Nói đến lịch nghỉ phép năm, theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 có nếu rõ:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như vậy, lịch nghỉ phép năm sẽ do người sử dụng lao động quy định. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định ban hành lịch nghỉ phép, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Có thể thấy, điều này giúp người lao động vẫn được nghỉ mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh nhân sự để không ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.
Công ty có bị xử phạt nếu không cho nghỉ phép năm?
Nghỉ phép năm là quyền và lợi ích của người lao động nhưng lại được thực hiện theo quy định của người sử dụng lao động
Nếu không để người lao động nghỉ phép theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.”
Như vậy, nếu công ty không cho NLĐ nghỉ phép theo đúng quy định có thể bị phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng. Mức phạt tiền theo quy định trên đối với các hành vi vi phạm là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động tự ý nghỉ phép năm không theo lịch đã quy định thì sẽ bị coi là tự ý bỏ việc. Theo đó, người này sẽ bị xử phạt lý kỷ luật lao động. Nếu NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng (theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động) thì mức phạt nặng nhất là bị sa thải.