arrytoan viết:
Nhà tôi có 7 anh chị em, khi bố tôi mất đi người em trai út thứ 7(đã đi công nhân và có vợ con, có nhà riêng nhưng vẫn để hộ khẩu ở nhà cùng với bố tôi) và người em gái thứ 6 chưa lấy chồng đang cùng ở với bố tôi đưa di chúc của bố tôi cho 7 anh em xem và công bố đất và nhà là của riêng hai anh em theo di chúc để lại. Theo di chúc bố tôi để lại căn nhà và mảnh đất cho người em trai út thứ 7 và người em gái thứ 6 nhưng không ra công chứng và không người làm chứng và căn nhà đó là nơi thờ cúng các cụ tổ tiên của dòng họ khi bố tôi còn sống vẫn thờ cúng, bìa đỏ đứng tên bố tôi, đất của các cụ để lại đã thờ cúng được 4 đời. Xin hỏi di chúc đó có hiệu lực không? 7 anh em (các anh chị đã ở riêng, anh trai cả nhận trách nhiệm tổ chức và duy trì việc thờ cúng họ tộc trên mảnh đất đó) có quyền lợi gì trong căn nhà và mảnh đất đó không? Họ tộc có quyền thờ cúng ở mảnh đất đó không? Hai em tôi trai và gái không cho họ tộc thờ cúng ở đó (từ ông bà trở lên đến cụ tổ của dòng họ) đúng hay sai?
Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây:
"Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Điều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này."
Không nhất thiết phải có người làm chứng hay công chứng đâu bạn.
Bây giờ 2 người đó được hưởng thừa kế thì họ không cho thờ cúng nữa cũng không vi phạm quy định của pháp luật.
Thân gửi!