Hỏi về quyền thừa kế khi không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #433344 12/08/2016

    trinh.tran.144

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về quyền thừa kế khi không có di chúc

    Chào mọi người ạ, Em có một vấn đề nhỏ, mọi người có thể giải đáp giúp em được không ạ.

    Em có một người bạn, ba của bạn em đã mất được 2 năm nhưng không để lại di chúc (trước khi mất ba của bạn em có nói chuyện với 1 chú luật sư, nhưng không làm giấy tờ công chứng gì. Như vậy có được tính là di chúc miệng không ạ)

    Nhà bạn em còn có mẹ , 2 em gái, ông bà nội và cô dì chú bác bên nội. Theo luật thừa kế thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm ông bà, mẹ của bạn em, bạn em và 2 em gái. Còn các bác thì sống trên mảnh đất bố bạn em để lại. Vậy khi làm thủ tục thừa kế, các bác của bạn em có quyền tham gia vào không ạ. Ai là người kí vào thủ tục biên bản thừa kế. Và thủ tục thừa kế phải làm những gì ạ.

    Rất mong mọi người giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn ạ.

    Cập nhật bởi trinh.tran.144 ngày 12/08/2016 01:41:22 CH
     
    7321 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #436502   22/09/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp bạn nêu không coi là di chúc miệng và chắc luật sư mà người cha đã nói chuyện cũng biết như vậy. Do đó, khi chia di sản thừa kế thì chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kề thứ nhất như bạn đã đề cập. Ai có quyền thừa kế thì mới được tham gia. Các đồng thừa kế ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản, công chứng và căn cứ vào đó để tiến hành các thủ tục liên quan về chia di sản và làm thủ tục đăng ký chủ sở hữu (nhà đất) tại ủy ban sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính về thuế/phí đối với nhà nước.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    trinh.tran.144 (22/09/2016)
  • #436579   22/09/2016

    trinh.tran.144
    trinh.tran.144

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn câu trả lời của anh ạ. Và em còn 1 thắc mắc nữa là, nếu trong trường hợp ông bà của bạn em là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất lỡ không may mất đi, thì các bác của bạn em có được hưởng số thừa kế của ông bà hay không ạ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #436618   23/09/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Căn cứ theo thông tin bạn nêu thì ông bà còn sống tại thời điểm người cha (của người bạn) mất nên vẫn có quyền thừa kế di sản của người đã mất. Tài sản này đến lượt nó lại được coi là di sản của ông bà và người thừa kế của ông bà sẽ được hưởng.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #436641   23/09/2016

    trinh.tran.144
    trinh.tran.144

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Vậy nếu trong trường hợp ông bà mất đi mà ko để lại di chúc về tài sản thừa kế này, thì các bác của bạn em có được hưởng ko ạ.

    Trân Trọng !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #436832   26/09/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Như trên đã nêu, các bác của bạn được thừa kế di sản-là tài sản của ông bà để lại trước khi ông bà mất, trong đó bao gồm cả tài sản ông bà đáng ra được hưởng từ sự thừa kế di sản của con mình.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    trinh.tran.144 (26/09/2016)
  • #436835   26/09/2016

    trinh.tran.144
    trinh.tran.144

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn câu trả lời của anh ạ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #436860   26/09/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, phòng tư vấn của Công ty Luật LTDKINGDOM xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Trước hết, về vấn đề di chúc miệng:

    Theo pháp luật quy định tại điều 651, BLDS 2005 Di chúc miệng:

    “1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

    Vậy trong trường hợp của bạn, đối chiếu với khoản 5 điều 652, BLDS 2005 :” Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.” => việc bố của bạn bạn nói với Luật sư không được coi là di chúc miệng.

    Thứ hai, về việc chia di sản thừa kế theo pháp luật:

    Vì bố của bạn bạn thuộc trường hợp không để lại di chúc theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 675, BLDS 2005 thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Điều 676, BLDS 2005 quy định Người thừa kế theo pháp luật:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Vậy, người được hưởng thừa kế bao gồm có: Ông bà nội, mẹ của bạn bạn, bạn bạn, và 2 nguời em.

    Khi làm thủ tục thừa kế, chỉ có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất mới được tham gia Các đồng thừa kế ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản, công chứng và căn cứ vào đó để tiến hành các thủ tục liên quan về chia di sản và làm thủ tục đăng ký chủ sở hữu (nhà đất) tại ủy ban sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính về thuế/phí đối với nhà nước.

    Khi tiến hành thủ tục tại cơ quan công chứng, bạn của bạn cần chuẩn bị thành phần hồ sơ gồm:

    - Giấy CMND hoặc hộ chiếu của các đồng thừa kế;

    - Hộ khẩu;

    - Giấy chứng tử của bố của bạn bạn;

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận hôn nhân thực tế của bố mẹ bạn bạn;

    - Giấy khai sinh của bố bạn bạn để chứng minh quan hệ huyết thống với ông bà nội bạn bạn;

    - Giấy khai sinh của bạn và các anh em của bạn bạn (nếu có) để chứng minh thuộc diện thừa kế;

    - Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    trinh.tran.144 (27/09/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com