Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

96 Trang «<74757677787980>»
  • Xem thêm     

    21/07/2014, 11:09:55 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 112, BLLĐ 2012 : “Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày”.

    Như vậy, nếu làm việc từ tháng 6/2009 thì kể từ ngày 6/2014, người lao động sẽ được nghỉ thêm một ngày cộng thêm vào số ngày nghỉ hàng năm theo quy định. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/07/2014, 10:49:34 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Sau khi tiếp nhận câu hỏi của bạn,  Công ty Luật Nam Long và Cộng sự xin được trả lời như sau:

    Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản1 Điều 22 của Bộ luật Lao động 2012 thì:"Hợp đồng lao động(HĐLĐ) xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng". Cũng tại Điều 26 của Bộ luật lao động quy định  về thử việc thì :"....nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử  việc" và"trong hợp đồng thử việc này 2 bên sẽ thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng thử việc". Do vậy có thể khẳng định rằng hợp đồng thử việc không thể được xem là hợp đồng lao động xác định thời hạn được mà đây là 2 loại hợp đồng khác nhau, được kí kết trong những trường hợp khác nhau.

    Việc bạn ký HĐ thử việc 2 tháng  thì đây chính là thời gian làm thử đã ghi trong HĐ thử việc. Khi kết thúc thời gian 2 tháng này mà việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động(NSDLĐ) phải giao kết HĐLĐ với người lao động(NLĐ). Như vây trong trường hợp của bạn thì việc ký HĐLĐ có thời hạn 1 năm sau khi đã làm việc thử 2 tháng thì đây mới là HĐLĐ đầu tiên được ký kết giữa NSDLĐ và bạn. khi hết thời hạn 1 năm của HĐLĐ này thì việc ký kết HĐLĐ mới phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật Lao động 2012. 

    Thứ hai về nội dung của HĐ thử việc:theo quy định của khoản 1 Điều 26 BLLĐ 2012 thì nội dung của HĐ thử việc gồm các nội dung sau đây: 

    -Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số CMND hoặc giấy tờ hợp pháp khác của NLĐ

    - Công việc và địa điểm làm việc;u

    - Thời hạn của HĐLĐ;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương...

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ.

    Tên của hợp đồng là Hợp Đồng thủ việc.

    Trân trọng!

     

     

     

  • Xem thêm     

    21/07/2014, 08:37:57 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, trường hợp của bạn thì sau khi cơ quan công an xác minh, làm rõ nguồn gốc và tính chất của xe, nếu như không có dấu hiệu tội phạm hoặc giá trị chứng cứ liên quan đến vụ án của chồng bạn thì những tài sản trên sẽ được trả lại cho chủ sở hữu. Những xe máy trên đều là xe chính chủ của các thành viên trong gia đình thì các thành viên có xe trên trực tiếp lên gặp cơ quan đã tạm giữ và viết đơn đề nghị xin nhận lại tài sản để đảm bảo nhu cầu đi lại. Thân !

  • Xem thêm     

    18/07/2014, 05:32:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Nam Long & Cộng sự xin được tư vấn câu hỏi của bạn như sau:

    Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 675 BLDS năm 2005 thì thừa kế theo pháp luất sẽ được áp dụng trong các trường hợp:

    - Người để lại di sản thừa kế không có di chúc;

    - Di chúc không hợp pháp;

    - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản

    Mảnh đất 1000 m2 mà cụ bàn của bạn mua năm 1960, sau khi cụ bà bạn mất, QSD mảnh đất đó do ông nội bạn thừa kế theo pháp luật, do ông nội bạn là người thừa kế duy nhất thuộc hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 676 BLDS. Tuy nhiên, năm 2006, cả ông nội và bà nội bạn đều qua đời mà không để lại di chúc. Do đó, di sản thừa kế của ông nội bạn để lại cũng được chia theo pháp luật.

     Những người thừa kế di sản của ông nội bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 676 BLDS: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết", và ,

    Khoản 3 "Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Căn cứ quy định này,  những người thừa kế di sản của ông nội để lại chính là 4 người con của ông nội bạn.

    Do đó, khi có tranh chấp của những người cùng hàng thừa kế theo pháp luật đối với mảnh đất nêu trên, bố bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để chia di sản theo pháp luật

    - Thứ hai, theo  quy định tại điều 635 BLDS, "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. ....". Vì bà vợ cả của ông nội bạn qua đời từ năm 1937, nên không phải là đối tượng hưởng di sản thừa kế của ông nội bạn.

    - Thứ ba, khi chia mảnh đất trên theo pháo luật, cả 4 người con của ông nội bạn sẽ được hưởng những phần di sản bằng nhau. "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau" (Khoản 2 Điều 676 BLDS)

    Luật Nam Long & Cộng sự xin trận trọng kính chào!

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 03:39:32 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Công ty Luật Nam Long và cộng sự xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất hoat động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

    Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Hiện nay pháp luật không hạn chế số lượng ngành nghề kinh doanh khi bạn đăng ký kinh doanh vì thế bạn có thể đăng ký các ngành nghề mà mình dự định kinh doanh, để tránh trường hợp sau này mất thời gian  phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 03:16:05 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp này bạn có thế tự mình đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên và bạn có thể tra cứu mã ngành tại QUYẾT ĐỊNH 10/2007/QĐ-TTg NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2007 BAN HÀNH HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.

    Bênh cạnh đó bạn chú ý quy định sau về Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: 

    Điều 3.Nghị định 187/2013/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành luật thưng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài 

    1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

    Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

    Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 02:52:26 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể soạn thông báo như sau:

    ĐĂNG KÝ BỔ SUNG NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH

    Ghi ngành, nghề kinh doanh dự kiến sau khi bổ sung hoặc thay đổi (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam):

    STT

    Tên ngành

    Mã ngành

    1

    Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất

    6820

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 02:19:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trường hợp này bạn không nêu rõ em trai bạn đã tham gia BHXh hay BHYT chưa? hoặc việc em bạn bị tai nạn là do lỗi của em bạn hay do khách quan, vì thế chũng tôi khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn được. Tuy nhiên bạn có thể tham khác các quy định sau và đối chiếu với trường hợp của em bạn, nếu các khoản bổi thường của công ty C đã đúng với các quy định đó thì gia đình bạn không được yêu cầu bổi thường thêm nữa. 
    Công ty A không phải bồi thường cho em trai bạn vì công ty A chỉ môi giới việc làm, công ty C mới là công ty giao kết hợp đồng lao động với em bạn, mới là chủ sử dụng lao động nên công ty C có trách nhiệm bồi thường cho em bạn.
     
    Điều 144. Bộ luật lao động năm 2012, Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
     
    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
     
    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
     
    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
     
    Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
     
    1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
     
    2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
     
    Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
     
    3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
     
    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
     
    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
     
    4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
     
    Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động 
    Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 
     
    1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết. 
     
    2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm: 
     
    a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động; 
     
    b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; 
     
    c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động; 
     
    d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động. 
     
    3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động. 
     
    Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    17/07/2014, 08:18:51 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, vấn đề này Công ty luật Nam Long & Cộng sư tư vấn như sau:

    Thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm

    I.                   Cơ sở pháp lý:

    -      Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung 2009).

    -      Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

    -      Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

    -      Hướng dẫn số 5958/HD-SGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    II.               Điều kiện thành lập trung tâm dạy thêm

    II.1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

    Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

    1. Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

    2. Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

    3. Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.

    4. Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.

    5. Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

    II.2. Điều kiện đối với giáo viên dạy thêm:

    1. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

    Trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục:

    “Điều 77:

    1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

    a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

    b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

    c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

    d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;

    đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;

    e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.”

    2. Có đủ sức khoẻ.

    3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

    4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).      

    II.3. Điều kiện đối với người tổ chức dạy thêm

    1. Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm (như trên).

    2. Có đủ sức khỏe.

    3. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    III. Hồ sơ cấp phép dạy thêm, học thêm

    Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

    1.  Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm , thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.

    2.  Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

    3. Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý xác nhận Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác và Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    4.  Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

    5.  Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

    6.  Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

    IV. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

    Bước 1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

    Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

    Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

    Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt  động dạy thêm, học thêm:

    1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.

    2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

     

     

     

     

     

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 05:16:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    chào bạn!

    Theo Điều 1,  Nghị định  100/2012/NĐ-CP :

    Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

    Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.

    2. Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”

    Khoản 3, Điều 16, nghị định số 127/2008/NĐ-CP:

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội”.

    Vậy thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là  đủ điều kiện hưởng BHTN.

    Trân trọng!

     

     

     

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 04:20:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    BLLĐ 2012, luật dạy nghề  năm 2006 có quy định về vấn đề học nghề. Trong hợp đồng học nghề thời hạn  học nghề là  nội dung bắt buộc. Song hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định  khống chế về thời gian học nghề, tập nghề, đào tạo tối đa. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người học nghề phải theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 02:20:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Công ty Luật Nam Long và cộng sự xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Căn cứ Điều 16 Nghị định 127/2008/NĐ-CP
     
    Điều 16. Trợ cấp thất nghiệp theo Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 
     
    1. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định này hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này. 
     
    2. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 
     
    3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội.
    Và khoản 2 Điều 82 Luât BHXH quy định như sau:
    2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
     
    a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
     
    b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
     
    c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
     
    d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
    Như vậy khi tham gia công ty mới mà bạn tiếp tục tham gia BHTN thì thời gian tham gia BHTN trước đó của bạn sẽ được cộng dồn để hưởng chế độ BHTN sau này.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    16/07/2014, 02:11:35 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn Công ty Luật Nam Long và cộng sự xin được giải đáp như sau:

     “Điều 20. Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định về Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

    Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

    1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

    Như vậy mặc dù bạn đã có chỗ ở hợp pháp nhưng để được nhập khẩu vào TP HCM ngoài việc có chỗ ở hợp pháp bạn vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện là phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

    Như vậy, trường hợp của bạn phải đăng ký tạm trú tại TPHCM khi đủ điều kiện trên thì bạn làm thủ tục chuyển khẩu và đăng ký thường trú tại TPHCM.

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu Điều 8 Thông tư 52/2010/TT-BCA

     
    a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 
     
    b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây). 
     
    - Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để nơi đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi đến. 
     
    Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm: 
     
    a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; 
     
    b) Bản khai nhân khẩu; 
     
    c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú); 
     
    d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 10:29:58 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Sau khi đọc nội dung bạn đã nêu ở trên, chúng tôi hiểu câu hỏi của bạn như sau: bạn muốn đặt tên cho công ty của mình, nhưng  tên của công ty có nhất thiết phải liên quan đến ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty bạn hay không? và khi bạn muốn mở rộng thêm ngành nghề đã đăng ký kinh doanh thì có được không và thủ tục như thế nào? Nếu đúng như yêu cầu của bạn đã nêu trên, Công ty Luật Nam Long và Công sự xin trả lời như sau:

    Thứ nhất về vấn đề đặt tên doanh nghiệp:Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật doanh nghiệp 2005; Điều 13,14,15,16 và 17 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.Theo đó tên của doanh nghiệp được xem là hợp pháp khi tuân thủ đầy đủ theo đúng các quy định vừa nêu.Trong trường hợp cụ thể của bạn,việc bạn muốn đặt tên cho công ty trước hết cũng phải tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật nêu trên, liên quan đến câu hỏi của bạn pháp luật có quy định "Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanhhình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó" ( Khoản 2 Điều 13 Nghị định 43/2010). Như vậy,chúng tôi có thể tư vấn cho bạn như sau. Nếu bạn muốn trong tên của doanh nghiệp mình có chứa ngành nghề kinh doanh thì chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh mà doang nghiệp bạn đã đăng ký. Nếu không muốn sử dụng ngành, nghề đăng ký kinh doanh có trong tên của doanh nghiệp thì việc đặt tên doanh nghiệp chỉ cần tuân theo đúng các quy định pháp luật mà chúng tôi đã viện dẫn ở trên.

    Thứ hai về vấn đề muốn mở rộng ngành, nghề đăng ký kinh doanh:Trước hết xin khẳng định việc được chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật là một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp,do vậy bạn có thể tự do mở rộng ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình mà những ngành nghề đó không trái với quy định của pháp luật, khi đó bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.Về hồ sơ, trình tự, thủ tục của nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 34 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định đó, doanh nghiệp của bạn phải gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký với nội dung thông báo cụ thể đã nêu trong Điều 34 nghị định 43/2010. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh cho doanh nghiệp.

