Luật mâu thuẫn chăng?

Chủ đề   RSS   
  • #77142 04/01/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Luật mâu thuẫn chăng?

    Ðiều 84. Pháp nhân 

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Ðược thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (BLDS2005)
      

     
    Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

      1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.(Luật Doanh nghiệp 2005)

    Trong dân sự "
    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:..."

    Trong Luật Doanh nghiệp " một thành viên có tư cách pháp nhân"

    Như vậy mình nhận thấy rằng hai Điều luật này mâu thuẫn với nhau!

    Mời các bạn cho ý kiến của mình về vấn đề này nhé!

    Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    6656 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #77158   04/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cty TNHH 1 thành viên là tổ chức kinh tế, một thành viên ở đây cho thấy nó có 1 chủ sở hữu chứ không phải là cái công ty này là một người để so sánh với cái thuật ngữ một tổ chức như bạn trích dẫn. Bạn đừng tách cái thuật ngữ đó ra như vậy.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #77190   05/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn! bạn xem lại "Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty."

    Trường hợp
    một cá nhân ở đây thì sao hả bayluat?? làm sao có thể nói đó là pháp nhân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #77196   05/01/2011

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Nó là pháp nhân vì "Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó"

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #77235   05/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào manhtamvt!
     

    Ðiều 84. Pháp nhân 

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:"

     Như vậy cá nhân không phải là tổ chức theo Điều 84 BLDS 2005

     Như vậy cá nhân không phải là pháp nhân!
     Mời các bạn cho thêm ý kiến!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #77246   05/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ khacduy25 : Tôi thấy bạn hiểu về pháp luật rất tốt, trong trường hợp này có vẻ bạn đang muốn hỏi khó chứ không phải không hiểu về pháp nhân.

    Dù sao thì cũng xin trả lời như sau


    1. Cá nhân không phải là tổ chức, do đó cá nhân chắc chắn không phải là pháp nhân, đúng như bạn nói.


    2. Công ty TNHH một thành viên
    do một cá nhân làm chủ sở hữu là một tổ chức chứ không phải là cá nhân. Bạn lưu ý chỗ tô đậm.

    Ở trường hợp này tài sản của tổ chức hoàn toàn tách bạch với tài sản của cá nhân ông/bà chủ (với ý nghĩa rằng công/bà chủ này còn những tài sản khác không góp vốn vào công ty). Do đó công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân.


    Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn có 100 tỷ, bạn bỏ ra 40 tỷ để thành lập công ty TNHH một thành viên do bạn làm chủ. Khi đó phạm vi trách nhiệm dân sự của bạn trong cty này chỉ nằm trong khoản 40 tỷ đó thôi. 60 tỷ còn lại bạn có thể làm việc khác tùy theo ý bạn.


     Việc tách bạch về tài sản giữa cty và chủ sở hữu ở chỗ nếu bạn sử dụng xe công ty đi ký hợp đồng chẳng hạn thì chi phí xăng tính cho công ty. Tuy vậy nếu bạn chở gia đình đi nghỉ mát thì tiền xăng đó bạn bỏ tiền riêng ra trả, không thể tính vào chi phí của công ty được.
     
    Báo quản trị |  
  • #77252   05/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đồng ý với anh Điều!

    Chào
    #0072bc;">khacduy25!

    Thực sự là em không chính xác trong thường hợp này.

    Cty TNHH một thành viên có thể do một cá nhân là chủ sở hữu. Nhưng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thì nó mang tư cách của một tổ chức chứ không mang tư cách của cá nhân sở hữu nó.


    Có nghĩa là Cty TNHH tham gia vào các QHPL với danh nghĩa của Cty, còn cá nhân sở hữu nó chỉ có dang nghĩa là người đại diện theo pháp luật của Cty.

    Bởi vậy Cty TNHH một thành viên là một tổ chức chứ không phải là cá nhân và no có tư cách pháp nhân vì những lý do như hai anh
    #ff8c00;">manhtamvt và #ff8c00;">ntdieu đã nói ở trên.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #77258   05/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Em cảm ơn ý kiến của các anh! nhưng em vẫn thấy Luật mâu thuẫn, ở hai điều này.

    Điều 84 BLDS 2005 thì:
    "tổ chức được công nhận là pháp nhân"

    Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân...

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    Như vậy theo khoản 1 Điều 63 thì:
    cá nhân có tư cách pháp nhân, chiếu theo Điều 84 BLDS 2005 thì: "tổ chức được công nhận là pháp nhân. Như vậy có sự mâu thuẫn!

    Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các anh! cho thêm ý kiến nhé!


    Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #77266   05/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Không có sự mâu thuẫn nào đâu em.

    Khoản 1 Điều 63 Luật doanh nghiệp quy định công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.

    Còn khoản 2 Điều 63 Luật doanh nghiệp quy định "công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân" chứ không quy định "chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân".

    Thân!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #77269   05/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ khacduy25 : Trong chủ đề này bạn cứ cố tình ngắt câu nửa chừng khi trích dẫn, do vậy ý nghĩa của nó sai hoàn toàn.
     
    Báo quản trị |  
  • #77283   05/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     chào các anh!
     Phải chăng:cá nhân làm chủ sở hữu.
      Vậy cá nhân có tư cách pháp nhân chăng? ở đây em không nói cá nhân này là đại diện cho công ty TNHH một thành viên của mình!
      Thân!
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 05/01/2011 04:42:58 PM

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #77293   05/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Xin khẳng định lại một lần nữa : Cá nhân không có tư cách pháp nhân.

    Cá nhân có thể sở hữu công ty TNHH một thành viên, khi đó công ty này có tư cách pháp nhân.

    Cá nhân cũng có thể sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp này thì tài sản cá nhân cũng là tài sản của doanh nghiệp, do vậy DNTN không có tư cách pháp nhân. Đoạn này nói thêm để bạn thấy sự khác nhau với côngb ty TNHH MTV
     
    Báo quản trị |  
  • #77296   05/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào khacduy25,

    Pháp nhân về mặt bản chất nó giống như một cái mặt nạ (có thể sử dụng chung bởi một nhóm người hoặc sử dụng riêng  bởi một cá nhân, ứng với trường hợp công ty TNHH MTV) để nhóm người hoặc cá nhân đó thực hiện các giao dịch pháp lý.

    Khi sử dụng mặt nạ này thì nghĩa vụ và quyền lợi của pháp nhân sẽ được tách rời khỏi nghĩa vụ và quyền lợi của nhóm người hoặc cá nhân ban đầu (mức độ tách rời phụ thuộc vào qui định của luật).

    Vì thế nói cá nhân có tư cách pháp nhân là không chính xác về mặt ngữ nghĩa mà phải nói là luật pháp VN cho phép cá nhân sử dụng "mặt nạ" pháp nhân để thực hiện các giao dịch. Dĩ nhiên để được phép sử dụng mặt nạ đó cá nhân phải thực hiện các yêu cầu của pháp luật (tức là phải thành lập công ty, công ty phải có tổ chức bộ máy chặt chẽ, có tài sản riêng độc lập, có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập).

    Vì thế tư cách pháp nhân gắn liền với công ty chứ không gắn liền với cá nhân, nó hoàn toàn tách rời khỏi cá nhân thành lập nên công ty. Cá nhân chỉ có thể sử dụng nó chứ không có nó.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #77309   05/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    chào anhUnjustice!
    "Vì thế nói cá nhân có tư cách pháp nhân là không chính xác về mặt ngữ nghĩa mà phải nói là luật pháp VN cho phép cá nhân sử dụng "mặt nạ" pháp nhân để thực hiện các giao dịch. Dĩ nhiên để được phép sử dụng mặt nạ đó cá nhân phải thực hiện các yêu cầu của pháp luật (tức là phải thành lập công ty, công ty phải có tổ chức bộ máy chặt chẽ, có tài sản riêng độc lập, có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập). "
     giải thích như anh là hợp lý, nhưng giữa hai điều luật trên không được thống nhất cho lắm!
     thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |