Luật Tố tụng dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #104194 20/05/2011

    thuyduong123

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 3 lần


    Luật Tố tụng dân sự

     Anh chị ơi, giúp em giải quyết tình huống này với ạ

     Tình huống như sau:
     Ngày 17/8/2008 Chị Minh gởi đơn đến Tòa án nhân huyện H xin ly hôn với chồng là anh Khánh.
     Sau khi chị nộp tiền tạm ứng án phí thì TAND huyện H đã thụ lý vụ án. Ngày 22/8/2008 anh Khánh cũng nộp đơn đến TAND huyện H xin ly hôn với chị Minh.
     TAND huyện H đang tiến hành điều tra thì ngày 19/9/2009 thì chị Minh xin rút đơn xin ly hôn.

     Thẩm phán phụ trách vụ án đã căn cứ vào quy định của Bộ luật TTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
     Anh Khánh khiếu nại TAND huyện H phải tiếp tục giải quyết vụ án mới đúng vì cho rằng anh cũng có đơn xin ly hôn.

     Vậy anh (chị) có thể giúp em: Quyết định của TAND huyện H là đúng hai sai? Tại sao ạ?
     Mong anh (chị) tư vấn giúp ạ

     Kính chúc sức khỏe anh (chị) ạ!
     
    11957 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104352   21/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Qua nội dung của tình huống, có thể thấy việc giải quyết ly hôn còn gắn với một số tranh chấp, do đó, Tòa đã quyết định giải quyết theo trình tự thủ tục của một vụ án dân sự.

    -Tòa đã thụ lý vụ án với yêu cầu của nguyên đơn là chị Minh. Sau khi Tòa thụ lý, Tòa sẽ gửi thông báo về việc thụ lý vụ án tới bị đơn là anh Khánh (chồng của chị Minh):
    BLTTDS 2004 viết:
    Điều 174. Thông báo về việc thụ lý vụ án
    1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án


    Tiếp đó, đến ngày 22/08/2008, anh Khánh có gửi đơn đến Tòa, có thể hiểu một cách đơn giản, anh Khánh đã thực hiện quyền phản tố của mình, bác bỏ một phần yêu cầu của nguyên đơn là chị Minh. Nếu không thực hiện quyền phản tố này thì anh Khánh đã không việc gì phải làm đơn đến Tòa án mà chỉ cần nộp văn bản ghi ý kiến của mình tới  Tòa:
    BLTTDS 2004 viết:
    Điều 176. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
    1. Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.
    2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây:
    a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;
    b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;
    c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

    Ngày 19/9/2009 thì chị Minh xin rút đơn xin ly hôn. Tòa chấp nhận và ra quyết định đình chỉ vụ án là đúng:
    BLTTDS 2004 viết:
    Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
    1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
    .............................................................................................................................................
    c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
    .............................................................................................................................................

    Anh Khánh khiếu nại TAND tiếp tục giải quyết vì anh cũng có đơn là sai, bởi đơn của anh Khánh không phải là đơn khởi kiện mà chỉ được coi là đơn phản tố mà thôi.

    Nếu muốn TAND giải quyết ly hôn, anh Khánh phải nộp đơn lại theo đúng trình tự thủ tục mà luật định. Nếu xin ly hôn mà không có tranh chấp thì giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Nếu xin ly hôn mà có tranh chấp thì giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #104358   21/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào Im_lawyerx0

    Theo QQ thì ở trên yêu cầu của anh Khánh không được xem là phản tố, bởi yêu cầu được xem là phản tố thì nó phải như sau :

    11. Về Điều 176 của BLTTDS viết:

    11.1. Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng về yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu Toà án giải quyết. Trường hợp bị đơn có yêu cầu cùng về yêu cầu của nguyên đơn (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn), thì đây là ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn.

    Ví dụ 1: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là 05 triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là 03 triệu đồng. Trường hợp này yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn đơn A.

    Ví dụ 2: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ôtô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ôtô này thuộc sở hữu của C hoặc công nhận xe ôtô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp này yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C.

    Bạn có thể tham khảo!
     
    Báo quản trị |  
  • #104359   21/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thực tế, trong đề bài chỉ nói là gửi đơn đến Tòa án. Nếu xem xét logic về mặt thời gian thì chỉ có thể coi đó là đơn phản tố là hợp lý nhất.

    Không ai đi khởi kiện một vấn đề mà đã được Tòa án thụ lý giải quyết và không có bất kỳ yêu cầu gì khác đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tự nhiên làm một chuyện thừa lại phải đóng thêm tiền tạm ứng phí.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #104362   21/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Ồ có lẽ Im_lawyerx0 chưa hiểu ý mình rồi.

    Theo quy định thì để được xem là yêu cầu phản tố thì yêu cầu đó phải #ffff00;">độc lập#ffff00;"> không cùng yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.(I)

    Ở trong trường hợp trên của đề bài nêu ra thì:"
    #00b050;">Ngày 22/8/2008 anh Khánh cũng nộp đơn đến TAND huyện H xin ly hôn với chị Minh." như vậy ở đây chúng ta không thể xem yêu cầu của anh Khánh là đơn phản tố.( vì nó không thỏa mãn cái (I))

    Im_lawyerx0 viết:
    .

    Không ai đi khởi kiện một vấn đề mà đã được Tòa án thụ lý giải quyết và không có bất kỳ yêu cầu gì khác đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tự nhiên làm một chuyện thừa#ff0000;"> lại phải đóng thêm tiền tạm ứng phí.


    Nói như bạn thì nếu có yêu cầu phản tố thì bị đơn không phải đóng tiền tạm ứng án phí à?

    Khi bị đơn có yêu cầu phản tố thì vẫn phải nộp tiền tạm ứng án phí chứ bạn?( trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí).
    Đôi dòng trao đổi!

     
    Báo quản trị |  
  • #104367   21/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi mong rằng bạn nên đọc kỹ phần trình bày của tôi để khỏi mất công giải thích lại. Tất nhiên, tôi không khẳng định chắc chắn về nhận định của mình, nhưng để xem nó đúng hay sai trước hết cần hiểu ý người viết muốn nói gì đã thì hãy bình luận:

    Im_lawyerx0 viết:
    Không ai đi khởi kiện một vấn đề mà đã được Tòa án thụ lý giải quyết và không có bất kỳ yêu cầu gì khác đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tự nhiên làm một chuyện thừa lại phải đóng thêm tiền tạm ứng phí.


    Ý của tôi là khi Tòa án đã thụ lý giải quyết quan hệ pháp luật với nội dung tương tự nội dung trong đơn khởi kiện của nguyên đơn thì không ai lại phải làm một cái đơn khởi kiện với nội dung y như vậy để mất thêm tiền tạm ứng án phí, trong khi nếu không nộp đơn nêu trên thì sẽ không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Bạn đừng có xuyên tạc những nhận định của tôi như vậy.

    Trong tình huống không hề đề cập đến nội dung đơn của anh Khánh, nó có thể cũng về việc giải quyết quan hệ hôn nhân của anh Khánh và chị Minh, theo cách tình huống diễn đạt là đơn xin ly hôn, điều này đâu có nghĩa rằng yêu cầu đó phải trùng khớp với yêu cầu của nguyên đơn.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #104371   21/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người, do đề bài không nói rõ đơn của anh Khánh có nội dung thế nào va Tòa có thụ lý hay không, thì theo quan điểm của mình, bài này phải chia trường hợp.

    TH1: Tòa chưa thụ lý đơn của anh Khánh => Tòa đình chỉ đúng.

