MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #446984 19/02/2017

    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

    >>> Tổng hợp các bài viết liên quan đến Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    >>> Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo? 

    >>> Ân xá, đại xá, đặc xá: hiểu thế nào cho đúng?

    >>> Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự

    >>> “Trái pháp luật” và “vi phạm pháp luật” khác nhau chỗ nào?

    >>> Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và Hành chính

    >>> Làm cách nào để lấy bằng chứng bị ép cung, dùng nhục hình?

    >>> Phân biệt giữa người làm chứng và người chứng kiến

    >>> 5 lưu ý đối với người bị buộc tội

    >>> Nhận tội thay người khác có phạm tội không?

    >>> So sánh vi phạm hành chính và tội phạm hình sự

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    >>> Danh bản, chỉ bản là gì?

    >>> Phân biệt tự thú và đầu thú

    >>> Phân biệt áp giải, dẫn giải

    Để có thể làm tốt bài tập môn Luật hình sự cũng như đạt điểm cao trong môn học này, chúng ta cần trang bị cho mình những điều cơ bản sau:

    Đầu tiên, chúng ta nên đọc qua tất cả những văn bản pháp luật liên quan đến môn học cũng như những tài liệu cần thiết khác như giáo trình, tài liệu hướng dẫn,… để có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học. Nếu có thời gian hãy đọc lại nhiều lần để có thể hiểu sâu sắc hơn.

    Tiếp theo, chúng ta cần tìm hiểu những tin tức về việc xét xử các vụ án trên thời sự, bản tin cũng như những trang web đáng tin cậy để có thêm những thông tin hữu ích. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài tập của các bạn. 

    Cuối cùng, đó là việc chúng ta áp dụng những kiến thức có được để giải nhiều hơn các bài tập cũng như tình huống thực tế. Trong quá trình làm bài, chúng ta cần nắm vững những khái niệm, thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và đặc biệt là chỉ ra được các yếu tố cấu thành tội phạm trong từng tội phạm cụ thể, chỉ ra các dấu hiệu để phân biệt các tội phạm với nhau để có thể dễ dàng định tội trong từng bài tập.

    Ví dụ:

    1)                 Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS).

    Để làm được câu nhận định này, chúng ta cần xác định được yếu tố lỗi trong cấu thành của hai tội phạm trên. Từ đó ta có thể thấy đây là một nhận định sai.

    Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS) nếu hành vi đó có lỗi cố ý với chiếm đoạt trái phép tài sản, cố trong hậu quả làm chết người. Ngoài ra hành vi này có thể cấu thành tội được quy định tại Khoản 4 Điều 133 BLHS nếu hành vi đó có lỗi cố ý chiếm đoạt trái phép tài sản nhưng vô ý trong hậu quả làm chết người.

    2)                  Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14-3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông. B bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.

    Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

    Để làm bài tập này, trước hết ta cần xác định được B là người thực hành đã dùng thủ đoạn gian dối và giả danh nhân viên công ty. A trong bài tập trên là đồng phạm với vai trò giúp sức. Sau đó ta xác định tội danh của A, B và ghi rõ và đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của A, B. Việc xác định tội danh rất dễ gây nhầm lẫn và làm chúng ta xác định sai. Vì vậy, cần hiểu rõ từng mặt, phân tích từng yếu tố trong cấu thành.

    Tội danh của A và B là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)

    Khách thể: Quan hệ sở hữu của công ty Y

    Đối tượng tác động: Container hàng

    Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    Hành vi: Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông.

    Lỗi: Cố ý trực tiếp.

    Những lưu ý nhỏ trên đây không chỉ sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt hơn trong bài tập hình sự của mình mà còn giúp các bạn đạt điểm cao trong môn học này cũng như những môn học khác. Hãy cùng thay đổi phương pháp học và đạt được những thành công như mong muốn nhé!

    Xem thêm: câu hỏi bài tập môn Luật hình sự (phần các tội phạm) tại file đính kèm. 

    Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:43:11 CH Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:17:37 CH

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    91632 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn vothiphuongthu vì bài viết hữu ích
    nguyenminhquan28072003@gmail.com (20/12/2022) giangvks (05/10/2020) ninh2407 (27/12/2017) KimKhana (04/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #479536   23/12/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    Sinh viên thì phải chịu khó học, bớt hỏi bài đi.

    Những câu này chỉ cần lấy bộ luật hình sự ra đọc là có câu trả lời, mắc gì phải đi hỏi.

     
    Báo quản trị |  
  • #479538   23/12/2017

    havana223
    havana223

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại vì nó rất quan trọng với em , nếu bình thường thì em k dám làm phiền ah đâu ạ , em chưa kinh nghiệm nhiều nên mới lên đây mong được góp ý từ mấy anh thôi 

     
    Báo quản trị |  
  • #479540   23/12/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn! Tôi xin trả lời giúp bạn những câu hỏi, bạn tham khảo nhé!

    Tơi xin căn cứ vào BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung nhé, vì ngày 01 tháng 01 năm 2018 nó đã chính thức có hiệu lực rồi, căn cứ vào đó cho gần thực tế hơn.

    Câu 1. A phạm tội ít nghiêm trọng, căn cứ điểm a khoản 1 điều 9 VBHN BLHS 2015

    Câu 2. N phạm tội tại khoản 3 điều 173 tức là loại tội phạm rất nghiêm trọng mà căn cứ tại điểm a khoản 2 điều 91 VBHN BLHS 2015 thì N sẽ không được miễn trách nhiệm hình sự vì vậy N sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

    Câu 3.

    a. Căn cứ tại điểm b khoản 1 điều 142 và điểm a khoản 2 điều 91 thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    b. Căn cứ tại khoản 1 điều 101 để áp dụng mức hình phạt đối với A.

    Điều 101. Tù có thời hạn

    Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

    1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

    Câu 4. 

    a. A phạm tội thuộc điểm c khoản 2 điều 171 nhưng A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ tại điểm b khoản 2 điếu 91 tuy A phạm tội thuộc điều 171, khung hình phạt này thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.

    b. Căn cứ tại khoản 2 điếu 101 đế áp dụng mức hình phạt đối với A

    Điều 101. Tù có thời hạn

    Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Câu 5. A phạm tội thuộc điểm a khoản 4 điếu 173 và không thuộc khoản 2 điều 91 nên A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức án sẽ được áp dụng đối với A căn cứ tại khoản 1 điều 101, khi A phạm tội A đã đủ 16 tuổi

    Điều 101. Tù có thời hạn

    Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

    1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

    Câu 6. Dữ liệu cung cấp không rõ Y này bao nhiêu tuổi?

    Câu 7. 

    a. A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ tại điểm b khoản 2 điếu 91, A đã phạm tội thuộc khoản 1 điều 144 đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng và thuộc trường hợp ngoài trừ tại điểm b khoản 2 điếu 91.

    b. Căn cứ tại khoản 2 điều 101 để áp dụng mức hình phạt đối với A:

    Điều 101. Tù có thời hạn

    Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

    3.Trách nhiệm hình sự mà A phải chịu là tội cưỡng dâm đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thuộc khoản 1 điều 144

    Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

    1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

     

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 23/12/2017 09:24:41 SA

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #479994   27/12/2017

    Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn

    Sau khi khởi tố bị can thì áp dụng biện pháp gì? Có quy định bắt buộc là biện pháp gì không và quy định tại đâu? E cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #480165   28/12/2017

    Anhvanlakhoi
    Anhvanlakhoi

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hình sự

    Luật sư giải đáp giúp em với ạ??? E đang theo học ngành luật, có câu hỏi khiến em và các bạn tranh luận chưa có hồi kết mong luật sư giúp!!! A và B hôn nhau dưới gốc cây dừa, thì quả dừa rơi vào đầu A làm A cắn lưỡi B khiến B chết. Vậy hỏi A có tội hay không ???
     
    Báo quản trị |  
  • #480167   28/12/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp này được hiểu là chưa có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể nào quy định trong Bộ luật hình sự. Để xác định là có tội phạm cụ thể nào đó, hành vi được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành một tội phạm trong một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được thực hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội nhưng không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại chưa đạt đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không phải là tội phạm. Hành vi ở trên đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, … thì không thể bị khởi tố về hình sự và không phạm tội. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #480859   01/01/2018

    tieubaobao4298
    tieubaobao4298

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phân tích tình huống luật hình sự

    Mọi người giúp em phân tích tình huống này với ạ. "khoảng 19h30 ngày 20/6/2005 quân sinh năm 1987 đang đi chơi cùng nhóm bạn là K sinh năm 1988 và Hùng sinh năm 1989. Lúc 21h cả nhóm đi đến cây xăng gần đó thì va chạm với 3 thanh niên khác đi xe ngược chiều. Sau khi cải vã 2 bên bỏ đi. Đi được 1 đoạn Quân cùng bạn quay lại đuổi đánh ba thanh niên kia. Khi trở lại thấy có hai thanh niên là Minh và Nguyên đang chở nhau trên xe đạp. Cho rằng đây là số thanh niên vừa va chạm với mình nên cả 3 đã lao vào đuổi đánh 2 thanh niên này. Minh và Nguyêm tưởng là cướp nên bỏ chạy và để lại xe đạp. Quân, K và Hùng lấy xe bán được 2tr4 chia nhau mỗi người 800k. Xác định tội danh có 2 ý kiến. - Hành vi trên cấu thành tội cướp tài sản (Đ168) - Hành vi trên cấu thành tội trộm cắp tài sản. xác định hành vi của Quân,K và Hùng cấu thành tội phạm nào? Nêu rõ điều khoản cần áp dụng. -Hãy xác định ai là người phạm tội trong vụ án cho biết ngày tháng sinh của Quân K và Hùng không được xác định chỉ xác định được năm sinh.
     
    Báo quản trị |  
  • #480989   02/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    DÂM Ô VỚI TRẺ EM

        Cụ Nguyễn Văn A (70 tuổi) là hàng xóm thân thiết với gia đình chị Lương Thị B. Cụ A có vợ đã mất cách đây đã lâu, cụ sống như thế để lo cho các con, cũng thường hay giúp dỡ mọi người, nên rất được mọi người xung quanh quý mến.

       Cụ có 7 người con nay đã trưởng thành, hiện cụ đang sống chung với gia đình người con trai út. Chị B có một đứa con gái tên My hiện đang học lớp 1. Do gia đình chị khó khăn nên chị và chồng cố gắn làm kiếm tiền lo cho cuộc sống và đứa con ăn học.

       Do thường xuyên vắng nhà, nên chị thường gửi đứa con gái qua nhà chơi với ông sau các buổi tan trường. Nhưng hôm ấy, chị không đi làm ở nhà thì phát hiện bé My có những biểu hiện lạ, hỏi ra thì có nghe bé kể đã nhiều lần cụ A dùng dương vật cọ vào âm đạo của bé My.

       Chị trình lên công an sự việc, công an cho mời cụ lên để làm rõ vấn đề, cụ thừa nhận hành vi mình gây. Công an hoàn thành thủ tục chuyển qua Viện kiểm sát rồi đưa qua Tòa án để truy tố cụ Nguyễn Văn A về tội Dâm ô với trẻ em và xử 4 năm tù theo điều 146 Bộ luật hình sự 2015:

     “1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Đối với 02 người trở lên;

    d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

    b) Làm nạn nhân tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

     

    Mọi người thấy Quy trình làm như thế của bên Công an có đúng không? Tòa án kết tội 4 năm tù có đúng tội không?

     
    Báo quản trị |  
  • #480990   02/01/2018

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    bạn viết sơ sơ vài dòng và yêu cầu mọi người phải kết luận công an, kiểm sát, tòa án làm có đúng thủ tục tố tụng hình sự không á, họ có chuyển môn, nghiệp vụ, công cụ, thời gian, chứng cứ để chứng minh bạn ah.

    Là luật sư tham gia bào chữa vụ án này cũng không giám đưa ra kết luận cho bạn đâu nhé.

    Hơn nữa bản án hình sự cấp sơ thẩm còn bị viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên kiểm sát và bị bộ phận giám đốc kiểm tra của tòa án cấp trên giám sát. Sai là sai thế nào được.

    Hằng năm riêng ngành tòa án một tỉnh lẻ cũng có đến hàng ngàn vụ án vi phạm pháp luật hình sự nhưng oan sai thì cực ít bạn nhé (không phải là không có).

     

    Cập nhật bởi garan ngày 02/01/2018 09:06:00 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #480998   02/01/2018

    Trợ giúp

    khởi tố vụ án theo điều 139 trước 1/1/18, nay muốn khởi tố bị can thì áp dụng luật mới hay củ, tức là trong quyết định khởi tố bị can theo điều 139 (blhs1999) hay theo điều 174 (blhs2015)
     
    Báo quản trị |  
  • #481135   04/01/2018

    Tội đe doạ giết người

    A dùng dao đe doạ là sẽ giết B sau đó đi tù vày năm rồi về nhưng lại có C và D cam và cướp đc con dao của A sau đó từ hiện trường B về nhà lại gặp vợ A và em trai A với A cảm đường định đánh B tiếp nhưng sau đó cũng mai là D lại cam được nếu không sự viêc sẽ xảy ra như thế nào.

    Qua sự việc trên B nghĩ rằng việc làm của A đã đe doạ đến tính mình và đến gia đình của mình. Vậy nếu B tố cáo A về tội đe doạ giết người thi B nên khởi tố như thế nào và liệu B có tháng được không anh em cộng đồng mạng cho ý kiến với.

     
    Báo quản trị |  
  • #481144   04/01/2018

    Thực ra theo những gì bạn nói thì việc đe dọa này chỉ diễn ra miệng, ngoài ra còn rất nhiều tình tiết khác có thể ảnh hưởng đến sự việc nên chưa thể kết luận cụ thể được là có thể kết A tội gì không. Tuy nhiên, dựa theo những thông tin bạn cung cấp thì theo quan điểm của mình thì A chưa phạm tội.

