Luật Việt Nam là thế này đây ?

Chủ đề   RSS   
  • #82266 11/02/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Luật Việt Nam là thế này đây ?

    Tôi đang làm quyết toán thuế tncn cho một đơn vị thuộc Khu Kinh Tế. Theo Nghị Định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về Khu CN, Khu Chế Xuất và Khu Kinh Tế.

    Cụ thể, tại Điều 16 của Nghị Định có quy định :

    #0000ff;">Chương III

    #0000ff;">CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP,

    #0000ff;">KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ

    #0000ff;">Điều 16. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế:

    #0000ff;">5. #ff0000; text-decoration: underline;">Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế.

    Các bác nhà ta, căn cứ vào đâu để đưa ra điểm 5 - Điều 16 Chương III bên trên nhỉ ?

    Bởi : Tại Điều 5 của Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12, ngày 21/11/2007 quy định các trường hợp sau thì được giảm thuế tncn :


    Điều 5. Giảm thuế:

    Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

    Thuế thì phải tuân thủ luật thuế, vậy còn cái phần gạch chân bôi đỏ của Nghị Định không lẽ các bác soạn thảo ra cái này nhằm mục đích cho NĐ đẹp hơn, tròn trịa hơn???Bảo vệ quyền lợi NLĐ ?

    Hay lại phải làm cái công văn để xin miễn giảm 50% thuế với NLĐ có thu nhập thuộc diện chịu thuế nằm trong Khu CN, KCX, Khu KT nhỉ ?

    Thử hỏi, tiếng nói chung giữa các văn bản QPPL ở đây là gì ? Bất đồng, bất đồng quá...!

     

     

    Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 11/02/2011 04:42:07 PM Chuyển font chữ

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    7668 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #82361   12/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bichvan,

    Lỗi dạng này thì nhiều lắm, mình bổ sung thêm cho một cái và hy vọng topic này sẽ là nơi các bạn tìm ra những hạt sạn của các văn bản pháp luật hiện hành.

    Theo Điều 10 củaPháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (đã bổ sung, sửa đổi vào năm 2007 và 2008) thì

    "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; ...."

    Thế nhưng Nghị định 98/2007/NĐ-CP, đã sửa đổi bổ sung vào năm 2009 (căn cứ theo Pháp lệnh trên) lại qui định về thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế tại Điều 5

    "2 . Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 5 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện"

    Sao kỳ vậy cà? Nghị định lại qui định thời hiệu xử phạt vượt khỏi mức qui định tại pháp lệnh. Nếu đây là nhu cầu cần thiết thì sao khi sửa đổi pháp lệnh lại chẳng sửa đổi nội dung này ?! Chắc có lẽ ban soạn thảo quên, Thôi thông cảm nha "human error" mà .

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    VuNgoc12388 (12/02/2011)
  • #82609   13/02/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào tranthibichvan và unjutice

    Dinhlex chưa kiểm tra kỹ các văn bản liên quan của 2 trường hợp nêu trên, tuy nhiên, nếu đúng thông tin chỉ có vậy, thì Dinhlex có thể nói rằng:

    Đây chính xác là 1 sự "Vi Phạm Pháp Luật" của Chính Phủ.

    Dinhlex nói "vi phạm pháp luật'" là bởi theo đúng quy định của pháp luật (thể hiện rõ trong Luật ban hành VB QPPL) thì: các văn bản của cơ quan cấp dưới ko được trái với văn bản của cơ quan cấp trên (Luật ko được trái Hiến pháp, và các văn bản dưới luật gồm Nghị định, thông tư... ko đc trái Luật/pháp lệnh).

    Ở đây Chính phủ khi ban hành Nghị định đã trái với văn bản của Quốc hội là Luật Thuế TNCN và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

    Tinh thần của pháp luật cũng luôn thể hiện:

    "Mọi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, phải được xử lý nghiêm minh"

    Tuy nhiên, sự Vi phạm Pháp luật này của Chính phủ trong trường hợp này (và rất nhiều trường hợp tương tự khác) lại gần như ko hề có 1 Biện pháp hiệu quả nào để Phát hiện và Ngăn chặn kịp thời, cũng như ko hề có 1 chế tài hợp lý nào để xử lý nghiêm minh cả

    Và Chính Phủ vẫn "nhởn nhơ" làm vậy, làm vẫn cứ làm, khi nào bị phát hiện sai thì từ từ xem xét để sửa đổi hoặc cùng lắm là hủy bỏ.

    => Nếu nói 1 cách tích cực thì: đây coi như là 1 dạng Quyền miễn trừ của Nhà nước khi có vi phạm pháp luật.

    => Nói 1 cách tiêu cực thì: đây được coi là 1 sự Vô trách nhiệm của Chính phủ nói riêng và của các cơ quan ban hành VBPL nói chung - và đồng thời là biểu hiện của sự Bất Bình Đẳng trước pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật (Dân sai thì Nhà nước xử - còn Nhà nước sai thì Không Ai xử?).

    -----------------------------------
    Xét kỹ nội dung 2 trường hợp trên:

    Ở trên dinhlex có nói rằng "nếu thông tin chỉ có vậy" thì chính xác là Chính phủ đã Vi phạm pháp luật, nhưng để xét cho chính xác, trước khi có thể khẳng định là có sự vi phạm pháp luật thì phải chắc chắn rằng nó trái với văn bản cấp trên => Cần xét thêm các quy định cụ thể của 2 văn bản Luật Thuế TNCN và PL Xử lý VPHC.

    Thông thường ở VN, các văn bản PL cấp dưới đều có những thay đổi nhất định có khác biệt hoặc thậm chí là khác hoàn toàn với văn bản cấp trên, trường hợp của BV và Unj là nằm trong số này.

    Tuy nhiên, trong số đó, đa số các văn bản này vẫn không trái với Văn bản của cấp trên.

    Có mấy căn cứ chủ yếu để xác định 1 Văn bản của Cơ quan cấp dưới đã quy định khác biệt - nhưng không trái với Văn bản cấp trên (tức là đã ko vi phạm PL về ban hành VB QPPL) đó là:

    - 1. Văn bản cấp trên có quy định rõ việc áp dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành là: nếu có quy định khác thì áp dụng quy định tại văn bản đó.

    - 2. Văn bản cấp trên có quy định: trừ trường hợp có quy định khác.

    => bây giờ hãy kiểm tra kỹ xem 2 căn cứ này có chứa trong Luật Thuế TNCH hay PL xử lý VPHC nêu trên hay ko. Nếu có thì chứng tỏ các nghị định trên được quy định hoàn toàn đúng và Chính phủ ko hề Vi phạm pháp luật khi ban hành.

    ----------------
    Vài ý trao đổi.

    Thân!

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    Trojan (14/02/2011)
  • #83262   16/02/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Các bác cùng em chờ đợi CV fúc đáp từ TCT nhé, em đã làm CV gửi rồi ạ.

    Sạn nhiều lắm, các văn bản đá nhau bôm bốp là chuyện thường thấy.Đây chỉ là một hạt sạn nhỏ trong muôn vàn hạt sạn lớn như hiện nay ở VBQPPL(riêng lĩnh vực thuế mà tôi biết)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #105055   24/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Liệu bộ luật dân sự với nghị quyết của hội đồng thẩm phán có mâu thuẫn trong trường hợp này không nhỉ?

    Chào cả nhà! Tìm mãi mới thấy lại topic này xin phép được nêu ra vấn đề này xin mong nhận được góp ý của mọi người nhé:

    Hôm nay lớp học dân sự của hh có tranh luận vấn đề này:  Tại nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS có quy định ngay tại điều 1 rằng: 


    1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

    1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

    Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

    a) #ff0000;">Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS;#ff0000;"> thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

    Mà theo điều 611 thì: 

    Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

    2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để #ff0000;">bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 

    #ff0000;">Tại điều 611 này mình không thấy một từ hay một ý nào đề cập rằng thiệt hại về nhân phẩm danh dự uy tín chính là thiệt hại về vật chất cả.

    Không biết quan điểm của các bác thế nào? cho hanghell ý kiến với nhé!
    Thanks!


     
    Báo quản trị |  
  • #105061   25/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thấy mọi người có vẻ sôi nổi với chủ đề này, cũng định góp vài hạt sạn để xem nó cao đến đâu nhưng lười nghiên cứu quá. Tôi xin góp ý kiến về mấy hạt sạn mà các bạn đã nhặt ra:

    Theo tôi quy định này hoàn toàn hợp lý và nó đều phù hợp với các văn bản QPPL được ban hành trước nó. Tôi sẽ trích lần lượt các quy định đó để giải thích sự hợp lý của nó:

    -Trước tiên là hạt sạn của chị tranthibichvan_tax06:

    Luật đầu tư 2005 viết:
    Điều 28. Địa bàn ưu đãi đầu tư
    .........................................................................................................................................
    2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
    .........................................................................................................................................
    Điều 32. Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư

    1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    Điều 33. Ưu đãi về thuế

    .........................................................................................................................................
    2. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.


    Luật thuế thu nhập cá nhân 2008 viết:
    Điều 34. Hiệu lực thi hành

    3. Những khoản thu nhập của cá nhân được ưu đãi về thuế quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng ưu đãi


    Nghị định số 29/2008/NĐ-CP viết:
    Điều 16. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
    .........................................................................................................................................
    5. Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế.


    -
    Tiếp theo là hạt sạn của anh Unjustice:

    Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 viết:
    Điều 123. Hiệu lực thi hành
    .........................................................................................................................................
    Những quy định về xử lý vi phạm hành chính trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ. Trong trường hợp luật có quy định khác thì áp dụng theo quy định của luật.

    Luật quản lý thuế 2006 viết:
    Điều 110. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
    1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
    2. Đối với hành vi vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện

    Nghị định số 98/2007/NĐ-CP viết:
    Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

    1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

    2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.


    Như vậy Nghị định 98/2007/NĐ-CP căn cứ vào Luật quản lý thuế 2006, và trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 cũng đã quy định rõ ràng là ưu tiên quy định của luật nếu như có sự khác biệt.

    -
    Cuối cùng là hạt sạn của hanghell:
    Nếu để ý một chút, bạn có thể thấy, Điều 611, BLDS 2005 đã liệt kê rất rõ ràng thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm thiệt hại vật chất (khoản 1) và thiệt hại về tinh thần (khoản 2).

    Thiệt hại vật chất bao gồm chi phí hợp lý hạn chế, khắc phục thiệt hại (thu thập bằng chứng, chi phí đăng báo cải chính thông tin, chi phí thu thập những văn bản chứa đựng những thông tin sai sự thật, xúc phạm đến nạn nhân...) và thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút (do việc đưa những thông tin sai sự thật lên các phương tiện thông tin đại chúng làm doanh nghiệp gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, nạn nhân bị mất việc, thời gian bỏ ra để kiện tụng, chi phí đi lại,...).

    Thiệt hại về tinh thần: khi nói đến tinh thần chỉ có thể nói đến con người cụ thể, vì bị xúc phạm có thể khiến họ bị tổn thưởng, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, buồn bã, dằn vặt...Vì loại thiệt hại này khó ước lượng,  luật cho phép các bên tự thỏa thuận nhưng giới hạn ở mức bồi thường tối đa là 10 tháng lương tối thiểu.

    Nếu không còn băn khoăn với giải thích của tôi, thì bạn có thể thấy quy định này hoàn toàn hợp lý, và không có sự mâu thuẫn giữa các văn bản QPPL.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    anhnguyen811 (02/06/2011) boyluat (25/05/2011) Unjustice (25/05/2011) anhtt007 (14/06/2011)