Chào bạn, vì bạn đưa ra câu hỏi nhưng
hoadainhan1 chưa hồi đáp (có thể do bận việc), vì vậy, tôi sẽ góp một vài ý kiến để bạn có hướng giải quyết trên cơ sở câu hỏi mà
hoadainhan1 đưa ra, trong khi chờ
hoadainhan1 hồi đáp một cách chi tiết:
+
khi cậu 3 cho cậu 4 có làm giấy tờ gì hay không ? Bạn trả lời: không Như vậy có thể thấy rằng,
cậu 3 của bạn vẫn là chủ sở hữu hợp pháp đối với phần đất đã hứa cho cậu 4 của bạn, bởi việc tặng cho trong đó đối tượng là quyền sử dụng đất sẽ không có giá trị nếu chỉ được thể hiện bằng lời nói.
Ngược lại, cậu 3 của bạn sẽ không thể đòi lại được quyền sử dụng phần đất đó
nếu như đã thực hiện đầy đủ thủ tục trong việc tặng cho theo quy định của pháp luật, cụ thể, lập hợp đồng tặng cho bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực-> hoàn thành thủ tục sang tên trong giấy chứng nhận QSDĐ từ cậu 3 sang vợ chồng cậu 4 đối với phần đất đó.
+
trên mảnh đất đó, vợ chồng cậu 4 của bạn đã xây nhà chưa ? bạn trả lời: "trên mảnh đất đó vẩn chưa xây nhà" Nếu như trên mảnh đất đó đã xây nhà, thì việc đòi quyền sử dụng đất với sẽ vô cùng khó khăn. Bởi tuy quyền sử dụng đất là của cậu 3 bạn, nhưng căn nhà do vợ chồng cậu 4 bạn xây thì căn nhà đó lại thuộc quyền sở hữu của vợ chồng cậu 4. Như vậy, nếu muốn đòi lại QSDĐ thì cậu 3 phải hoàn trả một khoản tiền tương đương với giá trị căn nhà cho vợ chồng cậu 4. Tất nhiên, thực tế là chưa có một căn nhà nào được xây trên phần đất đó, vì thế sẽ không cần phải tính đến chuyện này.
Dựa vào những phân tích ở trên,
mợ 4 của bạn không hề có tài liệu nào để làm cơ sở cho yêu cầu khởi kiện của mình và hệ quả dễ thấy là Tòa sẽ không thụ lý vụ án này. Và điều bạn thắc mắc,"
tại sao mợ 4 không có bất cứ một giấy tờ nào mà lại kiện tụng được." cũng chính là điều tôi thắc mắc, nếu bạn đã tin tưởng thì bạn có thể đưa một số tài liệu liên quan để chúng tôi phân tích cơ sở để Tòa thụ lý vụ án này. Ít nhất, bạn có thể đưa lên
Thông báo của Tòa về việc thụ lý vụ án đã gửi cho cậu 3 bạn, bởi về nguyên tắc,
sau khi đã thụ lý Tòa sẽ gửi văn bản thông báo thụ lý vụ án cho phía bị đơn. Phân tích văn bản thông báo này sẽ có thể giải đáp những khúc mắc:
BLTTDS 2004 viết:Điều 174. Thông báo về việc thụ lý vụ án
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.
2. Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
b) Tên, địa chỉ Toà án đã thụ lý vụ án;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết;
đ) Danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
e) Thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Toà án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có;
g) Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Toà án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu.
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 28/04/2011 12:29:47 SA
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.