1.150.000 đ.
     1/ Hỏi A và B đồng phạm giản đơn với vai trò cả hai đều là người thực hành về tội cướp giật tài sản hay là đồng phạm với vai trò là 1 người chủ mưu 1 người thực hành thực hiện tội cướp giật tài sản ( Điều 136)?
     2/ Đối với H chúng ta định tội H phạm tội trộm cắp tài sản ( Điều 138);  hay tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ( Điều 250); hay có thể phạm tội khác không?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ailinh952009 vì bài viết hữu ích
    nguyenviethoang2912 (13/12/2017)
  • #405206   04/11/2015

    ahuong96
    ahuong96

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hành vi nhận hối lộ

    anh chị cho em hỏi ạ,

    1/ tiêu chí để phân biệt hành vị nhận hối lộ và hành vi nhận quà biếu ạ

    2/ trường hợp có hành vi đưa hối lộ thì xử lý như thế nào ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #403487   21/10/2015

    Mai59
    Mai59

    Female
    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    quan hệ tình dục

    An 22 tuổi, My 21 tuổi, hai người yêu nhau được 1 năm. Trong thời gian yêu nhau, An và My nhiều lần có hành vi quan hệ tình dục, An cũng nhiều lần dùng điện thoại chụp ảnh, quay video làm kỷ niệm, My biết nhưng không phản đối. Khi chia tay nhau, My yêu cầu An xoá bỏ toàn bộ ảnh, phim và những gì liên quan đến kỷ niệm của hai người.

     Khoảng 1 tháng sau ngày chia tay, An hẹn gặp My để nói chuyện. Khi gặp My, An đòi My cho quan hệ tình dục, My không đồng ý liền bị An doạ đưa ảnh khoả thân của My lên mạng internet, My lo lắng và đành chấp nhận. Sau đó An đe doạ và yêu cầu My phải gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng “coi như mua đứt số phim, ảnh”. My sợ hãi đành chấp nhận làm theo yêu cầu của An.

    Một lần An  gặp My ở dọc đường yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, My không đồng ý liền bị An đánh đập, giật điện thoại, túi xách của My và bỏ đi. Điện thoại, túi xách của My có tổng trị giá 7 triệu đồng. My tố cáo hành vi phạm tội của An trước cơ quan công an và An đã bị bắt.

    Ở đây m định tội danh cho An là Tội cưỡng dâm, cưỡng đoạt tài sản và cướp giật tài sản có đúng không ạ

    Và, giả sử, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện: sau khi chia tay My, An có quan hệ yêu đương với Hoa (mới 15 tuổi), có hành vi quan hệ tình dục nhiều lần. Tội danh của An có gì thay đổi không ạ? 

    Cập nhật bởi Mai59 ngày 22/10/2015 10:26:33 AM

    Mai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mai59 vì bài viết hữu ích
    tungtinhte69@gmail.com (11/10/2018)
  • #449982   20/03/2017

    nongnhungbk
    nongnhungbk

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tình huống luật hình sự

    Do sẵn có mâu thuẫn nên đêm 25/07/2004, Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1972 trú tại phường Khương Hạ, quận T, thành phố H, đã cãi nhau với vợ là Hà Thị Yến. Trong khi xô sát, Yến đã có những lời thô tục chửi bới Tuấn rất thậm tệ. Vì vậy, Tuấn đã giang thẳng cánh tay tát vào mặt vợ. Phản ứng trước hành động của chồng, Yến đã giơ đứa con mới 2 tháng tuổi đang bế trên tay để ngăn cái tát của Tuấn. Kết quả sau khi bị Tuấn đánh trúng, cháu bé đã ngưng thở, tai và miệng rỉ máu. Mặc dù được Tuấn và một người hàng xóm đưa ngay đến bệnh viện X nhưng cháu bé không qua khỏi. Xác định nguyên nhân gây nên cái chết cho cháu bé, Tổ chức giám định pháp y thành phố H kết luận: nạn nhân bị vỡ hộp sọ do ngoại lực tác động.

    Ngày 20/08/2004, cơ quan điều tra công an thành phố H đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Anh Tuấn về tội “Giết người” theo khoản 1 Điều 93 BLHS. Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra chuyển đến, ngày 10/04/2005 Viện kiểm sát nhân dân thành phố H đã ra Cáo trạng truy tố Nguyễn Anh Tuấn về tội” Cố ý gấy thương tích” theo khoản 3 Điều 104 BLHS. Hồ sơ cùng bản cáo trạng được chuyển đến Toà án nhân dân thành phố H.

    Câu hỏi 2:Anh chị có nhận xét gì về tội danh mà cơ quan điều tra đã khởi tố và Viện kiểm sát truy tố đối với Nguyễn Anh Tuấn? Hãy xác định tội danh đối với Nguyễn Anh Tuấn?

    Câu hỏi 3: Với tội danh mà anh chị đã xác định thì thẩm quyền xét xử thuộc Toà án nào? Tại sao?

    Tình tiết bổ sung

    Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán lại cho rằng, hành vi của Tuấn cấu thành tội “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo quy định tại Điều 105 BLHS và ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung. Sau khi tiến hành những hoạt động điều tra bổ sung, Viện kiểm sát đã không bổ sung được những vấn đề mà Thẩm phán đã yêu cầu và lại gửi hồ sơ đến Toà án.

    Câu hỏi 4: Hãy nhận xét về việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán. Theo anh chị, Toà án phải xử lý như thế nào sau khi Viện Kiểm sát không bổ sung được theo yêu cầu của Toà án?

    Tình tiết bổ sung

    Ngày 03/06/2005, Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

    Câu hỏi 5: Toà án cần triệu tập những ai, với tư cách tham gia tố tụng gì đến phiên toà?

    Tình tiết bổ sung

    Tại phiên toà, bị cáo yêu cầu thay đổi vị nữ Hội thẩm nhân dân với lý do vị nữ Hội thẩm này là Hội trưởng Hội phụ nữ quận. Trước đây, khi vợ chồng bị cáo có mâu thuẫn, bà đã từng hai lần cùng Hội phụ nữ phường đến hoà giải và lần nào cũng có ý bênh vực vợ bị cáo. Vì vậy, Hội thẩm sẽ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

     

    Câu hỏi 6: Theo anh chị, yêu cầu của bị cáo có được chấp nhận không? Nếu không thì tại sao? Nếu có thì Hội đồng xét xử phải xử lý như thế nào?

    Tình tiết bổ sung

    Sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên đã kết luận rằng Nguyễn Anh Tuấn không phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS mà phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại khoản 1 Điều 98 BLHS.

    Câu hỏi 7: Theo anh chị, Hội đồng xét xử cần xử lý như thế nào trong trường hợp trên? Giải thích vì sao cần xử lý như vậy?

     

     
     
    Báo quản trị |  
  • #452064   18/04/2017

    Có thể bị truy tố tội lừa đảo không?

    tôi có vụ việc như thế này nhờ luật sư giải đáp giùm ạ.

    bà A có một mảnh đất đang thế chấp trong ngân hàng, khi tới hạn bà A không có tiền trả ngân hàng, bà A mới bán cho bà B mảnh đất nêu trên, vì mối quan hệ quen biết nên bà B và bà B làm giấy tờ tay có người làm chứng, chưa ra công chứng. vì quen biết bà A và bà A hứa hẹn sau khi trả cho ngân hàng sẽ sang tên cho bà B. sau khi trả ngân hàng bà A Không sang tên cho bà B mà lại sang tên cho người khác bằng cách kiện ra tòa do vay nợ. theo luật sư bà B có thể bị truy tố về tội lừa đảo không.

     
    Báo quản trị |  
  • #452015   18/04/2017

    Không thể gia hạn thời hạn điều tra vụ án mà bắt được bị can đang bị truy nã

    Đối tượng Nguyễn Văn A bị Cơ quan CSĐT khởi tố bị can về hành vi trộm cắp tài sản (khoản 1 điều 138) và áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam nhưng bị can bỏ trốn khỏi địa phương nên không thi hành được lệnh bắt, Cơ quan CSDDT đã ra Quyết định truy nã đối với bị can A. Trong trường hợp không thể gia hạn thời hạn điều tra vụ án (vì đã gia hạn) mà ngày bắt được A cũng là ngày kết thúc thời hạn điều tra vụ án thì việc làm rõ quá trình phạm tội, lẫn trốn của bị can, củng cố chứng cứ của vụ án sẽ được thực hiện như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #452009   18/04/2017

    Tiếp tục phạm tội khi bản án trước chưa có hiệu lực pháp luật

    Ngày 24/02/2017, A bị TAND huyện xử phạt 09 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản (24/03/2017 án có hiệu lực), tuy nhiên vào ngày 12/03/2017 A tiếp tục có hành vi trộm cắp tài sản (2.500.000đ) bị Cơ quan CSĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A. Như vậy, trong trường hợp này A có bị tính tiền án hoặc bị áp dụng tình tiết tăng nặng hay không? Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với A như thế nào khi A còn tại ngoại chưa đi chấp hành án? Nếu áp dụng biện pháp ngăn chặn thì khi A đi chấp hành án, biện pháp ngăn chặn đã áp dụng sẽ được hủy bỏ như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Canhcua vì bài viết hữu ích
    leminhqs (22/08/2017) vietanlaw (19/07/2019) mangocthach (04/01/2018)
  • #450532   28/03/2017

    Junkim12
    Junkim12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chiếm đoạt tài sản Nhà nước

    Công ty A (51% vốn Nhà nước) có dự án B, đem chuyển nhượng cho Công ty tư nhân C với giá 200 tỷ đồng. được biết giá thực tế đất của dự án B khoảng 600 tỷ đồng. Vậy xin hỏi, công ty A có làm thất thoát tài sản Nhà nước 400 tỷ không? Công ty A đã vi phạm quy định nào của Nhà nước? văn bản quy định nào?

    Mong các bạn giải đáp giúp!

     
    Báo quản trị |  
  • #465211   22/08/2017

    cấu thành tội gì ?

    A nhặt được một cái thẻ ATM của B, trên mặt sau thẻ B có ghi đầy đủ mật khẩu rút tiền, A không biết trong thẻ có tiền hay không và mang đến cây ATM gần đó để kiểm tra và rút tiền. Sau khi đã kiểm tra trong thẻ có hơn 10 triệu đồng, A đã rút 10 triệu ra để tiêu cá nhân. xin nhờ luật sư tư vấn trong trường hợp này A có phạm tội không và phạm tội gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #465385   24/08/2017

    Xử lý hình sự như thế nào

    Vụ án 1

     

                Ngày 13-12-2014, ông Lê Văn H và vợ là bà Ngô Thị Đ tổ chức đám cưới cho con gái L.T.T. (vừa tròn 16 tuổi) với chú rể là anh Lê Ngọc H (21 tuổi). Cuộc hôn nhân này không xuất phát từ sự tự nguyện của T. Cô bị ép lấy chồng sau khi cha mẹ chấp nhận lời cầu hôn từ phía nhà trai. Qua tìm hiểu của chính quyền địa phương thì dù T chưa chịu lấy chồng khi tuổi còn nhỏ nhưng em đã bị cha mẹ ép buộc.

    Việc này, UBND hai xã nơi chú rể và cô dâu cư trú đã nhiều lần cử cán bộ đến động viên ngừng lễ cưới nhưng cả nhà gái và nhà trai đều bất hợp tác. Chính bà Đ và ông H đã không chịu ký vào biên bản đề nghị dừng đám cưới chờ khi T. tròn 18 tuổi. Vì vậy, UBND xã buộc phải lập hồ sơ xử lý hành chính về hành vi vi phạm.

                Dù vậy, sau đó, bà Đ vẫn bắt con gái nghỉ học sang nhà ông H làm dâu và một năm sau thì sinh được một bé trai.

                Vậy, có xử lý hình sự ai trong vụ này không? Tại sao?

     

     

    Vụ án 2

                Bùi Thu Hương (SN:1979) là vợ anh Đào Xuân Thủy. Hai vợ chồng đã có 1 con chung 2 tuổi.

    Thời gian gần đây, Hương có quen với Bùi Ngọc An (SN:1972) và họ đã yêu nhau. Ngày nào cũng vậy, sau khi hết giờ làm việc buổi chiều, Hương lại về nhà An để nấu cơm và cùng ăn, sinh họat tình dục xong rồi mới về nhà với chồng.

    Biết mối quan hệ bất chính của vợ mình với An nhưng anh Thủy thương vợ nên chỉ khuyên can vợ không nên tiếp tục mối quan hệ này. Tuy nhiên, cả Hương và An đều không nghe và có lần An còn đe dọa sẽ giết Thủy để sở hữu được Hương.

                Lúc 0 giờ 30 ngày 26/8/2002, tại đầu nhà E1 khu tập thể Tân Mai (Hà Nội), khi Thủy đang đi bộ, An đã dùng dao đâm Thủy từ phía sau. Thấy vậy, Đào Xuân Quân (anh trai của Thủy) đã lao vào can ngăn nhưng bị An chém trọng thương. Nghe ồn ào, nhân dân đã tập trung đưa hai anh em Thủy và Quân đến bệnh viện. Tuy nhiên, Thủy đã chết trên đường đến bệnh viện. Còn Quân do vết thương quá nặng nên phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị. Tỷ lệ thương tật mà Quân phải gánh chịu là 45%.

                Anh (chị) hãy định tội cho những người phạm tội trong vụ án này.

     
    Báo quản trị |  
  • #466763   05/09/2017

    giacatminh
    giacatminh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mọi người giúp mình với

    sen và mùi công nhân nông trường T. ngày 27/8 sen và mùi đi tắm ở giếng tập thể. sen bỏ quên chiếc đồng hồ . khi quay lại tìm thì không thấy và cho rằng anh Vân là người tắm sau nhặt được. nên khoảng 23h ngày đó. sen và mùi đã yêu cầu anh Vân đến cầu Y để nói chuyện. Đến nơi chúng yêu cầu Vân trả đồng hồ, nhưng Vân nói là k nhặt đc. sen và mùi bắt Vân nhảy từ trên cầu xuống nếu ko sẽ đánh gãy chân. Vân van xin nhưng bọn chúng k chịu thôi. Sợ bị đánh nên Vân đã nhảy từ cầu xuống sống và va phải đá ngầm nên bị gãy tay. Vân cố bơi vào bờ và bị ngất đi. sáng hôm sau mọi người đưa a Vân đi bệnh viện thương tích là 9%.

    Những ai phạm tội, phạm tội gì

    Có đồng pham không, tội phạm chấm dứt ở giai đoạn nào

    Cần làm rõ vấn đề gì để việc xác định TNHS được chính xác

     
    Báo quản trị |  
  • #469301   29/09/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Xác định tội phạm???

    A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25/09/2017, sau khi tan học A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy cháu A đeo một sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên gì?”Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó B liên tiếp hỏi A những câu hỏi như cháu bao nhiêu tuổi?cô giáo dạy cháu tên gì?nhà cháu ở đâu…Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài câu hỏi, B bỏ đi với sợi dây chuyền vàng vừa tháo được. Dây chuyền vàng của A trị giá 5 triệu đồng

    Vụ án trên có các quan điểm sau:

    - B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    - B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    - B phạm tội cướp giật tài sản

    Vấn đề đặt ra là xác định hành vi của B thuộc mặt khách quan trong cấu thành tội phạm của mỗi tội như thế nào?

    - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối. Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt. Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt.

    - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khác như thiên tai,, hỏa hoạn, chiến tranh… 

    - Tội cướp giật tài sản: Hành vi giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản…

    Từ những nội dung nêu trên, theo quan điểm của mình, B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Bởi vì, B đã dùng thủ đoạn hỏi chuyện, xoa đầu thân mật với cháu A để cháu A không đề phòng, không chú ý đến những hành vi của B, lợi dụng sơ hở của cháu A để tháo sợi dây chuyền đeo trên cổ A.