    P/s: bạn nên viết có dấu ., và viết đúng chính tả được không? Đọc hụt hơi ngắt nghỉ

     
    Báo quản trị |  
  • #481195   05/01/2018

    Cảm ơm b..

    Hi..b thông cảm do trình độ học vấn thất nên vây.

    Nhưng A đã dùng dao lao vào chém B nhưng may là có D vào can như vậy không phải tội đe dọa giết người ak?

     
    Báo quản trị |  
  • #481199   05/01/2018

    Như mình đã nói trên, còn tùy thuộc vào tình huống sự việc xảy ra cụ thể, nhưng nếu theo những gì mình nghĩ theo dữ kiện bạn thì chưa  đến mức cấu thành tôi đâu

     
    Báo quản trị |  
  • #481215   05/01/2018

    Nói về dữ  kiện thì còn nhiều nhưng mình chỉ nói một số trọng tâm..thật ra đó là một tình huống có thật tại chỗ mình đang sinh sống.

    Vậy anh b..cho mình một số dữ kiện ví dụ như thế nào thì A mới Cấu thành tội phạm

     

    Cập nhật bởi Thaophu2017 ngày 05/01/2018 12:42:07 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #481227   05/01/2018

    Mình biết đó là những dữ kiện chung nhất, nhưng dựa vào những dữ kiện chung này thì chưa thể kết luận là phạm tội giết người được, giống như kiểu 1 ai đó say xong chửi vống lên thì không thể nói nó phạm tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác được mà phải đến ột mức độ nào đó họ mới truy cứu bạn ạ. Còn bạn hỏi như thế nào, mình rất khó trả lời vì nếu nói cụ thể thì rất dài dòng, nếu nói tóm gọn cơ bản nhất thì chắc bạn sẽ không đồng ý. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481421   08/01/2018

    Nói về mức độ say rượu thì nó lại khác hoàn toàn rồi..vì hành vi ày không thể chịu trách nghiệm về hành vi của mình..

     
    Báo quản trị |  
  • #481432   08/01/2018

    Nếu bạn nói về say rượu, người say rượu dù có thể trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi này do việc say rượu là do lỗi của người uống và hoàn toàn có thể ngăn chặn được (từ chối,...- luật chỉ chấp nhận phạm tội khi say - chung nhất - khi mà bạn bị ép buộc như kiểu trói nghiến bạn lại, đút rượu vào mồm thôi và còn phụ thuộc mức độ kiểm soát của người này khi uống rượu nữa nhé).Hành vi không làm chủ được bản thân này chỉ được chấp nhận khi không phải do ý muốn của mình và không thể kiểm soát được.

    Còn ý của mình nói giả sử là nếu bây h có người chửi bạn vài câu do xô xát hay kiểu như mấy bạn h/s giờ vui mồm chửi nhau vài câu thì nó chưa đủ để cấu thành tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Cấu thành tội này thuộc những trường hợp nặng hơn như nếu 1 người chưa được coi là có tội mà có 1 báo nào đó tự nhiên giật tít bảo người này có tội thì mức độ mới có thể thuocj tội này. Tương tự với giết người, việc chỉ nói vài câu, chưa có những dữ kiện cụ thể như bạn nói thì thường chưa được coi là phạm tội này.

    Cập nhật bởi hai_phong_k54@yahoo.com ngày 08/01/2018 01:59:01 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #482396   16/01/2018

    Tội đe doạ giết người

    Chào anh chị Luật Sư..các anh chị cho e hỏi về tội de doa giết người và tình huống như thế nào mới được gọi là tội đe dọa giết người theo Điều 103 của BLHS? Mong anh chị phân tích giúp vì e đang cần ak..

     
    Báo quản trị |  
  • #482403   16/01/2018

    BLHS 1999 sửa đổi bs 2003 hiện h đã hết hiệu lực, hiện nay bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã có hiệu lực vào 01/01/2018 và được quy định tại điều 133. Tuy nhiên, việc áp dụng luật nào được thể hiện theo nguyên tắc có lợi nhất cho bị cáo nên phải xem tình tiết cụ thể để định khung, hình phạt thì mới xét xem nên hồi tố hay không. Đó là về lưu ý bạn

    Về tình huống ntn mới được coi là đe dọa giết người thì bạn chỉ cần gõ từ khóa này lên gg là sẽ hiện ra rất nhiều bài phân tích. Tuy nhiên, theo tôi hiểu ý bạn muốn hỏi thì có lẽ giải đáp vấn đề của bạn sẽ nên được thể hiện như sau đây:

    "Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

    Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Ví dụ: Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản.
    Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
    Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Thaophu2017 (16/01/2018)