    TH2: Tòa đã thụ lý đơn của anh Khánh:

    a, Tòa đã nhập hai vụ án của anh Khánh và chị Minh làm một => Tòa đình chỉ vụ án là sai.

    b, Tòa chưa nhập hai vụ án của anh Khánh và chị Minh => Tòa đình chỉ vụ án ở đây là đình chỉ vụ án của chị Minh, việc đình chỉ này là đúng.

    Cập nhật bởi boyluat ngày 21/05/2011 08:15:04 CH lỗi font

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #104373   21/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Xin chào mọi người!
     Mình xin có một số ý kiến như sau:
     Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, nếu yêu cầu đó độc lập, #ffff00;">không cùng về yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu Toà án giải quyết.

     Như vậy
     
    thuyduong123 viết:
    Ngày 22/8/2008 anh Khánh cũng #ffff00;">nộp đơn đến TAND huyện H xin ly hôn với chị Minh.
     


     Như vậy yêu cầu của anh Khánh cùng với yêu cầu của nguyên đơn, nên theo mình thì đây không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn.

     Mà đó là đơn khởi kiện (Đơn xin ly hôn)

     Mong các bạn trao đổi thêm!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #104375   21/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    QQ và KD hiểu cả hai người cùng gửi đơn xin ly hôn là cùng nội dung yêu cầu là không chính xác.

    Ly hôn là cách gọi tắt mà thôi. Thực ra đơn xin ly hôn thông thường gồm có ba nội dung chính đó là vấn đề ly hôn, vấn đề con, vấn đề tài sản.

    Có thể cả hai người cùng xin ly hôn, nhưng con và tài sản chắc gì đã có yêu cầu giống nhau.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #104386   21/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    QQ cứ tạm thời cho rằng yêu cầu của anh Khánh được xem là yêu cầu phản tố như bạn đã nói nhé.(Tuy nhiên QQ không cho rằng đây là phản tố.)

    Im_lawyerx0 viết:

    Anh Khánh khiếu nại TAND tiếp tục giải quyết vì anh cũng có đơn#ff0000;"> là sai, bởi đơn của anh Khánh không phải là đơn khởi kiện #ff0000;">mà chỉ được coi là đơn phản tố mà thôi.




    Ở đoạn này QQ lại không tán thành cách giải quyết của bạn nữa rồi, nếu như bạn đã nói yêu cầu của anh Khánh được coi là đơn phản tố   thì Tòa án đình chỉ như vậy là sai và việc anh Khánh khiếu nại là đúng chứ.

    10. Về điểm c và điểm h khoản 1 Điều 192 của BLTTDS viết:

    10.1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

    a. Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

    b#ffff00;">. Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:

    b.1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, #ff0000;">bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì #ff0000;">Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;


    c. Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự đã rút được hướng dẫn tại#ff0000;"> điểm b tiểu mục 10.1 mục 10 này, #ff0000;">Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại Điều 219 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 7 Phần III của Nghị quyết này

    Bạn có thể tham khảo thêm!




     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (21/05/2011)
  • #104406   21/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Nếu như bạn trích dẫn phần văn bản QPPL đó ngay từ đầu, tôi sẽ không cần phải tranh luận nhiều như vậy về việc đình chỉ là đúng hay sai. Tất nhiên, tôi chỉ thay đổi quan điểm về kết luận việc đình chỉ của Tòa như vậy là sai hay đúng theo như những quy định pháp luật bạn mới bổ sung, còn những lập luận trước đó, tôi không thay đổi nhận định của mình !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #103548   18/05/2011

    conduongtrithuc
    conduongtrithuc

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Bài tập tố tụng dân sự

    Ngày 17/8/2008 chị M gửi đơn  đến Tòa án nhân dân huyện H xin ly hôn với chồng là anh K. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí thì Toàn án nhân dân huyện H đã thụ lý vụ án. Ngày 22/8/2008 anh K cũng nộp đơn đến Tòa án nhân dân huyện H xin ly hôn với chị M. Tòa án nhân dân huyện H đang tiến hành điều tra thì ngày 19/9/2009 chị M xin rút đơn ly hôn. Thẩm phán phụ trách vụ án đã căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Anh K khiếu nại Tòa án nhân dân huyện H phải tiếp tục giải quyết vụ án mới đúng vì cho rằng anh cũng có đơn xin ly hôn.
    Hỏi: Quyết định của Tòa án nhân dân huyện H là đúng hay sai? Tại sao?

