Hỏi về vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #13620 23/06/2008

    pvfc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 895
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp

    Các anh chị cho tôi hỏi chút nhé: Công ty tôi là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Hiên nay khách hàng vay vốn tại công ty tôi trong qua trình thực hiện dự án lại muốn chuyển việc thực hiện đó cho Chi nhánh của mình. Việc uỷ quyền bao gồm cả thực hiện dự án và thực hiện ký các thủ tục rút vốn tại công ty tôi. Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh và kế toán trưởng uỷ quyền cho kế toán Chi nhánh. Vậy tôi xin hỏi việc uỷ quyền như vây có hợp pháp không, đặc biệt là việc Kế toán trưởng Tổng công ty uỷ quyền cho kế toán Chi nhánh có được không? có văn bản nào quy định về việc uỷ quyền của kế toán trưởng không?
    Xin trân trọng cảm ơn!
    Cập nhật bởi navelvu ngày 26/02/2010 08:13:37 AM
     
    92765 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pvfc vì bài viết hữu ích
    bridgestone (01/10/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #13621   23/06/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


        Bạn cần lưu ý việc ủy quyền không làm thay đổi chủ thể tham gia giao dịch với bên thứ ba.
    Bộ luật Dân sự năm 2005:
        Khoản 3 Điều 86: Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.
        Điều 139. Đại diện
        1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
        2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
        3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền.
        4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.
        5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này.
        Điều 140. Đại diện theo pháp luật
        Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
        Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền
        1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
        2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.
        Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền
        1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
        2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
        Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền
        Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
        Điều 582. Thời hạn uỷ quyền
        Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
        Điều 583. Uỷ quyền lại
        Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
        Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.
        Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
        Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền
        Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
        1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;
        2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;
        3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;
        4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
        5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
        6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
        Điều 585. Quyền của bên được uỷ quyền
    Bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:
    1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;
    2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền.
        Điều 586. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền
        Bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
        1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc;
        2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;
        3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.
        Điều 587. Quyền của bên uỷ quyền
        Bên uỷ quyền có các quyền sau đây:
        1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền;
        2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;
        3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 584 của Bộ luật này.
     
    Báo quản trị |  
  • #13622   26/06/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Ủy quyền thì cứ ủy quyền, nhưng bạn phải kiểm tra và lưu văn bản ủy quyền. Về phía bạn chỉ việc "níu áo" ai đứng tên trên hợp đồng vay. Nếu không, thì phải có văn bản chuyển giao nghĩa vụ một cách rõ ràng!
     
    Báo quản trị |  
  • #29623   29/07/2008

    htndiem2000
    htndiem2000

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người đại diện ký thanh lý hợp đồng

    Dear Mr. (Mrs.),

    Vui lòng cho Diễm hỏi câu hỏi như sau:

    Tổng Công ty đặt văn phòng tại Hà Nội, chi nhánh tại TPHCM, Phó tổng GĐ kiêm Trưởng chi nhánh được quyền điều hành mọi công việc phát sinh tại TPHCM. Vậy, khi Phó TGĐ kiêm Trưởng CN ký hợp đồng thuê chuyên gia để phục vụ cho 1 phòng ban nào đó tại TPHCM, nếu Phó TGĐ không muốn ký thanh lý hợp đồng thì  Trưởng phòng của phòng ban đó có được ký thanh lý hợp đồng không? và thủ tục để làm được điều đó như thế nào? Căn cứ theo điều khoản, thông tư nào để làm điều đó?

    Trân trọng.
    Huỳnh Thị Ngọc Diễm
     
    Báo quản trị |  
  • #29624   26/04/2008

    LS_TheMinh
    LS_TheMinh
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (127)
    Số điểm: 691
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Người có thẩm quyền ký thanh lý hợp đồng

    Kính gửi bạn Diễm,
    Phó Tổng Giám đốc kiêm Trương chi nhánh tại TP.HCM nếu được Tổng Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản thì là người có thẩm quyền ký kết và thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia.
    Trưởng phòng của phòng ban đó không có thẩm quyền ký thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia mà chỉ được đề nghị với Phó Tổng Giám đốc thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia.
    Chào bạn
    Luật sư Trương Thế Minh

    Luật sư Trương Thế Minh

    Di động 0909097070

    Email: minh@luatsuminh.com

    www.luatsuminh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #29625   05/06/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Ủy quyền lại ?

        Bộ luật Dân sự năm 2005:
        Điều 583. Uỷ quyền lại
        Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
        Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.
        Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
     
    Báo quản trị |  
  • #29893   06/08/2009

    john16789
    john16789

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giấy uỷ quyền của giám đốc cho một phó giám đốc về việc ký bảo lãnh cho giám đốc có cần công chứng không?

    Tôi là giám đốc của một doanh nghiệp. Tôi có thể uỷ quyền cho phó giám đốc dùng tài khoản của công ty do tôi làm đại diện ký bảo lãnh (dùng tài khoản của doanh nghiệp bảo lãnh cho cá nhân tôi) được không. Nếu làm thế thủ tục uỷ quyền có phải công chứng, chứng thực không?. Xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #29894   22/07/2008

    ntttrang
    ntttrang

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2008
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Giấy uỷ quyền của giám đốc cho một phó giám đốc về việc ký bảo lãnh cho giám đốc có cần công chứng không?

    Theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác), giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nên giám đốc mới có tư cách đứng ra ký các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự nhân danh doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng quy định về chế độ ủy quyền. Theo đó, người nhận ủy quyền sẽ được thực hiện các công việc thuộc về quyền hạn của người ủy quyền.

    Trong doanh nghiệp, nếu giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc thì phó giám đốc sẽ có một số quyền của giám đốc. Nếu giám đốc giao nhiệm vụ cho phó giám đốc thực hiện thường xuyên việc ký kết một loại hợp đồng thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ, ghi rõ được ký những hợp đồng nào, trị giá đến đâu (khi hợp đồng đó có giá trị tính bằng tiền), thời hạn ủy quyền và những quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền.

    Việc ủy quyền có thể được đưa ra hội nghị thành viên để lấy ý kiến. Trong trường hợp này, sự nhất trí của hội đồng thành viên về việc ủy quyền sẽ được ghi vào biên bản hội nghị. Việc phân công cũng có thể được thể hiện bằng văn bản phân công của giám đốc cho phó giám đốc. Tuy nhiên cần lưu ý, cả hai loại văn bản này chỉ mang tính nội bộ. Vì vậy để việc ủy quyền được các cơ quan có liên quan chấp thuận(Ngân Hàng), giám đốc phải có văn bản ủy quyền hợp lệ cho phó giám đốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #29895   13/09/2008

    tuandtr
    tuandtr

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo lãnh

    Chào các anh chị! Cho em hỏi một vấn đề nhỏ này một chút:
    Trong điều lệ công ty không quy định về việc giám đốc có được quyền bảo lãnh cho Phó giám đốc vay vốn cá nhân hay không. Vậy, giám đốc có được quyền bào lãnh cho Phó giám đốc không.
     
    Báo quản trị |  
  • #29896   06/08/2009

    thanh35
    thanh35

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho tui hỏi chút xíu, giấy uỷ quyền của giám đốc cho phó giám đốc ký các hợp đồng kinh tế phải làm theo mẫu như thế nào nhỉ? Quy định quyền hạn và trách nhiệm như thế nào nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #29998   15/08/2008

    saigonluat
    saigonluat

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 273
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    PGĐ ký hợp đồng không có ủy quyền thì HĐ có hiệu lực không

    Việc phó giám đốc ký hợp đồng không có văn bản ủy quyền, nhưng giám đốc biết việc này, vậy hợp đồng này có vô hiệu không ? Việc này có nghị quyết hướng dẫn đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #29999   15/08/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    PGĐ ký HĐ nhưng không có sự ủy quyền từ GĐ

    Bạn có thể đọc tham khảo bài viết này
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?ct=TVQD&id=2252

    Kể cũng lạ thật, khi ký kết hợp đồng mà người ký không phải là Giám đốc cty thì phía bên đối tác giao kết với mình cũng yêu cầu phải có giấy ủy quyền mà ta ..........
     
    Báo quản trị |  
  • #30000   17/08/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Đúng là có Nghị quyết của HĐTPTANDTC hướng dẫn về vấn đề này

    Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TA NDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế đã hướng dẫn vấn đề của bạn Saigonluat như sau:

    2. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi: "Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền...".

    Để phù hợp với tinh thần quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt là người có thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếu người đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối.

    Được coi là người có thẩm quyền đã biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đấy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).

    b. Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân...).

    c. Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế...).

    d. Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe ôtô để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...).

     
    Báo quản trị |  
  • #30047   26/08/2008

    thunguyen2011
    thunguyen2011

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 610
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin được tư vấn về việc ủy quyền ký duyệt trong doanh nghiệp nước ngòai

    Công ty chúng tôi là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của Nhật , hiện nay đang trong qua 1trình chuyển giao công nghệ cho người Việt Nam trực tiếp quản lý , nhưng có một vài vấn đề liên quan đến việc ký duyệt chứng từ ,giấy tờ liên quan đến nhà nước như :

    1.      Hợp đồng lao động

    2.      Đơn xin thôi việc

    3.      Quyết định thôi việc

    4.      Sổ bảo hiểm xã hội

    5.      Tờ khai bảo hiểm xã hội

    6.      Sổ lao động 

    7.      Quyết định xử lý kỷ luật  

    8.      Phiếu đề nghị cho thôi việc

    9.      Thanh lý HĐLĐ

    10.  Các báo cáo lao động  và công văn khác gửi sở  

    11. V.V..

    Những nội dung chúng tôi nêu trên , nếu chủ doanh nghiệp ( Tổng Giám Đốc – người Nhật ) có thể ủy quyền cho người Việt Nam ( chức vụ :  giám đốc hành chánh , Giám Đốc sản xuất , Giám Đốc kỹ thuật ) ký hay hay không ? hoặc những mục nào được phép và những mục nào thì không được ? có thông tư nào hướng dẫn cụ thể hay không ?

