Khi nào Việt Nam mới có “văn hóa kiện tụng”

Chủ đề   RSS   
  • #456172 05/06/2017

    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Khi nào Việt Nam mới có “văn hóa kiện tụng”

    Dạo gần đây khi pháp luật cũng đang dần trở nên phổ biến trong đời sống xã hội: qua báo chí, tin tức thời sự, phim ảnh v.v…thì việc nghe một vài câu nói đùa đại ý kiểu “coi chừng tao kiện mầy”, “mầy không sợ tạo kiện à?” cũng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

    Việc đào tạo các môn học về luật và việc nở rộ các khóa đào tạo luật tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng góp phần làm cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên có am hiểu hơn về pháp luật. Những người không đi học nhưng xem nhiều tin tức thời sự, một số loại phim ảnh cũng có thể nạp vào đầu mình một số kiến thức pháp luật cơ bản.

    Nhìn chung ở VN hiện nay pháp luật cũng đang có chỗ đứng tương đối vững chắc trong xã hội. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là: Khi nào tại Việt Nam việc khởi kiện để bảo vệ lợi ích mới trở thành nét văn hóa như một số nước phương Tây phát triển?

    Câu trả lời có thể tùy thuộc vào quan điểm cá nhân của từng người nhưng trước hết mọi người tìm hiểu quan niệm truyền thống xưa nay của người Việt Nam về vấn đề này qua câu thành ngữ sau: “Vô phúc đáo tụng đình” nghĩa là dùng để chỉ những kẻ vô phúc, ngu dại mới đi kiện cáo, kêu xin nơi cửa quan, triều đình. Nguồn gốc của câu thành ngữ trên cũng xuất phát từ việc các quan xét xử ngày xưa xét xử không công minh, kẻ nghèo khổ, hèn yếu thì đương nhiên thua, không đòi được công lý lẽ phải. Tuy không phải tất cả các quan đều như vậy nhưng đa số là thế nên làm dân mất lòng tin.

    Bây giờ đã không còn là thời phong kiến nữa rồi, xã hội cũng đã khá hơn về mọi mặt nhưng tư tưởng “Vô phúc đáo tụng đình” vẫn ăn sâu vào tâm trí của từng người, niềm tin vào công lý vào lẽ phải vẫn chưa thực sự tồn tại, cái mà chúng ta hay gọi là “tinh thần thượng tôn pháp luật” cũng còn rất mờ nhạt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể như: hiện tượng án bỏ túi, án tại hồ sơ, tham ô, tham nhũng, hối lộ, những bản án không hợp tình, quá cứng nhắc v.v…

    Có vẻ tôi hơi tham lam và mộng tưởng nhưng tôi mong có một ngày nào đó, người dân Việt Nam ta chỉ cần thấy ai đó sơ hở thì có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại, coi như việc đi kiện làm nghề sống tạo thu nhập chính, tạo việc làm và nâng cao uy tín của các Luật sư giống như Mỹ.

    Có một số câu chuyện đi kiện ở Mỹ nghe mà cười ra nước mắt: Một doanh nghiệp ở VN bị một công dân Mỹ kiện vì anh ta bị té khi ngồi lên ghế đẩu (ghế gỗ) của VN sản xuất do anh ta nặng…180kg. Câu chuyện nghe có vẻ vô lý, với khối lượng như vậy chiếc ghế đẩu nhỏ bé của ta sao chịu đựng nổi nhưng kết quả là anh ta thắng kiện 1 số tiền lớn. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, những vật dụng như ghế phải dán cảnh báo về khả năng chịu trọng lượng tối đa.

    Câu chuyện trên cho ta thấy 1 điều rằng, ai không am hiểu luật thiệt hại về người đó và người biết tận dụng quy định của pháp luật để khởi kiện, kiếm tiền cho mình cũng là một người thượng tôn pháp luật.

    Hy vọng với trình độ lập pháp hành pháp và tư pháp của nước ta ngày càng nâng cao thì việc người dân thường xuyên thực hiện việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi sẽ sớm trở thành hiện thực.

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 05/06/2017 04:07:52 CH Cập nhật bởi chinamnhi ngày 05/06/2017 04:05:28 CH

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    33379 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #461253   15/07/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Để cho không khí vui lên một xíu thì mình có thông tin khá thú vị sau về người lập kỷ lục kiện nhiều công ty nhất trên thế giới đã được sách kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận, đó là trường hợp của anh Jonathan Lee Riches.

    Ngay khi biết tin mình được ghi tên trong sách kỷ lục, anh lập tức đâm đơn kiện tổ chức này vì cho rằng đã xúc phạm anh ta.

    P/s: Mình thảo luận nhỏ thôi, không anh ấy mà phát hiện lại kiện trang của mình thì khổ :|:|

     

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 15/07/2017 11:55:22 SA

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #461314   15/07/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Đây là vấn đề đã được nhà nước ta hướng tới và từ Nghi quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 Bộ Chính Trị đã đề ra các giải pháp để làm cho hành pháp ở nước ta trở nên phát triển hơn nữa đảm bảo cho pháp luật được thực thi sâu và rộng hơn trong xã hội, trong đó giải pháp quan trọng là phải có đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong công tác pháp luật và cụ thể:

    2.4- Bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác pháp luật. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với việc đào tạo cán bộ luật, xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ luật. Bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế của các bộ, ngành. Đổi mới công tác đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu sử dụng, luân chuyển các chức danh tư pháp. Chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị trong các cơ sở đào tạo pháp luật, đào tạo các chức danh tư pháp.

    Ngoài giải pháp trên Nghị quyết còn đề cập thêm những giải pháp không kém phần quan trọng để đưa pháp luật đến gần hơn với người dân và pháp luật tố tụng sẽ không trở nên cồng kềnh trong mỗi lần xãy ra tranh chấp và mâu thuẩn liên quan đến pháp lý.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #461772   19/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Tục ngữ có câu "vô phúc đáo tụng đình", tức là từ xưa đã hình thành suy nghĩ kiện tụng là chuyện bất đắc dĩ lắm mới phải làm, không như phương Tây, họ thoải mái và sẵn sàng theo đuổi kiện tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Kiện tụng ở Việt Nam tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, e là không dễ để hình thành nên được "văn hoá kiện tụng", chắc phải còn lâu lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #462539   26/07/2017

    AiNguyen1995
    AiNguyen1995

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thì nghĩ ngày nay xã hội phát triển, ngay cả những người dân ở nông thôn họ sẵn sàng "kiện" để đòi lại quyền lợi của mình. Mình nghĩ văn hóa kiện tụng của Việt Nam chưa phát triển một phần vì hệ thống pháp luật của mình cũng như cách làm việc của bộ máy nhà nước chưa tạo thuận lợi cho người dân "kiện".

    Nguyễn Như Ái

    email: nguyenai1995@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #466185   30/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Văn hóa Kiện tục của nước mình có. Đó là điều chắc chắn nhưng nó đang còn rất ít. Việc kiện như thế nào, nộp đơn kiện cho ai, sau bao lâu thì bắt đầu vụ việc đó được đưa ra xét xử vẫn còn là dấu chấm lớn cho rất nhiều người.Nên cũng dễ hiểu được rằng càng có ít người biết về Kiện tụng thì càng có Ít Văn hóa kiện tụng hơn 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #466347   31/08/2017

    tuyet38 viết:

    Văn hóa Kiện tục của nước mình có. Đó là điều chắc chắn nhưng nó đang còn rất ít. Việc kiện như thế nào, nộp đơn kiện cho ai, sau bao lâu thì bắt đầu vụ việc đó được đưa ra xét xử vẫn còn là dấu chấm lớn cho rất nhiều người.Nên cũng dễ hiểu được rằng càng có ít người biết về Kiện tụng thì càng có Ít Văn hóa kiện tụng hơn 

    Đây là đặc điểm chung của các nước phương Đông chứ không phải riêng gì Việt Nam đâu bạn, các nước phương đông duy tình nhiều hơn duy lý nên việc pháp luật và nguyên tắc không được người phương đông đưa lên hàng đầu, một khi họ đã không tin tưởng vào vấn đề này thì đương nhiên họ không trông đợi vào việc kiện tụng, đến khi nào đất nước làm cho người dân thấy tin tưởng vào pháp luật có thể bảo vệ mình thì khi đó văn hóa kiện tụng mới được thiết lập

     
    Báo quản trị |  
  • #472942   30/10/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Từ xa xưa đến nay việc kiện cáo vốn được coi là một việc lớn. Đôi khi cả người đi kiện và người bị kiện đều bị mất mặt. Dân gian ta vẫn có câu: Một đời kiện là chín đời thù.
    Thông thường những mâu thuẫn và xung đột ghê gướm lắm thì người dân mới đem nhau ra tòa xử lý. Mà khi đã lôi nhau ra tòa xử lý thì gần như không còn có gì để nhìn mặt nhau nữa. Mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #480820   31/12/2017

    Có câu nói dễ hơn làm, nếu Việt Nam hình thành văn hóa kiện tụng chưa chắc đã đạt được hiệu quả hoàn toàn như một số nước phương Tây. Muốn hình thành văn hóa khởi kiện chắc phải có một cuộc cách mạng pháp luật lớn, từ nâng cao nhân quyền đến hệ thống pháp luật tố tụng, thậm chí văn hóa xã hội cũng không thể không thay đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #497038   15/07/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Khi nhìn vào “văn hóa kiện tụng” của nước ngoài người ta thường nhìn thấy điều hay điều đẹp, nhưng ít người có sự phân tích mặt trái của nó. Thế nên với câu hỏi Việt Nam khi nào có văn hóa kiện tụng thì trước hết phải xem nó có thích hợp với văn hóa lâu đời của người Việt hay không”

    Thứ nhất, trái với văn hóa “giữ thể diện và dĩ hòa vi quý”. Trước giờ người Việt đã được bảo nhau rằng phải biết giữ thể diện cho gia đình, dòng họ phải biết sống chan hòa, thân ái yêu thương lẫn nhau. Nay vì mâu thuẫn không giải quyết được mà đem nhau ra tòa. Vợ chồng kiện nhau, con cái kiện cha mẹ, anh chị em kiện nhau. Những mối quan hệ máu mủ thân tình đó rất có nguy cơ tan vỡ nếu bản án được phán quyết.

    Thứ hai, văn hóa “trọng tình cảm”. Người Việt Nam nói chung sống rất thiên về tình cảm, trong mối quan hệ giữa con người với nhau họ thường lấy điều hay lẽ phải để bảo nhau thay vì phân bua thiệt hơn. Những câu như “đánh người chạy đi, không đánh kẻ chạy lại” cũng thể hiện sự khoan dung, độ lượng với những làm bậy. Thế nên khi đem nhau ra kiện tụng, chúng ta thường rất ngại và khó giữ được mối quan hệ như bình thường nữa. Rất khác với người Mỹ, buổi sáng đem ra tòa, buổi chiều vẫn vui vẻ với nhau như thường.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497039   15/07/2018

    Tôi thích câu chuyện kiện tụng ở nước mỹ của bạn. haha

    Còn về văn hóa kiện tụng thì khi nhà nước mình quản lí và hoạt động theo cơ chế này thì văn hóa kiện tụng như hiện nay là bình thường. Cũng một phần do đất nước ta chưa phát triển bằng các nước trên thế giới nên thủ tục tố tụng không bằng các nước phát triển là điều hiển nhiên. Nếu đất nước phát triển thì mọi chuyện sẽ khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #498570   02/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Khi mà xã hội phát triển, nhận thức của người dân được lên cao hơn thì am hiểu về pháp luật tốt hơn thì việc kiện tụng sẽ diễn ra phổ biến hơn. Khi mà pháp luật ăn sâu vào mỗi con người thì việc giải quyết với nhau bằng công lý sẽ diễn ra phổ biến hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #498627   03/08/2018

    Mình thấy bây giờ mọi người đã có suy nghĩ hiện đại hơn, quan tâm tới pháp luật nhiều hơn và cũng không ngần ngại khi cần nhờ đến pháp luật can thiệp. Bỏi, ý thức sống và tuân theo pháp luật đang tiến gần hơn với người dân và họ cũng thấy được sự hiệu quả khi sử dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #500015   18/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Ngày nay, hệ thống pháp luật của nhà nước ta ngày càng được kiện toàn. Trên các đường phố ta dễ dàng đọc được tấm biển: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là cách hành xử văn minh và tiến bộ. Thế nhưng trong lối ứng xử thường ngày. Người dân vẫn quen hành xử theo cách riêng. Một phần do nhận thức sai lệch và kém hiểu biết về pháp luật. Không biết những lợi ích của mình bị xâm hại đó được pháp luật bảo vệ. Một phần từ ngàn xưa đến nay người dân vẫn cư xử thế. Người khôn thì sống, người mống thì chết. Thế nên có người dân nói vui rằng:Không có luật thì sống trong luật rừng, có luật rồi thì sống trong một rừng luật nên cũng chả biết đâu mà lần. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500037   19/08/2018

    Không phải tự dưng mà người ta nói vô phúc đáo tụng đình đâu bạn. Mình cùng là người học luật nhưng mình cũng nghĩ chỉ những trường hợp bất đắc dĩ lắm mới nên kiện tụng ra tòa, Thứ nhất vì thủ tục kiện tụng không phải đơn giản, mất thời gian, công sức, tiền bạc. Thứ hai, kiện tụng thắng rồi có còn tình nghĩa gì nữa hay không? Mình thấy vẫn là nên dĩ hòa vi quý...

     
    Báo quản trị |  
  • #502175   14/09/2018

    Trong các vụ kiện tụng thì pháp luật đều tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên trước khi có sự tham gia của Tòa án. Khi tranh chấp xảy ra phải thực hiện theo phương thức hòa giải, thỏa thuận rồi nếu không thành thì mới đem nhau ra tòa. 
     
    Báo quản trị |  
  • #508528   27/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    Thực ra thì Việt Nam vẫn có văn hóa kiện tụng nhưng văn hóa này ở mức độ nào mới là chuyện đáng để bàn. Bởi hằng ngày người ta vẫn áp dụng pháp luật, vẫn giải quyết kiện cáo và cũng có rất nhiều con người thượng tôn pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #523594   22/07/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Người dân nước mình thường ngại chuyện kiện tụng. Bởi kiện thì tốn nhiều chi phí, từ phí thuê luật sư, án phí nếu thua, chưa kể mất thời gian đi tòa nhiều lần, vụ đơn giản thì vài tháng, vụ phức tạp kéo dài cả năm. Hơn nữa, còn chịu sự bàn tán, nói ra nói vào của những người xung quanh. Vì thế, trừ khi thật sự vụ tranh chấp ảnh hưởng lớn tới quyền lợi thì mới phải chọn con đường kiện tụng, còn thường thì hai bên hay tự giảng hòa và thỏa thuận chuyện đền bù. Đây cũng là con đường tốt, tiết kiệm chi phí cho hai bên. Nhưng cũng có nhiều trường hợp các bên thỏa thuận không thành, nhưng không đưa nhờ Tòa phân xử mà lại giải quyết theo "luật rừng", gây ra nhiều tệ nạn hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #523609   23/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Khi nào Việt Nam mới có “văn hóa kiện tụng"

    Có khi nhiều tòa tự đặt ra quy định hoặc giải thích quy định theo hướng gây khó khăn cho người dân, thuận tiện cho mình. Đây là tình trạng mà TAND tối cao nên xử lý nghiêm, bởi nó cản trở quyền tiếp cận công lý của người dân.
     
    Báo quản trị |  
  • #524232   30/07/2019

    Caolam266
    Caolam266

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2019
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 55 lần


    Có những chuyện mặc dù rất càn thiết để đòi lại công bằng nhưng người ta lại sợ các thủ tục rắc rối, chi phí thuê luật sư và ngại cả việc thua kiện chỉ vì không đủ "mạnh" so với người bị kiện. dù sao thì ở đâu cũng vậy chứ mình nghĩ không riêng gì việt nam, chỉ có những nước tiên tieesn hơn thì nó sẽ hạn chế nhwungx tình trạng trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #527479   02/09/2019

    Cảm ơn các thông tin rất bổ ích mà bạn đã cung cấp. Theo quan điểm cá nhan của mình thì việc người Việt Nam không có văn hóa kiện tụng phần lớn vì họ không muốn mất tình làng nghĩa xóm, không muốn mất thời gian trong quá trình kiện , sợ bị phiền phức.

     
    Báo quản trị |