    Rất mong các luật sư tư vấn giúp em ! Em cảm ơn ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #104427   22/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
     Vấn đề này đang được giải quyết tại đây:
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-to-tung-dan-su-45902.aspx

     Bạn có thể tham khảo thêm nhé!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #104902   24/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    thuyduong123 viết:
     Anh chị ơi, giúp em giải quyết tình huống này với ạ

     Tình huống như sau:
     Ngày 17/8/2008 Chị Minh gởi đơn đến Tòa án nhân huyện H xin ly hôn với chồng là anh Khánh.
     Sau khi chị nộp tiền tạm ứng án phí thì TAND huyện H đã thụ lý vụ án. Ngày 22/8/2008 anh Khánh cũng nộp đơn đến TAND huyện H xin ly hôn với chị Minh.
     TAND huyện H đang tiến hành điều tra thì ngày 19/9/2009 thì chị Minh xin rút đơn xin ly hôn.

     Thẩm phán phụ trách vụ án đã căn cứ vào quy định của Bộ luật TTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
     Anh Khánh khiếu nại TAND huyện H phải tiếp tục giải quyết vụ án mới đúng vì cho rằng anh cũng có đơn xin ly hôn.

     Vậy anh (chị) có thể giúp em: Quyết định của TAND huyện H là đúng hai sai? Tại sao ạ?
     Mong anh (chị) tư vấn giúp ạ

     Kính chúc sức khỏe anh (chị) ạ!


     Thân chào các bạn!
     Mình xin được giải quyết tình huống này như sau:

     Trước tiên ta phải xem xét Ngày 22/8/2008 anh Khánh cũng nộp đơn đến TAND huyện H xin ly hôn với chị Minh. có phải là yêu cầu phản tố không:

     Ta căn cứ vào NQ 02/2006/NQ-HĐTP

    11. Về Điều 176 của BLTTDS

    11.1. Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng về yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu Toà án giải quyết. Trường hợp bị đơn có yêu cầu cùng về yêu cầu của nguyên đơn (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn), thì đây là ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn.

    Vì vậy ở đây theo Nghị quyết thì đơn mà anh Khánh nộp không phải là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn mà đây được xem là ý kiến của bị đơn mà thôi.

     Vì thế ta căn cứ vào:

    10. Về điểm c và điểm h khoản 1 Điều 192 của BLTTDS

    10.1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

    a. Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

     Vì vậy sau khi chị Khánh rút đơn xin ly hôn thì thông qua các căn cứ trên, Tòa án nhân dân  huyện H ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là đúng, phù hợp với quy định của pháp luật.

     Trân trọng!

     


     
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 24/05/2011 12:41:26 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #494546   18/06/2018

    huyenthoai240896
    huyenthoai240896

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Giúp làm Bài tập TTDS

    Mn giúp e 3 bài tập này với! e cảm ơn ạ!
    Không có văn bản thay thế tự động nào.

    Không có văn bản thay thế tự động nào.

    Không có văn bản thay thế tự động nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #501355   02/09/2018

    Trong trường hợp này Tòa án chỉ có thể đình chỉ vụ án đối với yêu cầu ly hôn của chị Minh. Đối với yêu cầu ly hôn của anh Khánh tòa vẫn thụ lý giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, vai trò tham gia tố tụng của hai người sẽ thay đổi. Anh Khánh là nguyên đơn, còn chị Minh là bị đơn.

     
    Báo quản trị |