    Quan điểm của các bạn về tình huống trên như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #459809   03/07/2017

    phamvanhuan_luatkinhte
    phamvanhuan_luatkinhte

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập tình huống môn Luật hình sự

    Bài tập 1:

    Nguyễn Văn M – 17 tuổi, thường trú tại xã A, huyện B, tỉnh C. M là đối tượng nghiện ma túy. Vì muốn có tiền mua ma túy, M đã lên kế hoạch chăng dây thép ngang qua đường với mục đích chặn người đi đường và chiếm đoạt tài sản của họ. Vào hồi 23h ngày 15 tháng 08 năm 2009, M thực hiện hành vi của mình. Khi đó, anh X đi xe đến gần nơi M chăng dây thép, thấy có người nấp bên đường nên nghi ngờ và dừng xe lại kiểm tra. Sau khi quan sát, anh X đã phát hiện ra hành vi của M nên hô hoán rồi cùng người dân sống quanh khu vực đó đuổi bắt M. Hỏi:

    1. Nguyễn Văn M phạm tội gì? Giải thích?

    2. Tội phạm trên được thực hiện đến giai đoạn nào? Giải thích?

    3. Tội phạm trên cấu thành hình thức hay cấu thành vật chất? Giải thích?

    4. Giả sử, M bị áp dụng theo khung hình phạt nặng nhất, thì hình phạt tối đa mà Tòa án có thể áp dụng đối với M là như thế nào?

    5. Giả sử, M bị Tòa án xét xử và ra quyết định hình phạt là 17 năm tù. Chấp hành hình phạt được 5 năm, M thực hiện tội mới và bị Tòa án kết án 10 năm tù. Xác định hình phạt mà M phải chấp hành?

    6. Tội phạm trên thuộc loại tội phạm gì? Giải thích?

    7. Giả sử khi thực hiện hành vi, M 19 tuổi. Xác định hình phạt áp dụng cho M?

    Bài tập 2:

    N.N.T – 17 tuổi,  học sinh trường THPT M, Huyện X, Tỉnh Y– là đối tượng lười học, ham chơi và nghiện ma túy. Do không có tiền mua ma túy, lại biết bà N.T.H – 69 tuổi, là hàng xóm nhà T sống một mình, có nhiều vàng bạc nên nảy sinh ý định lấy số vàng bạc của bà H. Rạng sáng ngày 22 tháng 08 năm 2011, T chuẩn bị sẵn một con tông dài 50 cm, bản rộng 6 cm, trèo tường vào nhà H. Thấy bà H đang nằm ngủ trong buồng, T cầm dao bổ nhiều nhát vào đầu bà H dẫn đến bà H chết ngay tại chỗ. Sau đó, Tlấy đi toàn bộ số nữ trang của bà H trị giá 400 triệu đồng. Hỏi:

    1. Thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội là thời điểm nào? Giải thích?

    2. N.N.T phạm tội gì? Giải thích?

    3. Tội phạm này thuộc loại tội phạm gì? Giải thích?

    4. Xác định hình phạt áp dụng cho N.N.T trong tình huống trên?

    5. Giả sử, Tòa xét xử và quyết định hình phạt cho T là 18 năm tù. Vậy T phải chấp hành hình phạt tù như thế nào?

    6. Giả sử, tại thời điểm T phạm tội, T đã đủ 18 tuổi thì T phải chấp hành hình phạt như thế nào? 

     
    Báo quản trị |  
  • #459830   04/07/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    không ai trả lời bài tập này cho bạn đâu. Hãy tự tư duy đi :) 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSHoangPhuong vì bài viết hữu ích
    phamvanhuan_luatkinhte (04/07/2017)
  • #469635   02/10/2017

    xin mọi người giúp mình định tội danh trong tình huống sau

    Vào 02/4/2003, Kiên (sinh năm 1993, chưa có tiền án, tiền sự), đi chơi cùng bạn bè thì va chạm với 3 thanh niên, hai bên to tiếng sau đó cùng bỏ đi. Đi được một đoạn, Kiên rủ nhóm bạn cùng quay lại đuổi đánh 3 thanh niên lúc nãy. Khi quay lại thì Kiên cùng nhóm bạn gặp Nhân và Hậu. Tưởng Nhân và Hậu là nhóm thanh niên lúc nãy nên Kiên cùng các bạn của mình xông vào đánh Nhân và Hậu. Nhân và Hậu sợ hãi, vứt xe đạp bỏ chạy. Thấy vậy, Kiên đã lấy xe đem về giấu ở nhà mình sau đó mang đi tiêu thụ (trị giá 2.300.000 đồng)

    sự việc này có 3 quan điểm định tội như sau:

    -         Kiên phạm tội cướp tài sản

    -         Kiên phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    -         Kiên phạm tội trộm cắp tài sản

    vậy quan điểm nào đúng

     
    Báo quản trị |  
  • #470035   08/10/2017

    HaongDung
    HaongDung

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định tội danh

    anh A đang ngồi lau súng K54 mua đc của 1 người Trung Quốc. thi thấy chị D về nói là "Thằng H đang bắt con M vợ mày về làng bên kia rồi" Nghe vậy, sẵn khẩu súng trong tay, A cầm luôn khẩu K54 và đi về hướng mà chị D chỉ. đến đầu làng A thấy H đang nằm đè lên vợ mình, tát và xé áo. thấy vậy A nói "thằng kia mày làm j vợ ông thế hả, có thả ra ko tao bắn vỡ sọ". H vẫn tiếp tục xé áo chị M. A liền bắn liên tiếp 3 hát vào ngực H. H chết tại chỗ. hỏi ai phạm tội. phạm tội j. ai giúp e với, băn khoan quá......

     
    Báo quản trị |  
  • #470524   12/10/2017

    Luật hình sự

    Tham khảo ý kiến của quý luật sư:

    A mượn tài sản của B, B đồng ý cho mượn, tài sản có giá trị trên 4.000.000đ. Sau đó, A đem tài sản đó đi cầm cố được 3.000.000đ, B không biết gì về việc A mang tài sản của B đi cầm. Khi B biết sự việc thì trình báo Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra vào cuộc thì A chuộc lại tài sản trả lại cho B. (A hoàn toàn đủ khả năng chuộc lại tài sản cho B). Hỏi:

    1. A không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là đúng hay sai?

    2. A có phạm tội sử dụng trái phép tài sản theo điều 142 khi đã bị sử phạt hành chính về hành vi tương tự như trên không?

     
    Báo quản trị |  
  • #470583   12/10/2017

    blackcathl97
    blackcathl97

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Tình huống hình sự hay !!!

    A (sinh năm 1996) do không có tiền trả nợ nên đã nảy sinh ý định đi vay người quen. Biết được gia đình ông B có kinh tế khá giả nên A đã đến nhà ông B để vay tiền. Khi đi, A thủ sẵn trong người một con dao nhọn với mục đích nếu ông B không cho vay tiền thì sẽ dùng dao đe dọa để vay bằng được. Khi thấy ông B từ chối cho vay, A đã rút dao nhọn ra đe dọa: “Ông có cho tôi vay tiền không thì bảo?”. Ông B bỏ chạy lên tầng hai nhưng bị A đuổi kịp và vung dao đâm vào vai trái. Ông B quay lại chống đỡ thì bị A tiếp tục đâm nhiều nhát vào vai và tay phải. Thấy ông B kêu cứu, A liền đâm một nhát vào ngực ông B. Sau đó, A quay ra lục soát tủ trong phòng tầng hai lấy được tiền và vàng, tổng số tài sản trị giá 410 triệu đồng.

    Ông B sau đó được người nhà đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Theo kết quả giám định, ông B chết do bị đa chấn thương, mất máu nhiều.

    Hỏi:

    a. Xác định tội danh và khung hình phạt có thể áp dụng đối với A.

    b. Giả sử sau khi ra đến cổng, anh C là hàng xóm của ông B phát hiện ra A nên đã tóm lại được nhưng bị A dùng dao chém vào tay rồi tẩu thoát. Trong tình huống này, tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Tại sao?

    c. Giả sử sau khi lấy được tài sản, A đem số vàng bán cho D là chủ tiệm vàng X thì D có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Tại sao?

    d. Giả sử ông B chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của A có thay đổi không? Tại sao?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn blackcathl97 vì bài viết hữu ích
    tayyshin98@gmail.com (08/12/2018) nqh131100 (01/05/2020)
  • #470630   12/10/2017

    nhuquynh123789
    nhuquynh123789

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các trường hợp vi phạm dân sự bị cấu thành vi phạm hình sự

    Các anh/chị cho em biết trong những trường hợp nào thì vi phạm dân sự bị cấu thành vi phạm hình sự ạ ? Em cảm ơn 

     
    Báo quản trị |