Tư Vấn Của Luật Sư: NGUYỄN THỊ NHƯỢC Ý - lsnguyenthinhuocy

Luật sư đã tư vấn:

  • Xem thêm     

    14/12/2024, 10:39:48 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenthinhuocy
    lsnguyenthinhuocy

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

    Đối với những xe thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải pháp luật yêu cầu phải có phù hiệu khi hoạt động kinh doanh. Trường hợp bạn chỉ chở gia đình không có hoạt động kinh doanh vận tải thì không yêu cầu phải đáp ứng các quy định về phương tiện kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, xe đã thực hiện thủ tục cấp đổi biển số xe nền màu trắng sang biển số xe nền màu vàng (áp dụng cho xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) thì việc chứng minh bạn không hoạt động kinh doanh vận tải với CSGT theo tôi rất khó. Vấn đề này tôi cho rằng bạn cần cân nhắc đưa xe vào tham gia giao thông, chở gia đình của mình vì có thể gặp rủi ro nếu bị kiểm tra và CSGT cho rằng bạn đang sử dụng xe không đúng mục đích kinh doanh mà chưa có đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết (như phù hiệu xe kinh doanh vận tải).

    Khuyến nghị: Bạn nên hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh và làm phù hiệu sớm để tránh rủi ro khi lưu thông. Nếu chưa có phù hiệu, bạn vẫn có thể sử dụng xe cho mục đích cá nhân, nhưng cần cẩn thận trong trường hợp bị kiểm tra bởi cơ quan chức năng.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    30/11/2024, 02:47:02 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenthinhuocy
    lsnguyenthinhuocy

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP đối với sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí mà sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp không công tác trong ngành giáo dục sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt. 

    Việc xác định công tác trong ngành giáo dục được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, trong đó có đề cập đến việc làm giáo viên, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu hoặc chuyên môn trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

    Đồng thời, tại khoản 12 Điều 5; Điều 65 Luật Giáo dục năm 2019 trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân có bao gồm nhóm cơ sở giáo dục khác, trong nhóm này bao gồm cả trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Như vậy, việc bạn có giảng dạy tại các trung tâm này thì được xem là sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và không nhất thiết phải giảng dạy tại nhà trường.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    16/11/2024, 03:34:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenthinhuocy
    lsnguyenthinhuocy

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP và khoản 1 Điều 27 Luật Căn cước 2023 thì thủ tục cấp thẻ căn cước sẽ được thực hiện tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.

    Đồng thời, trường hợp của mẹ bạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 khi vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Do chưa xác định được nơi cư trú thì mình chưa thể thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân. Còn vấn đề vì sao lại có thông tin gửi về Hà Nội thì bạn cần xác minh lại với phía công an xã để được giải thích rõ hơn. 

    Còn lý do mình ghi tường trình theo yêu cầu của công an nhưng đến hiện tại hơn một tháng rồi mà chưa được giải quyết hay hướng dẫn thì bạn cũng nên chủ động liên hệ lại với phía công an để tìm hiểu lý do và yêu cầu họ hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục để mình được cấp thẻ căn cước. Nếu họ từ chối hoặc gây khó khăn thì mình có thể khiếu nại theo quy định bạn nhé. 

    Trong trường hợp nếu bạn không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì mình phải thực hiện khai báo thông tin về cư trú với công an tại nơi ở hiện tại, từ đó xác định được nơi cư trú để làm thủ tục cấp thẻ căn cước (theo quy định tại Điều 19 Luật Cư trú 2020). 

    Một số thông tin trao đổi cùng bạn!

    Trân trọng. 

  • Xem thêm     

    11/11/2024, 03:42:15 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenthinhuocy
    lsnguyenthinhuocy

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có đề cập các cơ sở kinh doanh thuộc diện quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã và thuộc diện quản lý của Công an bắt buộc khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải có phương án phòng cháy chữa cháy.

    Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) có đề cập một cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động. Đồng thời, khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 11 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP) cũng chỉ rõ trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động. Cụ thể, người đứng đầu cơ sở phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động bên trong cơ sở xây dựng các tình huống cháy, sự cố, tai nạn đặc trưng đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động bên trong cơ sở.

    Như vậy, tòa nhà trong trường hợp này là một cơ sở và nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, khi các đơn vị thuê văn phòng trong một tòa nhà không yêu cầu phải có phương án phòng cháy, chữa cháy riêng cho văn phòng đi thuê nhưng các đơn vị đi thuê hoạt động trong tòa nhà phải có trách nhiệm phối hợp với chủ tòa nhà xây dựng các tình huống cháy, sự cố, tai nạn đặc trưng đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động bên trong cơ sở.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    09/11/2024, 09:36:12 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    lsnguyenthinhuocy
    lsnguyenthinhuocy

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

    Và nhà đầu tư nước ngoài để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Đầu tư 2020 và Khoản 3 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ, trong đó có yêu cầu phải có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

    Tiếp đến tại Khoản 1 và 2, Điều 2 Luật Nhà ở 2023 thì Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân. Nhà ở được sử dụng vào mục đích để ở và mục đích không phải để ở mà pháp luật không cấm là nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp. Ngoài ra cũng có đề cập đến nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập, được xây dựng với mục đích để ở hoặc mục đích sử dụng hỗn hợp. Đồng thời, quy định tại Điều 218 Luật Đất đai 2024 đề cập các loại đất được sử dụng đất kết hợp đa mục đích, trong đó có quy định đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh. Để được sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai.

    Như vậy, đối với nội dung mà bạn đề cập thì nhà đầu tư nước ngoài muốn sử dụng nhà ở đi thuê thuộc sở hữu của cá nhân là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp nhà ở mà muốn sử dụng kết hợp đa mục đích, thì người sử dụng đất phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới có thể thực hiện dự án đầu tư.

    Trân trọng!