Hợp đồng không có Quốc hiệu liệu có vô hiệu?

Chủ đề   RSS   
  • #272197 27/06/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Hợp đồng không có Quốc hiệu liệu có vô hiệu?

    Trong thực tiễn soạn thảo và ký kết hợp đồng, xưa nay chúng ta vẫn với thói quen đưa Quốc hiệu lên đầu tiên:

    “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"

    Có quan điểm cho rằng: “công tư bất phân”, hợp đồng nào trên lãnh thổ Việt Nam đều được pháp luật và quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện nên buộc phải có Quốc hiệu.

    Tuy nhiên, có một số người cho rằng hợp đồng tư (Dân sự) không ảnh hưởng gì đến yếu tố công quyền nên không cần ghi Quốc hiệu.

    Liệu việc không ghi Quốc hiệu trong hợp đồng có sai về mặt hình thức và dẫn đến hơp đồng vô hiệu hay không?

    Rất mong thành viên Dân Luật cùng chia sẻ ý kiến!

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 27/06/2013 07:14:45 CH
     
    33583 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #272201   27/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Bạn  đặt ra câu hỏi gai góc thế.

    Em cũng xin nhân topic té nước theo mưa phát. Em thì hỏi rằng nếu cũng có quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", nhưng không dùng thêm cụm câu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" thì liệu có bị sao không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #272203   27/06/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tôi cũng có học luật đại cương, nhưng không thấy quy định nội dung hợp đồng phải có những thứ tào lao đó; nội dung chủ yếu của Hợp đồng bao gồm những thứ gì? 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #272204   27/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Tôi cũng có học luật đại cương, nhưng không thấy quy định nội dung hợp đồng phải có những thứ tào lao đó; nội dung chủ yếu của Hợp đồng bao gồm những thứ gì? 

    Em đã bảo vấn đề mà bạn phamthanhhuu nêu lên là khá gai góc rồi mà;))

     
    Báo quản trị |  
  • #272216   27/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    Tôi giám chắc với các bạn là từ trước đến giờ chẳng có trường hợp nào mà trong hợp đồng dân sự không có quốc hiệu thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu cả, vì việc ghi hay không ghi quốc hiệu chỉ là quyền của các bên không có bất cứ quy phạm nào bắt buộc cả, Tòa sẽ chẳng có căn cứ nào để tuyên vô hiệu khi thiếu quốc hiệu.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (27/06/2013) chaulevan (27/06/2013)
  • #272220   27/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tôi vay các bạn 100 triệu đồng. Tôi chỉ ghi vào cuốn sổ ghi nợ của các bạn nội dung: "Ngày... tháng.... năm..., tôi là BachThanhDC có vay của bạn A số tiền 100.000.000 đồng, tôi đã nhận đủ số tiền trên. Hẹn đến ngày... tháng... năm sẽ trả hết". Xong tôi ký tên mình vào đó.

    Vậy HĐ này có vô hiệu không nhỉ?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (27/06/2013) anhminhnguyen (27/06/2013)
  • #272254   28/06/2013

    BachThanhDC viết:

    Tôi vay các bạn 100 triệu đồng. Tôi chỉ ghi vào cuốn sổ ghi nợ của các bạn nội dung: "Ngày... tháng.... năm..., tôi là BachThanhDC có vay của bạn A số tiền 100.000.000 đồng, tôi đã nhận đủ số tiền trên. Hẹn đến ngày... tháng... năm sẽ trả hết". Xong tôi ký tên mình vào đó.

    Vậy HĐ này có vô hiệu không nhỉ?

    Trường hợp ví dụ của BachThanhDC : Nếu thay tiền đồng thành USD, ví dụ :

    Tôi vay các bạn 100 ngàn USD. Tôi chỉ ghi vào cuốn sổ ghi nợ của các bạn nội dung: "Ngày... tháng.... năm..., tôi là BachThanhDC có vay của bạn A số tiền 100.000 USD tôi đã nhận đủ số tiền trên. Hẹn đến ngày... tháng... năm sẽ trả hết". Xong tôi ký tên mình vào đó.

    -Nếu có ghi tiêu đề thì vô hiệu vì luật VN cầm giao dịch bằng USD.

    -Nếu không ghi tiêu đề thì chưa chắc vì lúc ký có thể lập ở nước ngoài (người cho vay là việt kiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #272222   27/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Trường hợp của anh BachThanhDC thì người ta chưa cần xét tính thể thức hợp đồng đó có vô hiệu hay không, mà vấn đề mấu chốt ở đây là Hợp đồng giữa 2 bên thì khi có tranh chấp cơ quan thẩm quyền sẽ xác định xem chữ kỹ của bên kia có đúng không.

    Mà em chưa thấy cái luật bất thành văn nào cho phép chữ ký tức là bên kia đồng ý hợp đồng. Nhỡ đâu em không vay của cô gái Nguyễn Vân Anh số tiền 100 triệu đồng, nhưng đùng một cái cô ấy cho xã hội đen đến nhà em để trán áp bắt phải trả tiền.

    Khi em tố cáo ra cơ quan công ty thì cô Nguyễn Vân Anh nói là em có giấy viết tay vay mượn của cô ta 100 triệu đồng. Mà chữ ký trên giấy vay thì hệt như chữ ký của em bởi vì công ty em có nhiều công văn phải gửi mà em đều phải ký tên, nên dễ dàng bị bắt chước.

    Mà đã ký giống được rồi thì coi là xong, cơ quan giám định nếu có vào cuộc thì cũng xác minh là em có ký. Thế thì, từ người vô tội em bỗng đã trở thành con nợ 100 triệu đồng với khoản nợ trên chời rơi xuống. Em thấy con người phát minh ra cái ký tên là rất chuối nhé

    Nên em mới có topic như đã nêu: "Các bạn có thể tự tạo ra đặc điểm bảo an cho Hợp đồng, văn bản công ty không khi mà con dấu, chữ ký cũng có thể được làm giả được hết" ( http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/showposts.aspx?PostID=270983

     
    Báo quản trị |  
  • #272230   27/06/2013

    thuongnhaudedo
    thuongnhaudedo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hình như bác BachThanhDC và  QuyetQuyen945 hơi hấp tấp đó nha! 

    Mình phải chia hợp đồng dân sự thành 3 loại sau rồi hãy bàn luận:

    Một là: hợp đồng ký kết giữa hai tổ chức kinh tế với nhau

    Hai là: hợp đồng ký kết giữa tổ chức kinh tế với cá nhân

    Ba là: hợp đồng giữa cá nhân với cá nhân (cái này thì ko cần Quốc hiệu cũng được)

     
    Báo quản trị |  
  • #272246   28/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ôi, đang nói đến hợp đồng một cách chung chung, và tôi cũng chỉ thảo luận ở khía cạnh chung chung đó thôi. Chứ mổ xe ra thế làm gì cho mệt hả bạn thuongnhaudedo.

    anhminhnguyen: bạn đọc kỹ cái ví dụ của tôi thêm tý. Nội dung đó đã bao hàm việc tôi vay là có thật, việc tôi viết giấy nhận nợ, ký xác nhận cũng là có thật và tự nguyện. Sao lại phải đặt ra giả thiết là bị ép buộc.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (28/06/2013)
  • #272251   28/06/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Các bác cứ thì là mà rằng cãi nhau ỏm tỏi lên làm giề. Theo "ngu ý" của em thì cứ lôi luật ra mà đối chiếu là giải quyết xong vấn đề thôi.

    Em nhớ không lầm thì hồi xưa ôm BLDS học gạo nó có cái điều gì đó mà định nghĩa là "Giao dịch dân sự là hành lý pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng...." Như vậy, hợp đồng là 1 giao dịch dân sự.

    Luật dân sự có quy định rõ, giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm 1 trong các điều kiện: hình thức, nội dung, ép buộc...

    Vô hiệu thì có vô hiệu toàn bộ, vô hiệu 1 phần...

    Luật dân sự không quy định về vấn đề hợp đồng (nói chung) nếu không có quốc hiệu thì vô hiệu nên em "suy diễn" rằng thiếu quốc hiệu hợp đồng vẫn không vô hiệu.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (28/06/2013)
  • #272261   28/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Thật ra trước kia em cũng có suy nghĩ như anh BachThanhDC đó. Nhưng hôm qua em tình cờ đọc được Nghị định 110/2004/NĐ-CP thì giật mình. Không biết suy nghĩ của mình trước kia có sai không nữa nên mới lập ra topic này. Cụ thể như sau:

    Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

    1. Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).

    Điều 4. Hình thức văn bản

    2. Văn bản hành chính

    Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công".

    Điều 5. Thể thức văn bản

    1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

    a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:

    - Quốc hiệu;

    - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

    - Số ký hiệu của văn bản;

    - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;

    - Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;

    - Nội dung văn bản;

    - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

    - Dấu của cơ quan, tổ chức;

    - Nơi nhận;

    - Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).

    Mong các bác giúp em nhé! Mà thật ra nhiều người cũng rối cái này lắm đó. Nên các bác giúp em là cũng như giúp nhiều người đấy.

     
    Báo quản trị |  
  • #272294   28/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    phamthanhhuu viết:

    Mong các bác giúp em nhé! Mà thật ra nhiều người cũng rối cái này lắm đó. Nên các bác giúp em là cũng như giúp nhiều người đấy.

    Cái của bạn chỉ là thể thức của VB QPPL hoặc VBHC thôi, ai dám bảo Hợp đồng là 1 trong hai loại này mà bắt buộc phải có quốc hiệu vào đấy !?

    Điều 5. Thể thức văn bả

    1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

    2. Thể thức văn bản chuyên ngành

    3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.

     

    Nghị định này chỉ điều chỉnh thể thức của 4 loại văn bản trên. Không điều chỉnh văn bản giao dịch của tổ chức, cá nhân với nhau.

    Tóm lại là không có văn bản nào quy định về hình thức của Hợp đồng phải có tiêu chi quốc hiệu cả. Kể cả HĐ của tổ chức kinh tế với tố chức kinh tế, hoặc HĐ của tổ chức kinh tế với cá nhân như comment của thành viên nào đấy.

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #272305   28/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Cái này là do ThanhHuu đọc cái Điều 4, khái niệm VBHC ở Điều 4 nó lại liệt kê vào 2 từ "Hợp đồng" đó boy à.

    Thật ra chẳng ai giám khẳng định hai từ "Hợp đồng" là hợp đồng dân sự cả bởi vì nếu hợp đồng dân sự mà được xem là văn bản hành chính thì ... loạn lên mất.

    Một điều nữa tôi muốn nói với bạn ThanhHuu là, theo quy định của BLDS thì hợp đồng dân sự có thể bị vô hiệu trong trường hợp vi phạm về mặt hình thức (Điều 134) chứ không có quy định nào sẽ vô hiệu khi vi phạm về thể thức.

    Đó là chưa nói, hợp đồng dân sự còn đươc thể hiện dưới hình thức là: Lời nói, hành vi cụ thể, vậy thử hỏi vói hai hình thức này trước khi thực hiện hợp đồng thì các bên có phải ghi quốc hiệu hay đọc quốc hiệu trước không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #272306   28/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    boyluat viết:

     

    phamthanhhuu viết:

     

    Mong các bác giúp em nhé! Mà thật ra nhiều người cũng rối cái này lắm đó. Nên các bác giúp em là cũng như giúp nhiều người đấy.

     

     

    Cái của bạn chỉ là thể thức của VB QPPL hoặc VBHC thôi, ai dám bảo Hợp đồng là 1 trong hai loại này mà bắt buộc phải có quốc hiệu vào đấy !?

    Điều 5. Thể thức văn bả

    1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

    2. Thể thức văn bản chuyên ngành

    3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.

     

    Nghị định này chỉ điều chỉnh thể thức của 4 loại văn bản trên. Không điều chỉnh văn bản giao dịch của tổ chức, cá nhân với nhau.

    Tóm lại là không có văn bản nào quy định về hình thức của Hợp đồng phải có tiêu chi quốc hiệu cả. Kể cả HĐ của tổ chức kinh tế với tố chức kinh tế, hoặc HĐ của tổ chức kinh tế với cá nhân như comment của thành viên nào đấy.

     

     

    boyluat viết:

     

     

    phamthanhhuu viết:

     

    Mong các bác giúp em nhé! Mà thật ra nhiều người cũng rối cái này lắm đó. Nên các bác giúp em là cũng như giúp nhiều người đấy.

     

     

    Cái của bạn chỉ là thể thức của VB QPPL hoặc VBHC thôi, ai dám bảo Hợp đồng là 1 trong hai loại này mà bắt buộc phải có quốc hiệu vào đấy !?

    Điều 5. Thể thức văn bả

    1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

    2. Thể thức văn bản chuyên ngành

    3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.

     

    Nghị định này chỉ điều chỉnh thể thức của 4 loại văn bản trên. Không điều chỉnh văn bản giao dịch của tổ chức, cá nhân với nhau.

    Tóm lại là không có văn bản nào quy định về hình thức của Hợp đồng phải có tiêu chi quốc hiệu cả. Kể cả HĐ của tổ chức kinh tế với tố chức kinh tế, hoặc HĐ của tổ chức kinh tế với cá nhân như comment của thành viên nào đấy.

     

     

     

    chào anh! Anh xem lại văn bản nhé! Trong nghị định này nói hợp đồng là văn bản hành chính đó. Em đã bôi vàng  mà anh!

     
    Báo quản trị |  
  • #272309   28/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    phamthanhhuu viết:

    chào anh! Anh xem lại văn bản nhé! Trong nghị định này nói hợp đồng là văn bản hành chính đó. Em đã bôi vàng  mà anh!

    Chắc ý của nhà làm luật trong trường hợp này là Hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #272287   28/06/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà, đang đọc định dẫn cái Nghị định chết tiệt đó thì bạn Hữu đã dẫn mất. Hồi trước mình cũng đã có tranh luận về vấn đề này.

    Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì chẳng hề đòi hỏi có cái đó, hơn nữa nếu ký với đối tác nước ngoài mà lỡ ở trên thì Quốc hiệu VN ở dưới thì áp dụng luật Singapore (ví dụ vậy) thì rõ ràng thấy nó lủng củng về mặt hình thức thế nào ấy. Còn nữa lỡ công ty sử dụng giấy tiêu đề có in hình logo công ty mà quốc hiệu lại nằm ở dưới thì rõ ràng là "phạm thượng" 

    Vì thế theo quan điểm của mình là vẫn không cần, có điều phải hủy cái Nghị định chết tiệt kia đi vì nó can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhân danh nước VN khi ký kết hợp đồng đâu mà phải viện dẫn Quốc hiệu vào. Nhưng đối với các văn bản hành chính của cơ quan nhà nước thì nhất thiết phải có để biết họ đang nhân danh ai.

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (28/06/2013)
  • #272308   28/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Hình như không một ai hiểu hàm ý của em trong post đã viết trên.

    Xin quote lại: 

    Trường hợp của anh BachThanhDC thì người ta chưa cần xét tính thể thức hợp đồng đó có vô hiệu hay không, mà vấn đề mấu chốt ở đây là Hợp đồng giữa 2 bên thì khi có tranh chấp cơ quan thẩm quyền sẽ xác định xem chữ kỹ của bên kia có đúng không.

    Mà em chưa thấy cái luật bất thành văn nào cho phép chữ ký tức là bên kia đồng ý hợp đồng. Nhỡ đâu em không vay của cô gái Nguyễn Vân Anh số tiền 100 triệu đồng, nhưng đùng một cái cô ấy cho xã hội đen đến nhà em để trán áp bắt phải trả tiền.

    Khi em tố cáo ra cơ quan công ty thì cô Nguyễn Vân Anh nói là em có giấy viết tay vay mượn của cô ta 100 triệu đồng. Mà chữ ký trên giấy vay thì hệt như chữ ký của em bởi vì công ty em có nhiều công văn phải gửi mà em đều phải ký tên, nên dễ dàng bị bắt chước.

    Mà đã ký giống được rồi thì coi là xong, cơ quan giám định nếu có vào cuộc thì cũng xác minh là em có ký. Thế thì, từ người vô tội em bỗng đã trở thành con nợ 100 triệu đồng với khoản nợ trên chời rơi xuống. Em thấy con người phát minh ra cái ký tên là rất chuối nhé

    Nên em mới có topic như đã nêu: "Các bạn có thể tự tạo ra đặc điểm bảo an cho Hợp đồng, văn bản công ty không khi mà con dấu, chữ ký cũng có thể được làm giả được hết" ( http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/showposts.aspx?PostID=270983

     
    Báo quản trị |  
  • #272325   28/06/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    anhminhnguyen viết:

    Hình như không một ai hiểu hàm ý của em trong post đã viết trên.

    Xin quote lại: 

    Trường hợp của anh BachThanhDC thì người ta chưa cần xét tính thể thức hợp đồng đó có vô hiệu hay không, mà vấn đề mấu chốt ở đây là Hợp đồng giữa 2 bên thì khi có tranh chấp cơ quan thẩm quyền sẽ xác định xem chữ kỹ của bên kia có đúng không.

    Mà em chưa thấy cái luật bất thành văn nào cho phép chữ ký tức là bên kia đồng ý hợp đồng. Nhỡ đâu em không vay của cô gái Nguyễn Vân Anh số tiền 100 triệu đồng, nhưng đùng một cái cô ấy cho xã hội đen đến nhà em để trán áp bắt phải trả tiền.

    Khi em tố cáo ra cơ quan công ty thì cô Nguyễn Vân Anh nói là em có giấy viết tay vay mượn của cô ta 100 triệu đồng. Mà chữ ký trên giấy vay thì hệt như chữ ký của em bởi vì công ty em có nhiều công văn phải gửi mà em đều phải ký tên, nên dễ dàng bị bắt chước.

    Mà đã ký giống được rồi thì coi là xong, cơ quan giám định nếu có vào cuộc thì cũng xác minh là em có ký. Thế thì, từ người vô tội em bỗng đã trở thành con nợ 100 triệu đồng với khoản nợ trên chời rơi xuống. Em thấy con người phát minh ra cái ký tên là rất chuối nhé

    Nên em mới có topic như đã nêu: "Các bạn có thể tự tạo ra đặc điểm bảo an cho Hợp đồng, văn bản công ty không khi mà con dấu, chữ ký cũng có thể được làm giả được hết" ( http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/showposts.aspx?PostID=270983

     

    Thế giám định dùng để làm gì thế bạn này nhỉ? Không phải chữ kí "người trần mắt thịt" nhìn thấy giông giống là tự dưng bạn sẽ mang khoản nợ đâu, vì nếu bạn đưa ra tòa yêu cầu chưng cầu giám định sẽ sẽ có người chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giám định cho bạn.

     

    Còn nhiều yếu tố để xác minh 1 HĐ là có thật hay không chứ đâu chỉ có mỗi cái yếu tố chữ kí. TH lừa đảo thế này thì xin thưa là xảy ra trong thực tế người ta vác đơn kiện ngược lại ngay, ở đó mà ngồi dễ dàng đau khổ chịu thành con nợ.

     

    Những cái đặc điểm bảo an kia xin thưa rồi cũng có cách làm giả thôi, mà khi làm giả cũng phải đưa ra giám định cả, khi đó thì nó khác gì cái chữ kí đâu mà phải tự làm rối.

     
    Báo quản trị |  
  • #272321   28/06/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Về vấn đề quốc hiệu:

    BLDS:

    Ðiều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     

    Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

    Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

     

    Không có quốc hiệu thuộc về 1 phạm trù của hình thức, như vậy trừ khi có quy định pháp luật HĐ yêu cầu bắt buộc phải có quốc hiệu, nếu không sẽ không vô hiệu. Đơn giản như vậy thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maiphd vì bài viết hữu ích
    luongvt99 (04/08/2016)