Tư Vấn Của Luật Sư: Ngô Thế Thêm - luatsungothethem

  • Xem thêm     

    28/12/2018, 11:29:56 SA | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo thêm quy định tại Văn bản này xem sao

    I. Các nguyên tắc xử lý liên quan đến gộp sổ BHXH:

    1. Người lao động nộp sổ BHXH cấp trùng cho đơn vị đang làm việc hoặc đơn vị tham gia BHXH sau cùng đã chốt sổ, để lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan BHXH gộp sổ. Trường hợp đơn vị tham gia BHXH cuối cùng giải thể, hoặc NLĐ đã chốt sổ nghỉ việc và hiện tại không tham gia BHXH, thì NLĐ nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH, nơi đơn vị cuối cùng đăng ký tham gia BHXH để gộp sổ.

    2. Gộp tất cả dữ liệu đóng BHXH, BHTN chưa hưởng về sổ gốc, là sổ có quá trình tham gia BHXH sớm nhất nhưng chưa hưởng (hoặc chưa hưởng hết) trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp và giữ lại số sổ đó để tiếp tục tham gia BHXH; thu hồi và hủy các sổ (và số sổ) cấp trùng.

    Công văn 3663/BHXH-THU của BHXH Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 11 năm 2014.

  • Xem thêm     

    17/12/2018, 08:33:52 SA | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bên bạn hoàn toàn có thể lấy lại số tiền này, bởi lẽ người được nhận số tiền này trong tài khoản không có căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Nếu bạn đã gọi điện có nghĩa là bạn đã biết rõ người này ở đâu, cư trú chỗ nào? bạn có thể tìm cách để liên lạc lại họ, nếu họ vẫn không trả có thể trình báo cơ quan công an có thẩm quyền để thu hồi số tiền.

  • Xem thêm     

    14/09/2017, 03:15:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Đối với vấn đề thứ nhất: Bạn căn cứ Thông tư để thực hiện, hơn nữa bạn được ủy quyền thay mặt Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thì bạn thực hiện.

    Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

    Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

    1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

    a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

    b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

    c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

    d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

    đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

    e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

    g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

    h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

    i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

    k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

    2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

    a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

    b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

    c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

    d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

    Đối với vấn đề thứ 2: Bạn có thể làm đề xuất của Nhà trường gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo, vì thực trạng thiếu giáo viên, bạn cũng không thể để học sinh không thể có giáo viên dạy, đây là một phần thuộc vấn đề quản lý nhà nước về giáo dục, nên chủ trương của Phòng giáo dục và Đào tạo chỉ đạo để trường thực hiện.

  • Xem thêm     

    23/08/2017, 11:26:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bạn cứ ký hợp đồng lao động sau đó kê khai đóng bảo hiểm theo hợp đồng lao động cho người lao động. Sao y bản chính hợp đồng lao động, kê khai đăng ký với Bảo hiểm cấp quận huyện nơi công ty có trụ sở chính, hiện nay bảo hiểm cũng áp dụng việc đóng, kê khai điện tử nên các thủ tục cũng được đơn giản hóa rất nhiều. Công ty cử nhân viên liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện để thực hiện nghĩa vụ đóng báo hiểm cho người lao động.

  • Xem thêm     

    04/10/2016, 07:24:54 SA | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    bà bạn đã hưởng chế độ tuất thân nhân, bạn xem đây có phải là chế độ thường xuyên hay không? nếu thường xuyên hàng tháng được hưởng rồi thì không được hưởng chế độ người cao tuổi.

    Di bạn là người khuyết tật sẽ được hưởng chế độ hàng tháng về từng loại khuyết tật, mức độ khuyết tật

    Bạn liên hệ UBND cấp xã để làm thủ tục.

     

  • Xem thêm     

    17/09/2016, 09:24:48 SA | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Cái này còn tùy thuộc vào tình hình nội bộ công việc của Công ty bạn, tính chất lao động, lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, cơ cấu giá thành... nhìn chung không có cớ sở nào để áp dụng thống nhất mà tùy vào tình hình của doanh nghiệp để bạn xác định sao cho phù hợp. bạn có thể cung cấp thêm các thông tin để các luật sư chia sẻ thêm kinh nghiệm về lĩnh vực này.

  • Xem thêm     

    06/08/2016, 02:24:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Chào bạn, về tình huống của bạn, bạn có thể tham khảo thêm một số quy định của Bộ luật Lao động:

    Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

  • Xem thêm     

    21/03/2016, 10:58:40 SA | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bạn là người lao động ở công ty, bạn có hợp đồng lao động và đương nhiên là mức lương trên hợp đồng lao động không thể thấp hơn mức lương tối thiểu được. Đây cũng là căn cứ để xác định các mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

    Như bạn nói có thể quyền lợi của những người lao động đang bị vi phạm

     

  • Xem thêm     

    14/12/2014, 12:16:40 CH | Trong chuyên mục Lao động

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Nghiêm cấm người sử dụng lao động được xử phạt người lao động bằng biện pháp trừ tiền lương.