    Trường hợp “ người được  ủy quyền” ký duyệt thì phải chịu trách nhiệm thay cho “người ủy quyền  hay trách nhiệm thuộc về “người ủy quyền

     
    Báo quản trị |  
  • #30048   26/08/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    vv/Ủy quyền

    Tổng Giám Đốc (Người ủy quyền) có thể ủy quyền tòan bộ hay một phần quyền hạn của mình cho một hoặc nhiều người. Như vậy không có giới hạn về lĩnh vực và số người ở đây tùy theo công việc và nhu cầu phân công của Công ty bạn.
    Người ủy quyền chịu trách nhiệm về mọi cam kết của người được ủy quyền đã thực hiện trong phạm vi đã ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện công việc ngòai phạm vi đã ủy quyền.
    Trường hợp của Công Ty bạn việc ủy quyền phải được lập bằng văn bản ghi rõ nội dung ủy quyền để xuất trình cho các cơ quan khi có yêu cầu.
    Không có Thông tư nào hướng dẫn về vấn đề này cả. Việc ủy quyền đã được quy định rất rõ từ điều 581 đến điều 589 Bộ Luật Dân Sự.
     
    Báo quản trị |  
  • #30049   27/08/2008

    thunguyen2011
    thunguyen2011

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 610
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin dược cung cấp văn bản liên quan

    Luật sư có thể cung cấp cho tôi điều 581 & 589 bộ luật dân sự mà đã nêu , và mẫu Ủy quyền , mẫu Cam kết của người được ủy quyền để chúng tôi tham khảo .
     
    Báo quản trị |  
  • #30050   27/08/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần



    Tôi xin phép không đi sâu vào nội dung thảo luận của các bạn, tôi chỉ gúp các bạn tìm về đây các qui định liên quan trong  BLDS mà các bạn quan tâm :

    MỤC 12
    HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

    Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền

    Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 582. Thời hạn uỷ quyền

    Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

    Điều 583. Uỷ quyền lại

    Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

    Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.

    Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.

    Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

    Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

    2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

    3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

    4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;

    5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

    6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

    Điều 585. Quyền của bên được uỷ quyền

    Bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;

    2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền.

    Điều 586. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền

    Bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc;

    2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

    3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

    Điều 587. Quyền của bên uỷ quyền

    Bên uỷ quyền có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền;

    2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;

    3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 584 của Bộ luật này.

    Điều 588. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

    1. Trong trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

    Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

    2. Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền.

    Điều 589. Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền

    Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;

    2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

    3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này;

    4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2005/200506/200506140011
     
    Báo quản trị |  
  • #30070   06/11/2008

    tranlelanthuy
    tranlelanthuy

    Female
    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Muốn ủy quyền cho 2 người được không?

    Tôi là Giám Đốc 1 Công ty, khi đi công tác tôi muốn uỷ quyền lại cho 1 người, nhưng tôi muốn uỷ quyền thêm cho 1 người khác nửa (nếu người uỷ quyền thứ 1 bị sự cố gì không thể điều hành công ty được) vậy có được không ?phải làm 2 giấy uỷ quyền hay 1 giấy uỷ quyền có tên 2 người ?
     
    Báo quản trị |  
  • #30071   28/08/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo quy định của luật thì không cấm bạn ủy quyền cho nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn ủy quyền cùng một lúc cho 2 người thì bạn phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi thực hiện công việc của 2 người được ủy quyền trong phạm vi ủy quyền.
    Theo tôi, bạn nên ủy quyền cho một người chính, trong trường hợp người đó đi vắng hoặc gặp sự cố thì người thứ hai được thực hiện công việc mà bạn ủy quyền thì sẽ hợp lý và dễ quy trách nhiệm hơn. Bạn chỉ cần làm một giấy ủy quyền, nhưng nếu cần thiết vẫn có thể làm 2 giấy ủy quyền, nhưng người thứ hai nên qui định trường hợp nào thì mới được thực hiện ủy quyền.
     
    Báo quản trị |  
  • #30072   12/09/2008

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Muốn ủy quyền cho 2 người được không?

    Bạn hoàn toàn có quyền quyết định.
    Nếu ủy quyền cho 2 người thì bạn phải nêu rõ phạm vi ủy quyền cho từng người. Khi đó mỗi người sẽ chịu trách nhiệm đối với một công việc riêng biệt tách bạch nhau.
     
    Báo quản trị |  
  • #30073   05/11/2008

    hachi
    hachi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giấy ủy quyền cùng một lúc có tới 2 tổ chức được ủy quyền thì có được coi là hợp lệ hay không?

    Xin cho hỏi: Giấy ủy quyền cùng một lúc có tới 2 tổ chức được ủy quyền thì có được coi là hợp lệ hay không? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này trong văn bản pháp luật nào? Rất mong sớm nhận được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!
     
    Báo quản trị |