Tư Vấn Của Luật Sư: Nguyễn Văn Xuyên - caythongnoel

  • Xem thêm     

    29/01/2020, 06:20:55 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,
     
    trường hợp này tôi tư vấn như sau:
     
    Theo Điều 43 Luật HNGĐ: Tài sản riêng của vợ, chồng
     
    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
     
    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này
     
    - Cũng tại Điều 9 Nghị định 126/2014 hướng dẫn điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình
     
    Theo đó thì Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân …
     
     Thu nhập khác ở trên được quy định là:
     
    Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
     
    “1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này."
     
    Như vậy tiền trúng vé số là tài sản chung của vợ chồng bạn nhé.
     
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    08/10/2019, 04:59:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo như bạn trình bày thì chồng bạn đã kháng cáo bản án của tòa cấp Sơ thẩm để yêu cầu giải quyết vụ án. Như vậy, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nên bạn phải tiếp tục theo đuổi vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Theo quy định tại điều 313 BLTTDS thì bản án Phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. Giả sử cấp Phúc  thẩm tuyên y án Sơ thẩm thì chồng bạn có nghĩa vụ phải giao con cho bạn nuôi dưỡng. Trường hợp chồng bạn vẫn cương quyết không giao con cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, trong trường hợp này bạn nên làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án. Chấp hành viên sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thuyết phục người chồng đã ly hôn của chị để tự nguyện giao con cho chị theo quyết định của Tòa án theo điều 120- Luật Thi Hành án Dân sự 2008.

    Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định

    1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

    2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

     

    Nếu sau khi đã được thuyết phục mà bố cháu vẫn không tự nguyện giao cháu cho bạn thì sẽ bị cưỡng chế giao người hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành bản án.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/07/2019, 10:39:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    CHào bạn,

    QUyền yêu cầu li hôn đơn phương hoặc thỏa thuận li hôn được pháp luật cho phép. Luật cũng quy định rõ một số nguyên nhân và lí do để tòa án xem xét cho các bên li hôn, về cơ bản nhận thấy "hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được". Điều này được hướng dẫn cụ thể rằng "a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt".

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    31/07/2019, 10:25:07 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Việc tòa Quyết định cho anh và chị bạn li hôn và giải quyết quan hệ về hôn nhân, tài sản cũng như quyền chăm sóc con cái  chứ không phải là quan hệ về thừa kế. Quan hệ thừa kế là quan hệ huyết thống, hiểu nôm na rằng dù anh chị bạn li hôn nếu phát sinh thừa kế  thì những ai thuộc hàng thừa kế theo quy định sẽ được hưởng quyền thừa kế.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    01/07/2019, 07:40:09 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Luật hôn nhân gia đình có quy định trách nhiệm nuôi và dạy giỗ con cái là của cha mẹ. trách nhiệm được thể hiện bằng tình cảm và vật chất. Vì vậy, hai bạn có ký với nhau tờ giấy đó cũng chỉ là hiện thực hóa phần nào quy định của luật. Xét về khía cạnh tình cảm thì đó là điều không nên. Việc anh chồng đánh bạn là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng không phải ai cũng hiểu và thực hiện đúng. Đối với nội dung thỏa thuận nêu trên chắc chắn cơ quan có thẩm quyền họ sẽ không xác nhận cho bạn.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    04/06/2019, 08:30:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    CHào bạn, chủ đề này đã được tôi trao đổi tại đây.

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/thua-ke-di-chuc-173549.aspx

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    04/06/2019, 08:27:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp bạn hỏi tôi trao đổi một số vấn đề như sau:

    DI chúc hợp pháp được quy định tại điều 630 BLDS 2015, cụ thể như sau:

    Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    2. theo tôi nhận thấy thì di chúc này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực, trường hợp này cũng được quy định tại điều 636 BLDS như sau:

    Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã

    Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:

    1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

    2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

    Trên cơ sở đó, để được tư vấn kỹ hơn bạn cần cung cấp thêm hồ sơ để được các luật sư tư vấn cụ thể.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    22/05/2019, 11:07:49 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn, trường hợp của bạn tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:

    Theo như bạn trình bày thì hiện nay hai bạn đã li hôn, tức là đã có bản án/quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật chấp thuận cho vợ bạn được nuôi con. Theo đó đương sự phải chấp hành Quyết định/bản án đó, trừ trường hợp như sau:

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ".

    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    04/02/2012, 10:30:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Thân cảm ơn sự tư vấn của luật sư cho bạn #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9; font-size: 11px;">#ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9;">Nam_Droit. Nhưng Tôi thật sự thấy 92m2 đất đó không đáng là gì so với những gì mẹ bạn đã bỏ ra, tôi thấy chẳng bù vào đâu được, cũng may là thời hiệu khởi kiện đã hết, thật buồn khi nhìn thấy nội dung bạn hỏi.
  • Xem thêm     

    31/01/2012, 08:34:15 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Đành đồng ý với anh Điều vậy.hic
  • Xem thêm     

    31/01/2012, 02:51:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Theo luật thì không sao cả bạn ạ, nhưng khổ một nỗi là khi lấy nhau rồi không biết gọi nhau thế nào cho phải đạo, rắc rối ở chỗ ấy. Xã hội có chấp nhận hay không là tùy thuộc quan điểm của mỗi người, nhưng theo tôi quan trọng nhất là hai người có yêu thương nhau thật lòng và sống hạnh phúc không thôi, hơn nữa việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bạn như thế nào nữa.
    Thực tế tôi chưa gặp tình huống này chứ không phải là không có bạn ạ, bạn yên tâm nhé.
  • Xem thêm     

    22/12/2011, 11:01:45 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Theo điều 95 luật hôn nhân gia đình thì theo nguyên tắc là chia đôi tài sản nhưng không phải cứ tài sản chung là chia đôi, mà còn xét tính sự đóng góp công sức của hai người, có nghĩa là ai có công sức đóng góp nhiều hơn thì vẫn có quyền lợi hơn chị ạ, hơn  nữa chị còn có con cái, tòa án chia tài sản cũng sẽ tính đến lợi ích của con nữa chị ạ. 
  • Xem thêm     

    14/12/2011, 12:01:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    EM đồng cảm với tâm tư của chị nhưng em khuyên chị nếu anh ta đã như vậy thì chị có giữ thì anh ta cũng làm khổ chị thôi chị ạ, mong chị sớm trải qua cú sốc này và giải quyết ổn thỏa chị nhé.
  • Xem thêm     

    13/12/2011, 11:48:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Bạn nên coi lại ngôn từ xem có nên không nhé, Mẹ bạn và em gái bạn lén lút cắt xén miếng đất còn lại...Thật sự tôi khuyên bạn hãy ngồi lại thương lượng trước đã rồi hãy thắc mắc, vì mẹ bạn vẫn còn sống sờ sờ. Bạn cũng  đã có gia đình riêng rồi mà. Nếu chia theo pháp luật thì bạn và em gái bằng tài sản nhau, còn mẹ bạn sẽ được nhiều hơn, có nên hãy không thì bạn hãy suy nghĩ lại nhé, thân ái.
  • Xem thêm     

    10/12/2011, 09:11:31 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Thủ tục kết hôn trong trường hợp này chỉ liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp sau này mà thôi, theo em thì không quan trọng vấn đề có kết hôn hay không. Anh cần chứng minh đó có phải là con của mình hay không. Nếu cần thì cần kiểm tra ADN nếu xảy ra tranh chấp.
    Miễn là anh nhận đứa trẻ đó, có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc...đảm bảo cho bé điều kiện phát triển là tốt rồi.

    Cái khó là chỗ anh từ chối nhận, còn ngược lại thì không vấn đề đâu anh.
  • Xem thêm     

    26/11/2011, 08:07:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Luật sư ơi vậy cho em hỏi một chút
    tìa sản thừa kế có khác gì so với phần tài sản đã chia cho con cái không ạ?
    Theo em nghĩ thì việc chia tài sản cho những người con lại không giống với bản di chúc thùa kế di sản.
    Về bản chất nội dung của việc chia di sản khác hoàn toàn so với nội dung của di chúc.
    Những người con đã được chia di sản nhưng họ lại lật ngược lại và bảo rằng: việc họ được nhận di sản đó là do ba mẹ tặng cho thì sao. Thời điểm đó người có tài sản thừa kế chưa chết, nội dung lại không nói đến việc chi adi sản thừa kế.
    Vậy theo em hai vấn đề đã tách bạch với nhau rồi. TS của con nhận được đã tách biệt với tài sản còn lại của ba mẹ.
  • Xem thêm     

    26/11/2011, 07:51:45 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    LUật sư ơi nói vậy thì chỉ người chồng kí vào đơn li hôn, còn người vợ thì không ạ? Nếu người vợ không chịu kí vào đơn li hôn thì làm thế nào? 
  • Xem thêm     

    03/09/2011, 04:14:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Theo tôi thì anh nên xem xét lại mình, tôi cảm thấy rằng vợ anh đã bị chịu thiệt quá lớn, bao năm anh ăn ở với chị ấy, rồi khi chị ấy gặp hoạn nạn thì anh lại sợ liên đới bồi thường thiệt hại. Tôi biết rằng luật không bắt anh bồi thường thay chị nhưng tôi khuyên anh nên làm gì đó để phụ giúp chị ấy, đó mới là người Việt Nam.Tthân chào