Dear Bạn!
Trường hợp này người chồng bị bệnh tâm thần nên được xem là người mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên phải có quyết định tuyên bố của tòa án dựa trên cơ sở kết luận giám định của pháp y tâm thần. Nếu chưa có thì người vợ có thể có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố.
Theo quy định của pháp luật "Người mất năng lực hành vi dân sự" là người sẽ được người khác giám hộ nhằm bảo vệ quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan cho chính họ. Trong trường hợp này, người chồng mất năng lực hành vi dân sự nên Người vợ là người giám hộ đương nhiên.
Tuy nhiên người vợ phải đáp ứng được các điều kiện về cá nhân làm người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự thì mới được trở thành người giám hộ:
Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ - Luật dân sự 2015
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Nếu người vợ đáp ứng được các điều kiện để trở thành người giám hộ như đã phân tích ở trên thì Người vợ có quyền của của một người giám hộ, trong đó có quyền đại diện cho người chồng trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Điều 58. Quyền của người giám hộ - Luật dân sự 2015
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Đại diện theo ủy quyền là một nội dung trong giao dịch dân sự, vì vậy người vợ có quyền ủy quyền cho người khác, nhưng phải đúng với quy định của pháp luật về đại diện ủy quyền.
Zalo: 0978 577 520 | Mail: nhungvtb.lawyer@gmail.com
HỖ TRỢ TƯ VẤN và THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ
---------------------------------------------------
+ Chấp nhận CHO ĐI rồi mới NHẬN LẠI;
+ Khát khao truyền CẢM HỨNG và cho ĐAM MÊ;
+ Luôn và không ngừng ĐI để ĐẾN;
+ Kết quả luôn phải là sự THAY ĐỔI để KHÁC BIỆT và HIỆU QUẢ vì Khách hàng;
+ Tôn trọng đối tác và trên cơ sở các bên đều CÓ LỢI;
+ Khẳng định tầm quan trọng của KỸ NĂNG hơn LÝ THUYẾT;
+ Luôn cung cấp dịch vụ tư vấn CHUYÊN NGHIỆP đến Khách hàng;
+ Cam kết về UY TÍN, CHẤT LƯỢNG đối với mọi hoạt động của mình.