Mang theo vũ khí quân dụng thì bị phạt gì, và hành vi thiếu trách nhiệm của CS113 khi có yêu cầu giúp đỡ của công dân thì bị phạt gì?

Chủ đề   RSS   
  • #270911 22/06/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Mang theo vũ khí quân dụng thì bị phạt gì, và hành vi thiếu trách nhiệm của CS113 khi có yêu cầu giúp đỡ của công dân thì bị phạt gì?

    Ngay vừa rồi thôi, em đang đi ăn sáng ở bến xe, thì xảy ra một vụ chém nhau và suýt nữa thì nguy cơ cả đến tính mạng của em. Vì em ngồi ngay đấy mà cũng chả làm sao cũng suýt bị cầm chai thủy tinh vỡ ném thẳng vào đám bọn em.

    Đối với tình huống cấp tốc như thế, mà chính quyền không cho mang vũ khí, công cụ đi theo, thì liệu phải chăng là tước đi quyền tự bảo vệ thân thể của công dân, và như thế là mỗi công dân phải chịu thiệt thòi khi chẳng may xảy ra tai vạ?

    Và sau khi đã có cuộc gọi trợ giúp lực lượng 113, thì họ rất làm khó công dân khi bắt buộc người gọi phải cung cấp đúng số nhà, địa chỉ, trong khi tình thế là rấp cấp bách. Và họ cũng chỉ đến khi sự việc đã xong xuôi rồi. Vậy thì tính sao?

     
    5926 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #272101   27/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Chẳng lẽ không ai giúp được em về câu hỏi này sao?.?

     
    Báo quản trị |  
  • #272633   30/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào bạn anhminhnguyen 

    Vấn đề của bạn tôi xin có một số ý kiến sau đây:

    Hành vi mang vũ khí, công cụ nguy hiểm theo, nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác,căn cứ tại điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP, thì mới bị xử lý hành chính. Hoặc hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định trên.

    Ở đây vấn đề mang vũ khí gây nguy hiểm cao độ (như vũ khí quân dụng...) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tránh những trường hợp lạm dụng để xâm phạm đến sức khỏe người khác. Vì vậy pháp luật đã quy định rất rõ những hành vi mang vũ khí, công cụ nguy hiểm.

    Trường hợp việc cảnh sát 113 yêu cầu bạn cung cấp địa chỉ, số nhà là chính đáng để đảm bảo sự chính xác và nhanh chóng trong việc giải quyết vụ việc.

    Thân chào bạn!

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sonluatk07 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (30/06/2013)
  • #272713   30/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Cảm ơn luật sư sonluatk07,

    Tuy nhiên, đối với trường hợp tôi có mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dao gọt hoa quả (dao gọt hoa quả không bị Pháp lệnh cấm) v.v... nhưng tôi không gây rối trật tự công cộng mà chỉ mang theo để phòng thân (1), hoặc tôi vừa nhặt được nhưng trời đã tối rồi thế nên định để mai mang ra giao nộp cho công an nhưng đang đi trên đường thì bị bắt (2) thì liệu có điều khoản nào cụ thể áp dụng cho trường hợp của tôi không?

    Hay dù cho có gây rối hay không, dù cho có cố tình mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dao gọt hoa quả v.v... hay chỉ vô tình nhặt được đang trong quá trình mang ra giao nộp cho cơ quan công an, thì cũng bị quy chụp một tội danh như nhau, và đó là hành vi vi phạm hành chính hay đã chuyển sang hình sự? Cảm ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #272767   01/07/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Hân hạnh được trao đổi với bạn anhminhnguyen một lần nữa:

    Hành vi mang theo dao gọt hoa quả trong người (không phải là những loại vũ khí nóng quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP), mà không nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác, thì sẽ không bị xử lý hành chính theo nghị định trên. Nhưng vấn đề phòng thân ở đây, nếu có thực tế xảy ra sự xâm phạm sức khỏe và dùng vũ khí (dao) đó nhằm chống trả và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác thì vấn đề xác định phòng vệ chính đáng là rất khó.

    Theo ý bạn nói, đối với những vũ khí, vật liệu nổ mà nhặt được nhưng chưa có điều kiện để mang giao nộp cho cơ quan Nhà nước vì lý do trời tối, ở xa thì vấn đề này cần phải có căn cứ giải thích nếu bị bắt. Hành vi nhặt được và trên đường mang đi giao nộp cho cơ quan nhà nước mà không có ý định chiếm giữ, mua bán nhưng bị bắt thì bạn phải chứng minh rõ vấn đề thì không bị xử lý hành chính hoặc cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quy định tại điều 230.