    Trên đây là bản tư vấn công ty chúng tôi gửi đến bạn.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 10:27:42 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào ban!

    Câu hỏi của bạn là thắc mắc về việc "Đăng ký kinh doanh về dịch vụ gia sư và giúp việc có cần vốn pháp định hay không?", Luật Nam Long và Cộng sự xin trả lời như sau:

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì:

    Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

    Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

    Pháp luật quy định những ngành nghề dưới đây khi đăng ký kinh doanh phải có vốn pháp định, bao gồm:

    - Ngân hàng

    - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

    - Kinh doanh bất động sản

    - Dịch vụ đòi nợ

    - Dịch vụ bảo vệ

    - Đưa người đi lao động ở nước ngoài

    - Sản xuất phim

    - KInh doanh vận chuyển hàng không

    - Doanh nghiệp cảng hàng không

    - Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không

    - Kinh doanh hàng không chung

    - Dịch vụ kiểm toán

    - Thiết lập mạn viễn thông cố định mặt đất, di đông mặt đất

    - Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh.

    Như vậy, dịch vụ gia sư và giúp việc bạn lựa chọn kinh doanh không nằm trong danh mục các ngành, nghề kinh doanh cần vốn pháp định. Do vậy, bạn có thể tự lựa chọn quy mô vốn đầu tư để phù hợp với quy mô, chất lựợng dịch vụ kinh doanh mà bạn lựa chọn!

    Luật Nam Long và Cộng sự xin trân trọng kính chào!

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 10:04:49 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn Công ty luật Nam Long và cộng sự xin trả lời như sau:

    Căn cứ Điều 12, Điều 13, Thông tư 15/2014/TT-BCA Thông tư quy định về đăng ký xe nếu nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bạn ở Bình Dương thì bạn có thể đăng ký biển số xe tại Bình Dương.

    Thủ tục như sau:

    Điều 12. Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

    1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:

    a) Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

    b) Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.

    c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

    Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

    Điều 13. Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến

    1. Chủ xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:

    a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

    b) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

    c) Giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

    d) Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/07/2014, 04:14:36 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo như các thông tin bạn cung cấp, bạn có thể thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện:

    Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 57 Luật doanh nghiệp 2005:

    1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

    2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    Công ty bạn có thể lựa chọn hình thức mở chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện tại Hà Nội.

    a. Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện :

    Trường hợp lập Chi nhánh/VPĐD:

    - Thông báo lập Chi nhánh/VPĐD (Theo mẫu);

    - Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu về việc lập Chi nhánh/VPĐD của doanh nghiệp.

    - Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh/VPĐD

    - Bản sao hợp lệ Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của Người đứng đầu Chi nhánh/VPĐD

    - Các tài liệu khác: Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Người đứng đầu chi nhánh hoặc/và của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu Chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề

    b. Cơ quan giải quyết: Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp mở chi nhánh.

    Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp. 

     c. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

    Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

    Công ty Luật Nam Long & Cộng sự
    ---------------------
    Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội                
    Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95
    Hotline: 0914 66 86 85 & 0989888227
    Email: luatnamlong@gmail.com

  • Xem thêm     

    15/07/2014, 03:45:21 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Huy Long – Công ty Luật TNHH Nam Long và Cộng sự xin chia sẻ những lo lắng của bạn.

    Qua những thông tin bạn đã cung cấp, tôi có một số ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

    Vấn đề 1: Nên tiếp tục hoạt động hay giải thể?

    1.       Trường hợp Giải thể:

    Các công việc cần thực hiện:

    -      Thanh toán hết số thuế còn nợ, tiền phạt thuế;

    -      Thanh toán hết tất cả các khoản nợ với chủ nợ, bao gồm cả người lao động, ngân hàng. Trong trường hợp chưa thuê lao động và chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải có bản cam kết.

    2.      Trường hợp tiếp tục hoạt động

    -      Hoàn thành các nghĩa vụ thuế.

    -      Tiếp tục hoạt động bình thường.

    Để biết tình trạng thuế Công ty hiện tại đang ở mức nào, cần liên hệ với cán bộ quản lý thuế trực tiếp.

    Tiền phạt bao gồm: Phạt chậm nộp tờ khai; phạt chậm nộp thuế: Thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tiền nộp phạt tỷ lệ thuận với thời gian chậm nộp.

    Tiền phạt thuế được quy định tại Luật quản lý Thuế 2006, Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính thuế, bạn có thể tự tìm hiểu.

    Vấn đề 2: Lựa chọn loại hình công ty hay Hộ kinh doanh?

    Loại hình công ty có ưu điểm hơn Hộ kinh doanh là có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài sản riêng, đồng thời có thể mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khi chủ doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm. Sau này bạn muốn mở thêm nhiều chi nhánh, nên lựa chọn hình thức doanh nghiệp;

    Vấn đề 3:            

    Về tên công ty: Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký.

    Nếu bạn không đứng tên trong công ty mới, không phải lo lắng về việc công ty bị gây khó dễ hay bị phạt, trừ trường hợp công ty mới vi phạm pháp luật.

    Nếu bạn đứng tên thành lập công ty TNHH 1 TV mới (cá nhân có quyền thành lập nhiều công ty TNHH), do công ty cũ của bạn thuộc trường hợp “cá biệt” đã được cán bộ quản lý thuế “để ý” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới của bạn sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn.

    Nếu thành lập Hộ kinh doanh cá thể, bạn không được đứng tên trong Giấy chứng nhận ĐKKD. Như đã nêu những ưu, khuyết điểm ở trên, để hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài bạn nên thành lập doanh nghiệp.

    Thủ tục thành lập doanh nghiệp thực hiện bình thường, bạn có thể tham khảo tại đây:

    http://www.luatminhlong.com/chi-tiet/dich-vu-tu-van-thanh-lap-doanh-nghiep-3.html

    Việc mở các trang online trên face book hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc quản lý, công ty bạn hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này bình thường.

    Vấn đề 4: Sau khi thành lập công ty, bạn cần nộp Thuế môn bài, sau đó làm thủ tục mua hóa đơn tại cơ quan thế, thực hiện chế độ kế toán kiểm toán đầy đủ theo quy định của pháp luật.

    Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

    Công ty Luật Nam Long & Cộng sự
    ---------------------
    Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội                
    Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95
    Hotline: 0914 66 86 85 0989888227
    Email: luatnamlong@gmail.com

     

     

  • Xem thêm     

    14/07/2014, 04:22:12 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 35/2003/NĐ-CP  (Sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 42/2012/NĐ-CP) hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, trong danh mục cơ sở thuộc diện phải có  văn bản thông báo cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động, có: Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt. Theo đó công ty của chông bạn có ngành nghề Buôn bán Khí công nghiệp – thuộc loại khí đốt, được thành lập tháng 9/2012 do vậy trước khi đưa vào hoạt động cần có Văn bản thông báo cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy (thay thế Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy).

    Như vậy trường hợp của chồng bạn đã vi phạm pháp luật trong việc thực hiện quy định về phòng cháy chữa cháy.

                    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    14/07/2014, 03:53:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Công ty luật Nam Long & Cộng sự tư vấn cho bạn như sau:

    Căn cứ Điều 649, 650 Bộ luật Dân sự quy định hình thức của di chúc như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    Di chúc bằng văn bản bao gồm:

    - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có công chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự:

    Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Trường hợp này, bạn có thể lựa chọn phương án sau:

    1.  Lập di chúc bằng văn bản và có người làm chứng. Theo Điều 656 “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này”.

    2.  Lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Theo Điều 655 Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này.”

    3.  Lập di chúc bằng văn bản có công chứng. Trường hợp này bạn có thể lựa chọn bất kỳ một Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng, sau đó đưa vợ chồng cậu bạn đến và yêu cầu công chứng viên thực hiện lập di chúc. (Thực hiện theo cách thức này thì quyền lợi của vợ chồng cậu bạn sẽ được Công chứng viên giải thích kỹ nhất và đảm bảo tính pháp lý cao nhất)

    Mọi vấn đề thắc mắc xin liên hệ Công ty Luật Nam Long & Cộng sự. Thân ái !

96 Trang «<74757677787980>»