Trong khi đó anh A là Ủy viên Thường vụ CĐ công ty, Trưởng phòng Hành chính do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm.
Nếu như chức vụ do anh A là do HĐQT bổ nhiệm thì Giám đốc không có quyền sa thải anh A căn cứ vào
điểm đ, khoản 3, ĐIều 116,Luật doanh nghiệp 2005.
Bỏ qua chi tiết trên, chúng ta sẽ xem xét thủ tục ra quyết định sa thải đối với anh A.
-
Thứ nhất, Giám đốc - người đại diện theo pháp luật của công ty hoàn toàn có thể tạm đình chỉ công tác của anh A khi anh A có hành vi vi phạm nội quy lao động. Thời hạn tối đa không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 3 tháng và phải tạm ứng 50% lương cho người lao động căn cứ theo
khoản 2, ĐIều 92,Bộ luật lao động 1994. Tất nhiên, anh A phải chấp hành.Nếu cho rằng việc tạm đình chỉ công việc là không hợp lý thì có quyền khiếu nại tới Giám đốc, cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định căn cứ vào
điều 93, Bộ luật lao động 1994.
-
Thứ hai, việc quyết định kỷ luật với hình thức sa thải phải có sự tham gia trao đổi của đại diện BCH Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, nếu không sẽ không có giá trị. Bạn tham khảo các quy định sau đây:
Nghị định số 33/2003/NĐ-CP viết:5. Điểm a khoản 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''a) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng), trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình''.
-
Thứ ba, Luật chỉ quy định thời điểm có hiệu lực của nội quy lao động,kể từ ngày đăng ký tại cơ quan quản lý về lao động cấp tỉnh:
Bộ luật lao động 1994 viết:Điều 82.
2- Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
3- Người sử dụng lao động phải đăng ký bản nội quy lao động tại cơ quan lao động cấp tỉnh. Nội quy lao động có hiệu lực, kể từ ngày được đăng ký. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo, thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.
Tuy nhiên, việc không tham khảo ý kiến của BCH công đoàn cơ sở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
Nghị định số 47/2010/NĐ-CP viết:Điều 12. Vi phạm những quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (nếu có) khi xây dựng nội quy lao động.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.