Dạo gần đây khi pháp luật cũng đang dần trở nên phổ biến trong đời sống xã hội: qua báo chí, tin tức thời sự, phim ảnh v.v…thì việc nghe một vài câu nói đùa đại ý kiểu “coi chừng tao kiện mầy”, “mầy không sợ tạo kiện à?” cũng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Việc đào tạo các môn học về luật và việc nở rộ các khóa đào tạo luật tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng góp phần làm cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên có am hiểu hơn về pháp luật. Những người không đi học nhưng xem nhiều tin tức thời sự, một số loại phim ảnh cũng có thể nạp vào đầu mình một số kiến thức pháp luật cơ bản.
Nhìn chung ở VN hiện nay pháp luật cũng đang có chỗ đứng tương đối vững chắc trong xã hội. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là: Khi nào tại Việt Nam việc khởi kiện để bảo vệ lợi ích mới trở thành nét văn hóa như một số nước phương Tây phát triển?
Câu trả lời có thể tùy thuộc vào quan điểm cá nhân của từng người nhưng trước hết mọi người tìm hiểu quan niệm truyền thống xưa nay của người Việt Nam về vấn đề này qua câu thành ngữ sau: “Vô phúc đáo tụng đình” nghĩa là dùng để chỉ những kẻ vô phúc, ngu dại mới đi kiện cáo, kêu xin nơi cửa quan, triều đình. Nguồn gốc của câu thành ngữ trên cũng xuất phát từ việc các quan xét xử ngày xưa xét xử không công minh, kẻ nghèo khổ, hèn yếu thì đương nhiên thua, không đòi được công lý lẽ phải. Tuy không phải tất cả các quan đều như vậy nhưng đa số là thế nên làm dân mất lòng tin.
Bây giờ đã không còn là thời phong kiến nữa rồi, xã hội cũng đã khá hơn về mọi mặt nhưng tư tưởng “Vô phúc đáo tụng đình” vẫn ăn sâu vào tâm trí của từng người, niềm tin vào công lý vào lẽ phải vẫn chưa thực sự tồn tại, cái mà chúng ta hay gọi là “tinh thần thượng tôn pháp luật” cũng còn rất mờ nhạt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể như: hiện tượng án bỏ túi, án tại hồ sơ, tham ô, tham nhũng, hối lộ, những bản án không hợp tình, quá cứng nhắc v.v…
Có vẻ tôi hơi tham lam và mộng tưởng nhưng tôi mong có một ngày nào đó, người dân Việt Nam ta chỉ cần thấy ai đó sơ hở thì có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại, coi như việc đi kiện làm nghề sống tạo thu nhập chính, tạo việc làm và nâng cao uy tín của các Luật sư giống như Mỹ.
Có một số câu chuyện đi kiện ở Mỹ nghe mà cười ra nước mắt: Một doanh nghiệp ở VN bị một công dân Mỹ kiện vì anh ta bị té khi ngồi lên ghế đẩu (ghế gỗ) của VN sản xuất do anh ta nặng…180kg. Câu chuyện nghe có vẻ vô lý, với khối lượng như vậy chiếc ghế đẩu nhỏ bé của ta sao chịu đựng nổi nhưng kết quả là anh ta thắng kiện 1 số tiền lớn. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, những vật dụng như ghế phải dán cảnh báo về khả năng chịu trọng lượng tối đa.
Câu chuyện trên cho ta thấy 1 điều rằng, ai không am hiểu luật thiệt hại về người đó và người biết tận dụng quy định của pháp luật để khởi kiện, kiếm tiền cho mình cũng là một người thượng tôn pháp luật.
Hy vọng với trình độ lập pháp hành pháp và tư pháp của nước ta ngày càng nâng cao thì việc người dân thường xuyên thực hiện việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi sẽ sớm trở thành hiện thực.
Cập nhật bởi chinamnhi ngày 05/06/2017 04:07:52 CH
Cập nhật bởi chinamnhi ngày 05/06/2017 04:05:28 CH
Đi không, há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong!
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng