MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #446984 19/02/2017

    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

    >>> Tổng hợp các bài viết liên quan đến Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    >>> Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo? 

    >>> Ân xá, đại xá, đặc xá: hiểu thế nào cho đúng?

    >>> Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự

    >>> “Trái pháp luật” và “vi phạm pháp luật” khác nhau chỗ nào?

    >>> Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và Hành chính

    >>> Làm cách nào để lấy bằng chứng bị ép cung, dùng nhục hình?

    >>> Phân biệt giữa người làm chứng và người chứng kiến

    >>> 5 lưu ý đối với người bị buộc tội

    >>> Nhận tội thay người khác có phạm tội không?

    >>> So sánh vi phạm hành chính và tội phạm hình sự

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    >>> Danh bản, chỉ bản là gì?

    >>> Phân biệt tự thú và đầu thú

    >>> Phân biệt áp giải, dẫn giải

    Để có thể làm tốt bài tập môn Luật hình sự cũng như đạt điểm cao trong môn học này, chúng ta cần trang bị cho mình những điều cơ bản sau:

    Đầu tiên, chúng ta nên đọc qua tất cả những văn bản pháp luật liên quan đến môn học cũng như những tài liệu cần thiết khác như giáo trình, tài liệu hướng dẫn,… để có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học. Nếu có thời gian hãy đọc lại nhiều lần để có thể hiểu sâu sắc hơn.

    Tiếp theo, chúng ta cần tìm hiểu những tin tức về việc xét xử các vụ án trên thời sự, bản tin cũng như những trang web đáng tin cậy để có thêm những thông tin hữu ích. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài tập của các bạn. 

    Cuối cùng, đó là việc chúng ta áp dụng những kiến thức có được để giải nhiều hơn các bài tập cũng như tình huống thực tế. Trong quá trình làm bài, chúng ta cần nắm vững những khái niệm, thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và đặc biệt là chỉ ra được các yếu tố cấu thành tội phạm trong từng tội phạm cụ thể, chỉ ra các dấu hiệu để phân biệt các tội phạm với nhau để có thể dễ dàng định tội trong từng bài tập.

    Ví dụ:

    1)                 Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS).

    Để làm được câu nhận định này, chúng ta cần xác định được yếu tố lỗi trong cấu thành của hai tội phạm trên. Từ đó ta có thể thấy đây là một nhận định sai.

    Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS) nếu hành vi đó có lỗi cố ý với chiếm đoạt trái phép tài sản, cố trong hậu quả làm chết người. Ngoài ra hành vi này có thể cấu thành tội được quy định tại Khoản 4 Điều 133 BLHS nếu hành vi đó có lỗi cố ý chiếm đoạt trái phép tài sản nhưng vô ý trong hậu quả làm chết người.

    2)                  Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14-3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông. B bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.

    Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

    Để làm bài tập này, trước hết ta cần xác định được B là người thực hành đã dùng thủ đoạn gian dối và giả danh nhân viên công ty. A trong bài tập trên là đồng phạm với vai trò giúp sức. Sau đó ta xác định tội danh của A, B và ghi rõ và đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của A, B. Việc xác định tội danh rất dễ gây nhầm lẫn và làm chúng ta xác định sai. Vì vậy, cần hiểu rõ từng mặt, phân tích từng yếu tố trong cấu thành.

    Tội danh của A và B là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)

    Khách thể: Quan hệ sở hữu của công ty Y

    Đối tượng tác động: Container hàng

    Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    Hành vi: Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông.

    Lỗi: Cố ý trực tiếp.

    Những lưu ý nhỏ trên đây không chỉ sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt hơn trong bài tập hình sự của mình mà còn giúp các bạn đạt điểm cao trong môn học này cũng như những môn học khác. Hãy cùng thay đổi phương pháp học và đạt được những thành công như mong muốn nhé!

    Xem thêm: câu hỏi bài tập môn Luật hình sự (phần các tội phạm) tại file đính kèm. 

    Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:43:11 CH Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:17:37 CH

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    89784 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn vothiphuongthu vì bài viết hữu ích
    nguyenminhquan28072003@gmail.com (20/12/2022) giangvks (05/10/2020) ninh2407 (27/12/2017) KimKhana (04/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<2345>
Thảo luận
  • #482546   17/01/2018

    Định tội danh trường hợp sau

    H và đồng bọn là những người mang quốc tịch Việt đang định cư ở nước ngoài. Để thực hiện kế hoạch chống phá Nhà nước, hướng tới việc thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam, chúng đã xin được viện trợ của nước ngoài. Sau khi nhận được vũ khí, hàng hóa của nước ngoài, chúng bí mật vận chuyển vào Việt Nam. Vụ việc bị phát giác. Hãy xác định tội danh đối với hành vi mà H đã thực hiện cùng đồng bọn.

     
    Báo quản trị |  
  • #483155   24/01/2018

    Tội danh nào cho B

    Mình có tình huống như sau:

    Trên đường đi xe buýt từ Thành phố Hồ Chí Minh về quê, do đường dài nên A nằm ngủ dựa đầu vào ghế sau lúc nào không hay. Lúc ngủ A có cắm tai nghe vào điện thoại Samsung J7 Prime để nghe nhạc, một lúc sau tai nghe rớt ra khỏi tai nhưng A vẫn còn ngủ không hay biết. B người ngồi sát ngay ghế bên cạnh của A. Thấy vậy B bắt đầu nảy sinh ý định lấy điện thoại của A. Lợi dụng lúc gần đến trạm xuống của mình, xe dừng, B nhanh tay lấy được điện thoại của A, đúng lúc A giật mình. Có 2 tình huống xảy ra:

    1.     A và B giằng co, B nhày xuống xe nhằm tẩu thoát nhưng A xuống theo và đuổi theo B. B nhặt được một khúc cây đánh vào đầu A, làm A choáng váng và nhanh chóng chạy thoát. Nếu B tẩu thoát được cùng với chiếc điện thoại thì B phạm tội gì? Nếu B tẩu thoát được nhưng trong lúc nhặt khúc cây để đánh A, B làm rơi chiếc điện thoại ở lại thì B phạm tội gì?

    2.     A đuổi theo và đuổi kịp B, trong lúc giằng co, A hô hoáng cho người khác đến giúp, sợ sẽ bị bắt giữ B rút con dao bấm thủ sẵn trong người ra đâm vào bụng A, làm A khuỵu xuống và tẩu thoát. Vậy trong trường hợp này B phạm tội gì?

    Mời các dân luật cùng nhau thảo luận.

     
    Báo quản trị |  
  • #483611   29/01/2018

    Ntsnts2015x
    Ntsnts2015x

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giết người do người đó yêu cầu

    Ông k mắc bệnh nằm liệt giường gần 1 năm. Ông k mong chấm dứt sự sống của mình nhưng không biết làm cách nào. Ông K đem tâm sự của mình than thở với B, B là 1 y tá thường chăm sóc sức khỏe cho ông K, Ông k đề nghị và B đồng ý giúp, B đêm xi lanh và 2 liều thuốc độc đến và tiêm cho ông k, hôm sau ông k chết do thuốc độc. Hỏi B có phạm tội giết người không? Nếu có thuộc khoản nào? Và có tình tiết giảm nhẹ không? Cho e ý kiến về bài này ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #483783   30/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Tuổi kết hôn

    Do ham chơi game nên Nguyễn Văn Nam (18 tuổi) đã bỏ học và hiện tại đang đi làm công nhân ở công ty may. Tối về đi chơi cafe với đám bạn thì Nam quen Nữ (14 tuổi) thời gian tìm hiểu qua lại thì hai người sống chung với nhau hơn 1 năm.

    Sau đó đưa nhau về để xin gia đình hai bên cưới, tuy nhiên gia đình bên Nữ không đồng ý vì Nữ còn quá nhỏ tuổi mà Nam thì cũng không đủ tuổi. Vì gia đình ngăn cản không đồng ý nên Nữ nảy sinh ý định rủ Nam trốn nhà đi với lại Nữ cũng đã có thai, biết được vấn đề gia đình hai bên không còn cách nào khác là phải cho hai đứa cưới nhau.

