#ccc" align="justify">
Đại hội VI của Đảng có ghi: Trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong Hiến pháp nước ta cũng quy định rõ Nước CHXNCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Đặc điểm nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, không qua giai đoạn phát triển TBCN, với nền SX còn yếu kém và lạc hậu, mang tính tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hóa chưa phát triển cao. Mặt khác, do chiến tranh tàn phá nặng nề, do thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp trong một thời gian dài cho nên làm ảnh hưởng đến việc phát triển KT-XH và nền dân chủ XHCN
Từ những đặc điểm trên cùng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể thấy thực trạng nền dân chủ nước ta , là chúng ta đang xây dựng nền dân chủ XHCN, nhưng hiện nay còn ở trình độ thấp cả về nhu cầu và nếp sống dận chủ, về tính phong phú, tính nguyên tắc của dân chủ và năng lực thực hiện. Cơ chế vận hành thực hiện dân chủ ở nước ta chưa đồng bộ và hoàn thiện cả về tổ chức, bộ máy và năng lực vận hành. Song kể từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) chúng ta đã đạt được một số thành tựu bước đầu đáng kể trong việc thực hiện nền dân chủ, báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần VII đã đánh giá : một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới là bước đầu thực hiện dân chủ XHCN trên lĩnh vực của đời sống XH.
Tuy nhiên, nền dân chủ XHCN của chúng ta cũng còn hạn chế khuyết điểm trên từng lĩnh vực như : quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ, trong xã hội còn không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức mà có nơi xảy ra rất nghiêm trọng, bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến - gia trưởng vẫn còn nặng nề… Đồng thời cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật. Cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ chưa được cụ thể hóa đầy đủ. Chính vì vậy, hạn chế trên đã gây nên những tiêu cực trong mọi mặt đời sống XH, gây nên sự trì trệ , mất sức chiến đấu và làm giảm uy tín của Đảng, làm thui chột tính năng động sáng tạo và vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân lao động…
Tình trạng ấy đòi hỏi phải có sự đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hoá đời sống xã hội, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Như chúng ta đã biết, nền dân chủ nào cũng được thực hiện thông qua một thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành nhất định : đó là hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị là một phạm trù dùng để chỉ một chính thể các đảng phái, các đoàn thể các tổ chức chính trị - xã hội nhằm và phát triển xã hội đó. Nó cũng là một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
Hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội là tổng hợp các tổ chức: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân mà thông qua đó dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mácxít - Lêninnít nhân dân thực hiện được quyền lực của mình trong việc quản lý sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hệ thống chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa gồm ba bộ phận cấu thành: Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Hệ thống chính trị trong CNXH hoạt động theo nguyên tắc của nền dân chủ XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng công sản, tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, dân chủ phải đi đội với kỷ cương pháp luật, tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực pháp quyền XHCN. Chỉ có trên nguyên tắc, tính tích cực chính trị xã hội của công nhân mới được nâng cao, các quyền dân chủ, công bằng bình đẳng mới được đảm bảo.
*Bất cứ chế độ nào trên thế giới này cũng có hiện tượng công chức trong bộ máy công quyền tha hoá và tham nhũng . . .nhưng đối với xã hội ta đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ cán bộ công chức trong hệ thống chính quyền mà thôi, tất nhiên chúng ta không phủ nhận điều này. Một sự vật hiện tượng có nhiều góc nhìn khác nhau, do đó, khi xem xét đánh giá một vấn đề phải trên quan điểm toàn diện không nên phiến diện. Trong Kinh thánh cũng có chuyện rằng: Giuđa người đại tử trung thành cũng bán rẻ Chúa với ba đồng xu ! Chế độ ta cũng có những người như thế, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ "một con sâu làm rầu nồi canh"
Đối với những cán bộ sai lầm - Hồ Chí Minh đã cắt nghĩa :"Trừ những người cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm là vì không hiểu, không biết. Vì vậy, đối với cán bộ bị sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn như thế, mà công kích họ. Trái lại, ta phải dùng thái độ thân thiết, giúp họ tìm ra cái cớ vì sao mà sai lầm? Sai lầm như thế, sẽ có hại đến công việc như thế nào? Làm thế nào mà sửa chữa? Tóm lại, phải phê bình cho đúng”. Người đã nêu lên rất thẳng thắn “Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm".