Chào bạn QuyetQuyen945.
Điều bạn viện dẫn ở trên là không có căn cứ nhé, cái bạn viện dẫn chỉ đúng tình hình thực tế tại TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác khi UBND tỉnh có Quyết định để phân chia thẩm quyền của công chứng và chứng thực thôi nhé, còn đa số các địa phương khác thì vẫn thi hành theo đúng luật là những giao dịch liên quan đến đất đai thì người thực hiện giao dịch có quyền lựa chọn giữa công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã nhé.
Như ý kiến của bạn thì "chỉ đúng tình hình thực tế tại TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác khi UBND tỉnh có Quyết định để phân chia thẩm quyền của công chứng và chứng thực thôi nhé" nên có địa phương thực hiện và địa phương không thực hiện, vậy không thể nói là không có cơ sở.
Mặt khác, ở bài trước tôi chỉ đưa ra ý kiến phản biện là : "Để chứng minh văn bản đó hợp pháp hay không thì cần làm rỏ:"; tôi không kết luận là vô hiệu hay không vì không biết được hết việc giải quyết vụ án có ý kiến của những người liên quan khác như thế nào?.
Trường hợp này phân chia vào thời điểm luật HNGĐ mới chưa có hiệu lực nên bạn viện dẫn Nghị định 70/2001 là đúng rồi, tuy nhiên việc không ghi Lý do cũng không ảnh hưởng đến tính có hiệu lực của giao dịch, vì điều luật chỉ yêu cầu Phải lập thành văn bản, được công chứng hoặc chứng thực (đối với những tài sản buộc phải công chứng hoặc chứng thực), lý do chỉ là một phần nhỏ trong văn bản phân chia và không phải là nội dung bắt buộc nên không thể làm mất đi tính có hiệu lực của văn bản.
Nghị định Số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001:
Điều 6. Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây :
a) Lý do chia tài sản;
Như vậy là "Phải" ghi rõ các nội dung, trong đó có lý do là nội dung bắt buộc. Nếu sau này phát hiện lý do đó là không đúng, giả dối thì sẽ bị vô hiệu.
Trong thực hiện thủ tục hành chính thì chỉ có thực hiện đủ hoặc không đủ yêu cầu chứ không có khái niệm "phần nhỏ" hay phần lớn.
Chủ nợ muốn không đồng ý với văn bản đó thì phải khởi kiện ra Tòa yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu, chỉ khi Tòa án tuyên vô hiệu thì văn bản thỏa thuận trên mới vô hiệu, còn không thì Văn bản trên đương nhiên có hiệu lực pháp luật và có giá trị thi hành.
Đây là văn bản gởi cho tòa án nên sẽ được giải quyết ngay trong vụ kiện ly hôn chứ không phải chờ vụ án khác: Chuyển nghĩa vụ phải có sự đồng ý của bên có quyền.
Nếu các chủ nợ không đồng ý cho người vợ trả thay mà yêu cầu phải giải quyết nợ khi ly hôn thì văn bản đó không có hiệu lực vì điều kiện để người vợ được nhận tài sản là phải nhận nợ không thực hiện được.
Tuy nhiên, lý do quyết định nhất mà cơ quan quản lý nhà nước không chấp nhận chuyển quyền sở hửu chính là lý do thứ nhất mà tôi nêu ở trên: đây không phải là văn bản phân chia tài sản vì cả 2 đã xác định họ lâp văn bản này với tư cách chủ thể là các đương sự trong vụ án chứ không phải với tư cách là người đồng sở hửu. Đối tượng mà văn bản này nhằm để tới nhờ giải quyết khi lập văn bản này là tòa án vì họ lập với tư cách nguyên đơn và bị đơn; xác nhận của UBND càng khẳng định điều này.
Tóm lại. VP. ĐKQSDĐ từ chối cấp giấy là có cơ sở.