    Thân chào bạn!

     

     

     

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sonluatk07 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (01/07/2013)
  • #272900   01/07/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 
    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

    Em xin có ý kiến như sau:

    - BLHS quy định cứng rằng nếu vi phạm thì án phạt từ 1 năm từ (và không có ngoại lệ).

    - Hành vi nhặt được và chưa kịp giao nộp cho cơ quan thẩm quyền, thì sẽ bị khép vào hành vi "tàng trữ" hoặc "vận chuyển" trái phép theo như điều trên.

    - Em xin hỏi, hành vi nhặt được thì liệu có bị quy vào tàng trữ, vận chuyển không ạ? Trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan công an, hay thuộc về nạn nhân ạ? Em xin cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #272968   02/07/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Giống như bài viết trên, theo quy định tại điều 230 Bộ luật hình sự thì 2 hành vi vận chuyển và tàng trữ: cố tình giấu giữ vũ khí quân dụng do nhặt được mà không giao nộp cho cơ quan chức năng; vận chuyển vũ khí quân dụng cho người khác theo hình thức thuê mướn.v.v...

    Vì vậy, vấn đề nhặt được và trên đường mang đến giao nộp cho cơ quan chức năng thì không quy vào tội này, trường hợp chưa có điều kiện mang đến giao nộp do nguyên nhân khách quan thì vấn đề này cũng không quy vào tội tàng trữ theo quy định.

    Ở đây, vấn đề trách nhiệm chứng minh: Người nhặt được phải chứng minh, giải thích rõ hoàn toàn vấn đề đến cơ quan chức năng. Trường hợp bị tạm giam để điều tra thì vấn đề chứng minh cũng được cảnh sát điều tra giải quyết, và người tình nghi vẫn có quyền tự chứng minh bởi những chứng cứ xác đáng.

    trân trọng!

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #273138   02/07/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào các bạn!

    Nếu xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính của người bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền chứng minh không vi phạm, chứ không có nghĩa vụ (không phải là phải có nghĩa vụ chứng minh như bạn sonluat07 trình bày trên)

    Căn cứ điểm đ khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

    đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    Đối với việc nhặt được con dao, hay mang con dao gọt hoa quả trong người mà không có mục đích gây rối trật tự công cộng, đánh nhau. . .thì sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính.

    Các bạn có thể tham khảo thêm ở:

    - Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12;

    - Nghị định số 25/2012/NĐ-CP

    Để biết thêm các thông tin giải đáp trong các vấn đề thắc mắc trên. Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #273166   03/07/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào anh KhacDuy25 

    Ở tất cả các bài viết trên tôi không ghi: "Nghĩa vụ chứng minh" 

    Xin anh vui lòng đọc kỹ trước khi bình luận một vấn đề.

    Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt vi phạm hành chính

    Ngày hiệu lực thi hành của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/07/2013. 

    Chào anh!

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #273784   06/07/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn!

    Đây là trích đoạn trong bài viết của bạn:

    sonluatk07 viết:

    Ở đây, vấn đề trách nhiệm chứng minh: Người nhặt được phải chứng minh, giải thích rõ hoàn toàn vấn đề đến cơ quan chức năng. 

    Còn bài viết phản hồi của tôi là ngày 02/7/2012, sau ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính 01 ngày.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #273793   06/07/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Vấn đề ghi "Trách nhiệm chứng minh" là vấn đề bạn anhminhnguyen đặt ra, và tôi có chấm hai chấm để giải thích, chứ không hoàn toàn "là" để giải thích. 

    Vấn đề đặt ra là người nhặt và có ý mang đến giao nộp cho cơ quan nhà nước, người nhặt được phải chứng minh là quyền chứng minh để bảo hộ cho mình, chứ không phải không có trách nhiệm chứng minh là không có quyền chứng minh.

    Và bài viết cần giải đáp của bạn anhminhnguyen nêu trên là trước ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực (trước ngày 1/7/2013), vì vậy, anh không thể tư vấn bằng Luật đang chờ có hiệu lực.

    Chào anh KhacDuy25!

     

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |