Luật nên đổi hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #79584 17/01/2011

    Luật nên đổi hay không?

    các ban nói luật của nước mh nên đổi hay không ?

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    11493 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #84559   22/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!

     

    Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

    1. 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
    2. ...
    3. 5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
      a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
      b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

       Dựa vào khoản 1 và khoản 5, bạn thấy mâu thuẫn. Theo mình thì không mâu thuẫn bởi lẽ trong thực tế số Đại biểu Quốc hội là nam giới chiếm đại đa số. Vì thế theo tinh thần điều luật ta hiểu rằng luật đang muốn tiến tới khuyến khích, tăng cường thêm số lượng Đại biểu nữ giới vào nhằm có sự phù hợp trong nhu cầu của Quốc hội. Bạn chú ý các từ ngữ in đậm trên. Không nên hiểu một cách máy móc, dẫn đến sai lầm.

     

    Điều 111.

    1- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.

    Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

    2- Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.


      Trong khoản 1 và 2 này, bạn nên nhìn vào thực tế như sau: Hiện người sử dụng lao động khi tuyển dụng, đa phần họ chọn nam giới. Bời lẽ, nam giới có sức khỏe, không phải nghĩ theo chế độ thai sản...và nhiều lý do khác (tốn nhiều thời gian cho công ty, thiếu nhân lực khi phụ nữ nghĩ thai sản...,phải tốn đến công đoạn tuyển dụng lao động thêm bù đắp vào khoản trống của phụ nữ nghĩ thai sản., tuyển dụng nam giới sẽ có hiệu quả hơn ở nhiều mặt, điều này mình không muốn nói dài dòng, có lẽ bạn nắm được. Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, mình không phủ nhận phụ nữ làm việc cũng khá hiệu quả.

     Vì những lẽ trên mà nhà tuyển dụng không chuộng lắm về người lao động là nữ.

     Luật quy định như vậy nhằm khuyến khích cho các nhà tuyển dụng ưu tiên hơn về phụ nữ, đảm bảo cho đa số phụ nữ có việc làm ổn định. Không thể có mâu thuẩn về bình đẳng trong trường hợp này.

     Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #84754   23/02/2011

    nguyenlong505
    nguyenlong505

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 890
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 13 lần


    khacduy25 noi

    Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

    1. 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
    2. ...
    3. 5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
      a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
      b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

       Dựa vào khoản 1 và khoản 5, bạn thấy mâu thuẫn. Theo mình thì không mâu thuẫn bởi lẽ trong thực tế số Đại biểu Quốc hội là nam giới chiếm đại đa số. Vì thế theo tinh thần điều luật ta hiểu rằng luật đang muốn tiến tới khuyến khích, tăng cường thêm số lượng Đại biểu nữ giới vào nhằm có sự phù hợp trong nhu cầu của Quốc hội. Bạn chú ý các từ ngữ in đậm trên. Không nên hiểu một cách máy móc, dẫn đến sai lầm.

    nguyenlong505:

    Theo bạn khuyến khích, tăng cường thêm về số lượng đại biểu nữ như vậy có phải là ưu tiên cho nữ không? 

         Trong khi đó ở khoản 1 Điều 11 Luật bình đẳng giới quy định: “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.”. Như vậy nói nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý hành chính nhà nước, nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn có nghĩa là không phân biệt nam hay là nữ  đều có quyền tham gia quản lý hành chính nhà nước. Không phân biệt nam hay là nữ chỉ cần có trình độ về chuyên môn thì đều được đề bạc, bổ nhiệm.

    Mặc khác theo nhận định thông thường nếu ưu tiên cho một mặc nào đó, còn mặc kia không được ưu tiên thì dễ dàng nhận thấy rằng đây là sự không bình đẳng.
    khoảng 1 quy định nam nữ bình đẳng, khoản 5 thì lại ưu tiên cho nữ. Như vậy bình đẳng ở đâu?

     Nếu vì sự tiến bộ của phụ nữ mà phải cân nhắc cho đủ cơ cấu, cho đủ tỉ lệ(%) mà phải ưu tiên như vậy thì sự bình đẳng ở đây chỉ là hình thức.

    những lối đi vĩ đại luôn được khởi đầu bằng những bước đi nhỏ...!

     
    Báo quản trị |  
  • #84589   22/02/2011

    Luật bảo vệ cho phái nữ là đúng, thế nhưng trên thực tế có thực hiện được hay không?
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 22/02/2011 02:43:25 PM Cắt bỏ nội dung không cần thiết

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |