Chào bạn,
Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập là việc sắp xếp, kiện toàn lại các đơn vị sự nghiệp công lập dưới các hình thức: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; hoặc điều chỉnh tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ để hình thành đơn vị sự nghiệp công lập mới. Việc tổ chức lại (sáp nhập) các đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP. Theo đó, khi tổ chức lại đơn vị sự nghiệp yêu cầu phải lập đề án, tờ trình tổ chức lại đơn vị. Trong đề án này sẽ bao gồm các nội dung như:
- Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 120/2020/NĐ-CP;
- Thực trạng tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi tổ chức lại;
- Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
- Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có);
- Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
Như vậy, có thể thấy đối với trường hợp đơn vị của bạn là trường tiểu học khi sáp nhập với trường trung học cơ sở sẽ phải lập đề án tổ chức lại đơn vị. Do đó, đơn vị sẽ phải tự đưa ra hướng xử lý phù hợp (sắp xếp vị trí việc làm mới sau khi sáp nhập; nếu dôi dư nhân sự có thể giải quyết cho thôi việc;...) đối với các nhân sự đang làm việc tại cơ quan đơn vị của mình.
Về phần mẫu dấu của đơn vị khi bị sáp nhập thì đơn vị của bạn sẽ phải thực hiện nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan đã cấp kèm theo văn bản nêu rõ lý do và người được cử liên hệ để thực hiện (Khoản 7 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP).
Thông tin trao đổi cùng bạn!