Bộ Luật Dân sự 2005 có ghi nhận Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
|
Dường như ai cũng biết “Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu”, bởi vậy xin gác lại sự nhỏ bé của pháp luật để nói đến góc nhìn đạo đức về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Nhiều người sính ngoại cứ lấy cái bên Tây, bên Tàu rồi bảo: ở những nước đó người ta như thế này, như thế kia … và bảo vệ quyền cá nhân đối với hình ảnh kinh lắm, nước ta cũng nên như thế. Ôi giời! Có khi nào các bác sính ngoại ấy tự hỏi: lấy cái quần của chàng trai Tây 1m90 về cho người Việt 1m60 mặc có vừa không? Nếu có ý tiết kiệm, tận dụng tối đa thì cũng phải tới tiệm may cắt cho nó ngắn ống, rút cái lưng nhỏ lại…
Vậy là, Quyền của cá nhân đối với hình ảnh tại Việt Nam nên hiểu thoáng hơn, đừng quá máy móc mà tự hại mình. Pháp luật chẳng qua cũng đi từ cuộc sống, rồi tác dụng ngược lại nhằm cuộc sống tốt đẹp và hiệu quả hơn chứ không phải pháp luật sinh ra để “cấm với ép”.
Trong trường hợp mình lấy ảnh cá nhân của một người trên Facebook của họ (không xin phép trước) rồi đăng lên một trang khác thì có vi phạm đạo đức hay không?
- Nếu việc đăng ảnh đó xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, làm xấu đi tình trạng hiện tại của người có ảnh rõ ràng là vi phạm đạo đức.
- Tuy nhiên, nếu trường hợp đăng ảnh mà không biết họ là ai để xin phép, ví dụ: lấy ảnh để làm minh họa cho một bài báo (trong đó có trích nguồn ảnh từ Facebook hoặc Internet) mà không gây xấu đi tình trạng của người có ảnh, thậm chí tình cờ còn PR cho người trong ảnh thì có trái đạo đức hay không?
Có người bảo rằng: “cho dù anh không xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của tôi, nhưng anh đã PR tôi, làm tôi nổi tiếng, và sự nổi tiếng đó dẫn đến nhiều người ganh tị, thậm chí là ám sát tôi thì cũng gọi là làm xấu đi tình trạng hiện thời của tôi”. Lập luận trên thoạt đầu nghe có vẻ hợp lý, tuy nhiên nếu bạn không biết người ta biết đến ban thì đăng ảnh đó lên Facebook làm gì? Trong khi hình ảnh tuy đăng lên tường cá nhân của bạn trên Facebook thì dường như hình ảnh đó đã đến với toàn cầu.
Người khác lại bảo: “Tôi đăng trên tường Facebook của tôi là để tôi và bạn bè tôi xem, chứ không cho phép ai lấy hình ảnh đó đăng lại bất cứ trang nào”. Vậy thử hỏi: tại sao bạn không ghi chú hình đó cấm người khác đăng lại, để người ta biết?
Theo quan điểm cá nhân: thì việc lấy một ảnh trên Facebook của ai đó đăng lại một trang khác, không làm xấu đi tình trạng hiện có của người trong ảnh là không có gì trái đạo đức.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 07/08/2013 02:32:15 CH