    Nhưng do chưa đủ tuổi, nên chỉ làm vài mâm dòng họ trong nhà và lấy danh là làm sinh nhật. Đợi hai người đủ tuổi rồi hãy đăng ký kết hôn. Vậy cho mình hỏi:

    1. Pháp luật có cấm việc nam nữ sống chung với nhau khi chưa đăng ký kết hôn không?

    2. Có thể truy cứu Nam và Nữ về tội gì?

    3. Gia đình hai bên có phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

     
    Báo quản trị |  
  • #484080   31/01/2018

    emgai1996
    emgai1996

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phải tội hiếp dâm ?

    A và B (18+) quen nhau qua mạng . 2 bên thỏa thuận gặp nhau đi chơi và đi khách sạn làm tình nhưng không được quan hệ . A sẽ cho B 1 số tiền . Khi gặp nhau 2 bên cùng vào khách sạn B nói chỉ làm tình thôi không quan hệ , B làm tình cho A và A bị kích thích nên quan hệ với B (B không có hành động phản kháng ) khi quan hệ xong B nói sẽ kiện A tội hiếp dâm ? 1. Vậy A có phạm tội hiếp dâm không ? 2. B lấy lý do đó hù dọa đòi A phải đưa 1 số tiền lớn bôi thường danh dự nếu không B sẽ kiện ( A truớc đó sợ đã giao xe cho B và ghi giấy nợ làm tin) . Vậy B có phạm tội tống tiền ko
    Cập nhật bởi emgai1996 ngày 01/02/2018 02:26:14 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #484170   01/02/2018

    Không hiếp dâm nếu không phạm vào độ tuổi cấm theo quy định của pháp luật. Bạn cần nêu ra rõ ràng độ tuổi. Còn cái việc đe dọa thì mình nghĩ chưa đủ cấu thành tội phạm cưỡng đoạt tài sản

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    emgai1996 (01/02/2018)
  • #486690   10/03/2018

    Trường hợp nào cần xử phúc thẩm

    Xin hỏi luật sư: 1/Khi 1 vụ án được đưa ra xét xử và Tòa án cấp tỉnh đã tuyên bố bản án thì xét xử lần đó gọi là xử sơ thẩm phải không ? 2/ đối với tất cả các vụ án thì Sau khi xét xử sơ thẩm xong thì có cần phải bắt buộc xử phúc thẩm thì mới kết thúc vụ án hay ko ? Nếu không thì trường hợp nào mới cần xử phúc thẩm
     
    Báo quản trị |  
  • #486207   03/03/2018

    camhacantho83
    camhacantho83

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sai phạm về tội gì?

    Luật sư vui lòng tư vấn giúp, sự việc như sau: Hiệu trưởng của một trường tiểu học thuộc quản lý của Nhà nước cố ý làm trái nguyên tắc tài chính trong việc kê qui mô làm thêm giờ thêm buổi cho một giáo viên với số tiền là 25.000.0000 đồng. Vậy Hiệu trưởng vi phạm tội gì? A. Lợi dụng chức quyền hạn trong khi thi hành công vụ cố ý làm trái quy định nhà nước về lĩnh vực tài chính gây thiệt hại ngân sách 25.000.000đồng? B. Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ để chiếm đoạt ngân sách số tiền 25.000.000 đồng? (Hay vi phạm trên là thuộc về tội danh nào? Bị xử lý như thế nào?) Xin cảm ơn Luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #486181   02/03/2018

    Rosez
    Rosez

    Female
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Về vấn đề định tội danh

    Trên cơ sở lý luận định tội danh, hãy đưa ra quan điểm định tội trong 2 vụ án sau đây: 1.Vụ án thứ nhất: Vụ Nguyễn Trọng T. Tòa án tỉnh H xét xử sơ thẩm tại bản án số 254/2009/HSST ngày 21/07/2009 Tóm tắt nội dung vụ án như sau: T quen biết cháu trần minh Đ và Trần Thành C (người bị giết chết sinh năm 1996) và quen biết cha mẹ các cháu Đ và C. đầu tháng 1/2009, T có ý định bắt cóc cháu Đ để tống tiền cha mẹ cháu Đ, lấy tiền tiêu Tết. Chiều ngày 7/01/2009, T gặp chúa Đ đi xe đạp, T định hỏi cháu Đ xin đi nhờ xe đạp với mục đích rủ cháu Đ đế chổ vắng để thực hiện mục đích tống tiền, nhưng xe đạp của cháu Đ không có đèo hàng phía sau nê T không thực hiện được ý định phạm tội, sau đó, T gặp C đi học về bằng xe đạp, T biết gia đình cháu C kinh tế khá giả nên T thay đổi ý định là sẽ bắt cóc cháu C. Khoảng 17h ngày 9/01/2009, T chờ sẵn ở cổng trường học của cháu C lúc cháu C từ cổng trường đi ra, T rủ cháu C đi thả diều, cháu C đồng ý, T dùng xe đạp của cháu C chở cháu C đi ra bãi ngô bên bờ sông chơi đến 19h , lúc này trời chạng vạng tối, không có người qua lại. T bất ngờ bẻ quật hai tay cháu C ra sau lưng, dúi đầu xuống đất, T dùng đầu gối chạy lên cháu C sau đó T nhặt được thanh gỗ ở gần đó đập liên tiếp vào gáy cháu C, cháu C đau đớn giãy dụa và nói: “ mày, mày, mày…”. Sợ bị lộ, T bóp chặt cổ cháu C, thấy cháu C không cử động T mới bỏ tay ra rồi lúc soát túi quần cháu C lấy được 1 điện thoại di động nhãn hiệu Motorola, sau đó ném xác cháu C xuống sông cùng thanh gỗ hung khí và chiếc balo đựng sách của cháu C để phi tang. T chiếm đoạt xe đạp đem bán được 540.000 đồng, dùng điện thoại di động chiếm đoạt được nhắn tin và gọi điện đến số máy di động của mẹ cháu C với nội dung như sau: Con trai là cháu C bị một đối tượng bắt cóc phải đem 350 triệu đồng đến đặt tại 1 nơi do T quy định rồi đi về, thì sẽ tha cháu C, nếu không làm theo yêu cầu thì sẽ giết cháu C ( mặc dù T đã giết cháu C rồi ), gia đình cháu C chấp nhận làm theo yêu cầu của T, T đứng gần điểm hẹn nhìn thấy bố cháu C để túi tiền tại nơi T quy định và đã đi xa, đến khoàng 3h sáng hôm sau ngày 10/01/2009, T lấy được túi tiền thì bị bắt cùng vật chứng là 148 triệu đồng. @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@ 2. Vụ án thứ hai: Vụ Phạm Đức B, Tòa án tỉnh N xét xử sơ thẩm tại bản án số 75/2008/HSST ngày 31/07/2008 Tóm tắt nội dung vụ án như sau: B là thanh niên trẻ tuổi ( sinh ngày 20/10/1989 ) lười học tập, lười lao động nhưng đua đòi,ham chơi. Để có tiền tiêu tết B đã có hành vi: vào chiều 09/11/2007, cháu Nguyễn Tiến T ( là người bị B giết chết sinh ngày 24/11/2000 ) đi học về vào nhà B chơi, cùng xem phim với B, sau đó cháu T ra sân chơi với con chó nhà B. Lúc này B thấy cháu T đang vui chơi với con chó, B đã ruột dây phanh xe đạp ( dây bằng kim loại ) siết chặt vào cổ cháu T một lúc làm cháu T nghẹt thở ngã xuống đất, B đưa cháu T vào trong nhà dùng dầu xoa bóp để cháu T hồi tỉnh nhưng cháu T đã chết, B lấy bông đặt gần mũi để kiểm tra xem đã chết hẳn hay chưa, biết cháu T chết thật nên B đã lấy dây cao su buộc mũi, buộc chân, buộc tay cháu T đem giấu vào bụi chuối ở trong vườn, đến đêm khuya B buộc đá vào xác cháu T rồi vứt xuống ao để xóa dấu vết. Sáng hôm sau, ngày 10/11/2007, B gọi điện thoại cho mẹ cháu T nói là: đến 11h cùng ngày đem 50 triệu đồng đến điểm hẹn mà B quy định, thì được nhận lại cháu T ( mặc dù B đã giết cháu T từ chiều ngày hôm trước ) mẹ cháu T chấp nhận điều kiện của B, sau đó, B lại thay đổi địa điểm không giao tiền ở điểm đã hẹn, mà để 50 triệu đồng vào thùng rác, buồng vệ sinh nữ tại siêu thị thành phố V, rồi đến cửa khách sạn P để nhận cháu T, B nhờ bạn nữ của B vào buồng vệ sinh nữ để lấy tiền ở thùng rác giúp B. Khi bạn nữ của B đưa tiền cho B, thì bị bắt cùng vật chứng là 50 triệu đồng. Mong các luật sư giúp đỡ. Xin cám ơn!

    Lê Ngọc Anh

     
    Báo quản trị |  
  • #487098   14/03/2018

    nghoaiphong
    nghoaiphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phải tội cướp không?

    tên trí, hà, thi bàn nhau trộm nhà ông tín, đã tẩm thuốc độc giết 2 con chó nhà ông tín. đêm đầu cả 3 phục kích sau nhà ông tín nhưng không thực hiện được. đêm sau thì thi phải đưa con đi cấp cứu nên hà đến rủ thêm nghị tham gia. đêm sau trí, hà, ghị đột nhập vào nhà ông tín cạy tủ thì bị phát hiện, nghị dùng cây sắt đánh vào đầu ông tín làm ông tín bị ngất xỉu. trí ôm 01 laptop và 02 điện thoại chạy ra ngoài thì bị con ông tín là thành chặn lại. trí dùng dao đâm vào thành bị thương và chạy thoát. sau đó nghị ra đầu thú. hỏi hành vi nào là tội phạm, ở giai đoạn nào? thi có được xem là nữa chừng chấm dứt không? tại sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #460694   12/07/2017

    Có cấu thành tội phạm không? Tội gì?

    Do bức xúc việc Công ty DD (hoạt động bán hành trên mạng) còn nợ tiền lương không trả, Luận nảy sinh ý định chiếm đoạt hàng của công ty DD để buộc công ty trả tiền lương cho Luận nên Luận thuê chị Hồng gọi điện thoại cho công ty DD mua hàng và chọn nơi vắng người để nhận hàng nhằm dễ dàng lấy được hàng của công ty mà không bị ai phát hiện hoặc cản trở.

    Vào lúc 11h ngày 23/12/2016, anh Trần Thọ Dũng là nhân viên của công ty DD điều khiển xe ô tô đến khu vực Cầu máy nước thuộc phường Phước Hưng, để giao hàng, theo đơn đặt hàng qua điện thoại của chị Hồng, địa chỉ phường Phước Hưng. Khi đến điểm hẹn khu vực Cầu máy nước thì xung quanh vắng người, không có nhà dân, đường không có ai qua lại thì anh Dũng có thấy 02 thanh niên (là Luận và Thiện) đi 02 xe máy đến, một người nói: “là người nhà của chị Hồng đến nhận hàng”. Anh Dũng tin 02 thanh niên là người nhà chị Hồng, nên anh Dũng lấy 02 thùng thực phẩm chức năng làm đẹp COLLAGEN ADIVA đưa cho 1 thanh niên. Khi nhận được tài sản người thanh niên (Luận) đưa cho người bạn (Thiện) để lên xe máy, rồi nhận thêm 02 bộ Drap chăn từ Dũng để lên xe máy. Sau khi giao nhận hàng anh Dũng đưa hóa đơn để người thanh niên Luận xác nhận đã nhận tài sản để thanh toán tiền, nhưng người thanh niên đưa ra hợp đồng lao động và xưng tên Luận là nhân viên cũ của công ty DD và nói hiện Công ty đang thiếu tiền lương của  Luận và Luận nói “lấy hàng, không trả tiền”. Anh Dũng nghe Luận nói vậy nên gọi điện thoại cho anh Quyền là đại diện Công ty DD trình bày lại sự việc và cho Luận nghe điện thoại nói chuyện với anh Quyền. Luận thông báo do công ty chưa trả tiền, nên Luận tuyên bố lấy hàng không trả tiền, khi nào công ty trả lương thì Luận trả lại hàng. Anh Quyền không đồng ý việc Luận lấy hàng không trả tiền, yêu cầu Luận xuống công ty để giải quyết về tiền lương, Luận không đồng ý nên nói Thiện đi cùng chở 02 thùng thực phẩm bỏ đi, Dũng nói “không được” và dùng tay nắm cảng xe sau của Thiện, nhưng Thiện vẫn bỏ chạy theo lời nói của Luận, sau đó Luận chở 02 bộ Drap chăn đi sau. Anh Dũng không đuổi theo để đòi hàng, mà đến Công an trình báo sự việc.

    Hành vi của Luận, Thiện và Hồng có cấu thành tội phạm không? Tội gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #487659   21/03/2018

    trucly260896
    trucly260896

    Female
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2018
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    TỔNG HỢP 30 CÂU NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

    1.     Điều 65 BLHS 2015 quy định, người được hưởng án treo vị phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật THA hình sự từ 2 lần trở lên, thì Tòa án có thể buộc họ phải chấp hành hình phạt tù cùa bản án cho hưởng án treo. Vậy luật mới quy định theo hướng bất lợi hơn đối với người phạm tội. 

    2.     Người phạm tội khi đã chấp hành được một phần hai mức phạt tù và có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 66 BLHS 2015 thì có thể được tha tù trước thời hạn.

    3.     Trong CTTP vật chất bắt buộc phải có các dấu hiệu, gồm hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành và hậu quả.

    4.     Khi người đại diện theo pháp luật nhân danh pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội, thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

    5.     Trong quá trình xét xử pháp nhân thương mại phạm tội, khi nhận thấy cần thiết thì Tòa án có thể cấm pháp nhận đó hành nghề trong một số lĩnh vực nhất định.

    6.     Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với pháp nhân.

    7.     Quá trình truy cứu TNHS, đối tượng vật chất mà hành vi phạm tội tác động đến phải tịch thu tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước.

    8.     Mọi công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm phải tịch thu tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước.

    9.     Chủ thể tội phạm quy định tại Điều 123, 124 BLHS là chủ thể thường.

    10. Trong tình huống Cảnh sát giao thông ra tín hiệu yêu cầu người vi phạm Luật Giao thông dừng phương tiện để kiểm tra, người vi phạm không dừng và tăng tốc bỏ chạy, lập tức người cảnh sát ấy dùng chân đạp người vi phạm té ngã xuống đường. Trường hợp này nếu người vi phạm bị thương tích với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên, thì người Cảnh sát giao thông phải chịu TNHS.

    11. Mọi trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu phải chịu TNHS. 

    12. Mọi trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm quy định tại Điều 202 BLHS trong tình trạng say rượu, thì tính trạng say rượu đó được xem là tình tiết tăng nặng định khung.

    13. Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh của người phạm tội thì xác định ngày, tháng sinh là ngày 01/01 của năm sinh.

    14. Một người gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu TNHS.

    15. Người thực hành nào có hành vi vượt quá phạm vi thảo thuận của những người đồng, thì phải chịu trách nhiệm độc lập về sự vượt quá của mình.

    16. Một người bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân nên gây thương tích cho người có hành vi trái pháp luật đó thì phải chịu TNHS.

    17. Một người bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân nên gây thương tích cho người có hành vi trái pháp luật đó mà tỉ lệ thương tật dưới 31%, thì không phải chịu TNHS.

    18. Người phạm tội chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trong trở lên, thì phải chịu TNHS về tội mà họ định thực hiện.

    19. Do có mâu thuẫn nên A lê kế hoạch giết B để trả thù. Sau khi chuẩn bị dao nhọn, A đi đến nhà để giết B. Nhưng do trời tối, A nhầm tưởng C (em ruột của B) là B, nên A đã dùng dao nhọn đạm C chết. Trường hợp này, A chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với cái chết của C với lỗi vô ý. 

    20. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi nguy hiểm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.

    21. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội “trộm cắp tài sản”.

    22. Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm.

    23. Chỉ xem là đồng phạm có tổ chức khi trong vụ phạm tội có đầy đủ người tổ chức, người thực hành, người giúp sức và người xúi giục.

    24. Chỉ xem là đồng phạm khi những người cùng cố ý thực hiện tội phạm có cùng mục đích phạm tội.

    25. Trong đồng phạm có thể có người phạm tội với lỗi vô ý.

    26. Khi biết B đang cướp tài sản của người khác, lập tức A thực hiện hành vi che giấu tội phạm cho B, thì A được xem là đồng phạm với B về tội cướp tài sản.

    27. Người đủ 14t đến dưới 16t cho dù chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đi nữa, thì họ vẫn không phải chịu TNHS.

    28. Người đủ 14t đến dưới 16t phạm tội chưa đạt cho dù đối với tội ít nghiêm trọng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    29. Người thực hiện tội phạm theo mệnh lệnh của cấp trên không phải chịu TNHS.

    30. Đối với tội phạm có quy định mục dích là dấu hiệu bắt buộc, thì thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điềm người phạm tội đạt được mục đích đặt ra trước khi phạm tội.

     

    Cập nhật bởi trucly260896 ngày 22/03/2018 02:34:56 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #488880   05/04/2018

    vietduy1997
    vietduy1997

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2017
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định tội danh

    Ngày 22/1/2018 An trộm cắp tài sản với giá trị là 10 triệu đồng. Ngày 24/1/2018 An trộm cắp tài sản với giá trị 1trieu đồng thì bị bắt giữ. Mọi người hãy góp ý giúp e về tình huống này ạ. Xư lý An như thế nào ?
     
    Báo quản trị |  
  • #486638   09/03/2018

    QuyRua22
    QuyRua22

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công trình nghiên cứu khoa học về tội đánh bạc

    mn trong nhóm có ai có công trình nghiên cứu khoa học về tội đánh bạc cho mình tham khảo với

     
    Báo quản trị |  
  • #490227   23/04/2018

    daicachunam
    daicachunam

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm

    Các bác cho em hỏi: Đối với cấu thành tội phạm hình thức có lỗi vô ý không?

    E cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #490664   30/04/2018

    Yenminn
    Yenminn

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:30/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định mức án phải chịu

    B là người yêu của A. Do một lần mâu thuẫn với C bạn cùng học với A. Nhân lúc A đi du lịch. B đến tìm gặp C trong lúc mọi người đều đi vắng, B đến giả vờ hỏi thăm A, nhân lúc C k để ý B đã bất ngờ dùng dây xiết chặt cổ C đến khi C bất tỉnh. B tưởng C đã chết nên đã B lấy điện thoại và tiền trong ví của C ( trị giá 8 triệu đồng) . Được mọi người phát hiện cấp cứu kiẹp thời C đã không chết. B bị truy cứu TNHS về hai tội. Tại khoản 1 điều 123 và khoản 1 điều 168 . Hỏi : Mức án cao nhất mà B phải chịu là bao nhiêu năm tù ? Nếu B vừa chấp hành án 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản ( chưa được xóa an tích) mà lại vi phạm như tình huống trên thì trường hợp phạm tội của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ?
     
    Báo quản trị |  
  • #492524   24/05/2018

    HuongGiang0112
    HuongGiang0112

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Bài tập hình sự: Lái xe thuê làm chết người phải chịu tội gì?

    Bài tập: Anh D là tài xế xe tải lái xe cho công ty X, tối qua anh D đã gây tai nạn giao thông làm một người chết , anh đã đến đầu thú tại cơ quan công an và hiện tại đã bị tạm giữ để điều tra, gia đình chưa được gặp mặt. xin hỏi anh D có thể bị xử lý như thế nào? có cách nào để giảm nhẹ tội cho anh D? gia đình nên làm gì với gia đình nạn nhân? công ty X có chịu trách nhiệm gì hay không?

    Những trách nhiệm mà anh D có thể phải chịu trong tình huống trên như sau:

    Về trách nhiệm hình sự:

     Trong trường hợp trên, nếu xác định được lỗi thuộc về D đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả làm chết 1 người khi điều khiển ô tô thì:

     Căn cứ vào biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan CSGT, kết luận của cơ quan CSĐT, lời khai của nhân chứng, kết quả giám định pháp y, D có thể bị khởi tố về tội “ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 260- BLHS 2015.

    Việc anh D đã đến cơ quan công an đầu thú, có thể được xem là một căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51- BLHS về tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải”. Thêm vào đó,  Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

    Về trách nhiệm dân sự:

    Chiếc xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại Khoản 1, Điều 601-Bộ luật Dân sự 2015

    Và trong trường hợp này anh D là tài xế xe tải của công ty X, có nghĩa là được thuê lái xe và trả tiền công, do đó công ty X mới là chủ sở hữu của chiếc xe gây tai nạn. Như vậy, theo quy định tại Điều 601- của Bộ luật Dân sự thì:

    Công ty X (chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ trừ những trường hợp loại trừ trách nhiệm sau:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Về mức bồi thường thiệt hại. Trước tiên mức bồi thường thiệt hại sẽ do 2 bên thỏa thuận. Khi không thỏa thuận được thì người bị hại có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án căn cứ vào chi phí thiệt hại thực tế dựa trên quy định tại Điều 519- BLDS để đưa ra mức bồi thường cụ thể.

    “Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

    Như vậy, gười bị thiệt hại sẽ được bồi thường những khoản như trên và mức bồi thường cụ thể sẽ được xác định căn cứ vào những chứng từ, chứng cứ mà bên yêu cầu bồi thường đưa ra để chứng minh thiệt hại trong thực tế.

    Xét về mặt tình cảm: thì gia đình anh D nên đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân, có thể tự nguyện bồi thường hoặc chia sẽ gánh nặng về kinh tế cho gia đình nạn nhân nếu có thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #492770   28/05/2018

    tklhd
    tklhd

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội buôn lậu và tội đưa hối lộ

    A là cán bộ hải quan làm việc tại cửa khẩu. Kiểm tra lô hàng nhập khẩu của ông B, A phát hiện số lượng hàng vượt quá rất nhiều so với hóa đơn (số hàng vượt quá trị giá 800 triệu đồng). Ông B liền gọi A ra chỗ vắng, đưa cho A chiếc phong bì bên trong có 300 triệu đồng và đề nghị A bỏ qua cho số hàng vượt quá của mình. A nhận tiền và đồng ý cho B mang hàng qua cửa khẩu. 

    Nếu B vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội buôn bán hàng cấm và chưa được xóa án tích, nay lại phạm hai tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của B bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? 
    Giả định, trong lô hàng B còn giấu 2 kg thuốc phiện nên B bị xét xử thêm tội mua bán trái phép chất ma túy thì A có bị coi là đồng phạm với B về tội mua bán trái phép chất ma túy không? Tại sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #492805   28/05/2018

    Phân loại tội phạm trong cùng một vụ án

    E có câu hỏi nhỏ thôi ạ

    A và B bàn nhau vào nhà C trộm cắp tài sản là chiếc xe máy có trị giá 30 triệu đồng. Khi đang dắt xe máy ra khỏi nhà thì cả hai đều bị T (hafg xóm của C) phát hiện và bắt giữ.  B đã dùng dao đâm vào ngực T rồi bỏ chạy và T tử vong ngay sau đó.

    Chiếu theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 thì người nào trộm cắp tài sản trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm, trong đó, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm. Do đó, tội phạm mà B đã thực hiện thuộc vào loại tội phạm ít nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, khi xét theo khoản 2 Điều 173 thì B lại phạm tội trộm cắp tài sản có tổ chức và trộm cắp tài sản rồi hành hung để tẩu thoát (xét theo điểm a và điểm đ), do đó,  mức cao nhất của khung hình phạt mà B phải chịu về tội này là 7 năm -> thuộc vào loại tội phạm nghiêm trọng.

    Vậy kết quả là tội phạm mà B đã thực hiện thuộc vào loại tội phạm nào ạ ? 

    E cảm ơn ạ !

     
    Báo quản trị |  
  • #494611   20/06/2018

    Đối tượng như thế nào được trợ giúp pháp lý?

    Đối tượng A bị bắt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Bản thân đối tượng A có trình độ văn hóa 1/12 nên chỉ biểt ký tên, họ, tên đệm và tên. Vậy A có được coi là người có nhược điểm về thể chất không? A có thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý không?

     
    Báo quản trị |