Chào nguyenvanduyen1976!
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hiện tại được quy định bởi điều 214, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thay thế Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011.
Điều 214. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
......
Vụ án dân sự sẽ được tiếp tục xét xử nếu lý do để tạm đình chỉ vụ án không còn đây là quy định tại Điều 216. Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Với các thông tin bạn cung cấp thì đây là một vụ việc phức tạp, nếu chỉ dựa vào các thông tin bạn cung cấp thì chưa thể tư vấn chi tiết cho bạn được, nếu có thể bạn gửi hồ sơ vụ việc hoặc trực tiếp liên hệ với luật sư để được tư vấn giúp đỡ kịp thời nhằm sớm chấm dứt sự việc.
Bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về diễn đàn để các luật sư cùng tư vấn hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tại công ty chúng tôi tư vấn, giúp đỡ./.
Trân trọng!