Chào các bạn !
Tôi là người học về luật bằng một con đường "rất" là tắt. Học bằng 2 của hệ đào tạo từ xa.
Hệ đào tạo từ xa học còn ít được thầy cô giảng hơn hệ tại chức và thời gian tập trung trong thời gian học cả khóa (đến khi lấy bằng) là 4 tháng; Thời gian còn lại là tự học !
Tuy nhiên tôi không bị tâm trạng lo lắng như các bạn đang học chính quy và chưa ra trường về tương lai sau khi tốt nghiệp (không phải vì tôi đã có việc làm), Mà vì tôi biết rõ : kiến thức mà thực tế đòi hỏi thì cần phải sâu, không cần phải rộng (nói thêm câu này để tránh bị bắt bẻ : dù sao biết nhiều càng tốt) !
Khi học, chúng ta phải học quá nhiều thứ mà khi ra trường có thể suốt đời không có dùng tới (hoặc chỉ sử dụng rất ít), sau đó là quên hết (thậm chí chưa ra trường đã quên).
Vì học quá nhiều, quá rộng nên kiến thức chúng ta thu thập được thường không sâu và không chuyên. Dẫn đến trong thực tế, chúng ta không tự tin; Chúng ta có thể nói, viết khá lưu loát, nhưng khi được giao làm thì thiếu tự tin vì sợ làm sai (thực tế là sẽ sai vì ta nắm không sâu), nhưng chúng ta chỉ cần làm vài lần thì sẽ rành hơn nhiều người làm đã vài năm nhưng không được đào tạo chuyên ngành luật.
Trong thực tế, tôi quen rất nhiều luật sư họ chỉ chuyên làm một vài chuyên "ngành" trong các "ngành" : dân sư; hình sư; Hành Chính; Lao động; Kinh doanh Thương Mại; Sở Hửu Trí Tuệ ....
Ít có luật sư nào dám "vụ gì cũng làm" vì rất nhiều rủi ro, dù họ có tốt nghiệp đạt loại giỏi, điểm trung bình các môn có "trên chín phẩy" .
Các bạn cứ xem những thành viên, được tôi và các bạn rất tín nhiệm và thầm ngưỡng mộ về kiến thức mà họ thể hiện trên diễn đàn, xem có thành viên nào tham gia ý kiến về tất cả các vấn đề trao đổi trên diễn đàn hay không? (nhất là bàn các vấn đề mà thực tế họ đang ít đụng chạm đến).
Tóm lại, ý tôi muốn nói : Ngoài việc phải học đầy đủ các môn theo yêu cầu, các bạn cần chọn cho mình một chuyên ngành mà mình yêu thích để tìm hiểu sâu, dù có thi hay không cũng thường xuyên học và tranh thủ làm thì sẽ giỏi (cây đinh cũng phải có mũi nhọn thì mới dùng được).
Nếu các bạn rèn luyện một ngành thật sâu (lúc phổ thông gọi là học lệch một môn) thì khi thực tập sẽ rất khác vì có cái để trao đổi với người khác khi đi thực tập và văn phòng giao việc cho bạn đúng chuyên ngành của bạn thì bạn sẽ tự tin làm và người giao việc cũng an tâm.
Tôi đã lén học về tố tụng và thừa kế của bạn QuyetQuyen; Luật đất đai từ bạn Tranvothienthu vì đây là 2 vấn đề tôi cần. Hiện tôi cũng đang lén học về hình sự từ bạn anhdv352 vì đơn giản trước đây tôi không cần lắm về vấn đề này nên bây giờ mới học. Muốn học thiếu gì cơ hội học, tín chỉ hay niên chỉ không quan trọng !
Bạn vietnguyenlaw nói :
Còn nhớ lần đầu tiên tôi đi phỏng vấn để thực tập, một luật sư nữ đã nói với tôi rằng: "em xem mọi người làm việc như thế nào, giúp đở họ khi họ cần, rồi muốn làm luật sư thì lên gặp chị"
Nếu như chúng ta có kiến thức sâu về một ngành nào đó thì đây sẽ là cơ hội.
Những câu hỏi : em học tín chỉ đúng không?. kiến thức các thầy cô dậy, em có thấy nó giống với thực tế không? Là những câu hỏi nhảm nhí không liên quan và gây hiểu lầm, thiếu tôn trọng thầy cô.
Những luật sư giỏi, muốn nâng cao trình độ và bằng cấp của mình thì không có cách gì khác hơn là phải nhờ các thầy, cô trong trường luật giảng dạy, lúc đó họ phải trả lời câu hỏi đó (tôi nghĩ lúc đó ít có luật sư nào nói thầy, cô dạy không đúng thực tế ) !
Đây là một bí mật nhỏ của tôi, nếu các bạn không dùng thì cũng đừng nói ai biết vì qua đó người khác sẽ biết tôi hiểu rất ít về luật!!!
Trân trọng !
Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 16/06/2013 06:26:01 CH
HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !