Học luật xong không biết làm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #229950 29/11/2012

    phunglan_ht

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 943
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 16 lần


    Học luật xong không biết làm gì?

    Sau 4 năm học tại đại học Luật Hà Nội, thật sự đến bây giờ tôi vẫn không biết mình học để làm gì và giờ phải làm gì với cái bằng cử nhân. Ra trường, xin đi học việc tại 1 văn phòng luật sư, khi bị hỏi về 1 số kiến thức, hầu như mình chỉ có thể trả lời 1 cách qua loa và máy móc. Các chị trong văn phòng nhìn mình và lắc đầu cười. Câu hỏi đầu tiên mà các chị hỏi là: em học tín chỉ đúng không? quả thật là khóa của tôi học tín chỉ theo cách nửa mùa. câu thứ 2 các chị hỏi: kiến thức các thầy cô dậy, em có thấy nó giống với thực tế không? tôi trả lời: không giống lắm. hix, thế là bây giờ tôi phải ngồi trước 1 cái máy tính, trên bàn là 1 đống văn bản pháp luật kem theo 1 quyển sổ, 1 cây bút. đọc, đọc và liên hệ đến thực tế. buồn quá! tự nhiên thấy tương lai sao mà mịt mù.

    Cập nhật bởi garan ngày 29/11/2012 11:53:15 SA

    secrets make a woman, woman!

     
    75521 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phunglan_ht vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (16/08/2018) sunshine19 (14/07/2018) haroro2912 (29/11/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #281998   19/08/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    Hì. Chỉ là em muốn đi làm trước, cọ sát thực tế trước cho nó quen dần để đến năm 4 khi chính thức thực tập thì mình cũng biết sơ sơ được chút ít chị ạ. Thời gian thực tập không nhiều mà từ khi thực tập tới khi tốt nghiệp ra đi làm cũng rất ngắn, chờ tới lúc đó mới xin thực tập thì không học được nhiều lắm, khi ra làm việc cũng khó nữa. Các Văn phòng Luật thực ra cũng ngại cho sinh viên vào thực tập, lại còn chưa học xong nữa, cũng vì lí do như chị nói vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #358844   25/11/2014

    nhunguyen304
    nhunguyen304

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiện tại là sinh viên năm 3, được đào tạo theo hình thức tín chỉ, nên chỉ còn học xong kì 1 năm 4 nữa là xong hết toàn bộ. Do được hoàn thiện xong sớm quá trình đào tạo nên em cũng có suy nghĩ một chút về định hướng sau này của mình và tình cờ được bác google dẫn đến bài viết khá lâu này rồi :D em có chút buồn, tuy nhiên đọc xong những lời khuyên của anh chị đi trước quả thật đã khiến bản thân cố gắng hơn, tuy nhiên vẫn cảm thấy mù mờ quá! rất phân vân liệu ra trường nên ôn thi để học Thạc sĩ hay sẽ thi vào học viện tư pháp nữa. anh chị có thể tư vẫn cho em được không ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #360315   02/12/2014

    tongngoc9
    tongngoc9

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn này nói chuẩn lắm: thích nhất là học luật là có tư duy pháp luật, còn thực tiễn,động lực, động cơ là do ý chí, sức phấn đấu mỗi người bạn à

     
    Báo quản trị |  
  • #360420   03/12/2014

    hoangtiennguyen
    hoangtiennguyen

    Mầm

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2014
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 18 lần


    phunglan_ht viết ngày 29/11/2012 11:22:49 SA:

    sau 4 năm học tại đại học Luật Hà Nội, thật sự đến bây giờ tôi vẫn không biết mình học để làm gì và giờ phải làm gì với cái bằng cử nhân. Ra trường, xin đi học việc tại 1 văn phòng luật sư, khi bị hỏi về 1 số kiến thức, hầu như mình chỉ có thể trả lời 1 cách qua loa và máy móc. Các chị trong văn phòng nhìn mình và lắc đầu cười. Câu hỏi đầu tiên mà các chị hỏi là: em học tín chỉ đúng không? quả thật là khóa của tôi học tín chỉ theo cách nửa mùa. câu thứ 2 các chị hỏi: kiến thức các thầy cô dậy, em có thấy nó giống với thực tế không? tôi trả lời: không giống lắm. hix, thế là bây giờ tôi phải ngồi trước 1 cái máy tính, trên bàn là 1 đống văn bản pháp luật kem theo 1 quyển sổ, 1 cây bút. đọc, đọc và liên hệ đến thực tế. buồn quá! tự nhiên thấy tương lai sao mà mịt mù

    Với những người mới ra trường thì các VPLS thường cho làm "chân chạy", trong quá trình đó sẽ vỡ vạc ra nhiều điều và sẽ định hướng cho mình có đủ tố chất để theo đuổi nghề LS hay không, nếu theo đuổi thì đi theo hướng LS tư vấn hay LS tranh tụng và chuyên sâu trong một lĩnh vực.

    LS tư vấn hiện nay gần như tiếng Anh phải giỏi mới có cơ hội phát triển, LS tranh tụng phải nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng hùng biện tốt.

    Tuy nhiên, trẻ quá các VPLS cũng không dám cho ra Tòa tranh tụng và nhất là khách hàng thường không tin tưởng, đặt cương vị gia đình mình có việc thì có dám nhờ LS mặt búng ra sữa bảo vệ, bào chữa không, cho nên LS trẻ thường được giao nghiên cứu hồ sơ, định hướng giải quyết vụ án, soạn luận cứ...

     

    Cập nhật bởi hoangtiennguyen ngày 03/12/2014 08:29:31 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #495956   02/07/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Thực ra đây cũng là tâm lý khá phổ biến ở một bộ phận sinh viên trường Luật sau khi ra trường. Bởi lẽ những ngã rẽ của nghề luật quá nhiều khiến cho các bạn không thể định hướng và dần dần trở nên hoang mang. Vào doanh nghiệp làm thì không am hiểu hoạt động của nó, vào văn phòng Luật sư thì không biết bắt đầu ra sao. Vì vậy ngay từ trên ghế nhà trường thì các bạn nên tìm hiểu kỹ cũng như xin đi thực tập (có thể không lương) sớm để học hỏi kinh nghiệm.

     
    Báo quản trị |  
  • #496018   03/07/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Hầu hết sinh viên luật mới ra trường đều bỡ ngỡ vì thực tế khác với lý thuyết được học.  những gì mình học ở trường là cở, sở là nền tảng để làm việc, nhưng nếu thiếu kiến thức thực tế, kỹ năng thì việc bạn giải quyết một vấn đề sẽ chấm và khó khăn hơn người đã có kinh nghiệm. Đơn cử như việc đi làm sổ đó, bạn được học trình tự thủ tục rồi đó, nhưng khi đưa bạn một bộ hồ sơ nói bạn đi làm thủ tục bạn có biết bắt đầu từ đâu không. Cho nên mình rất ủng hộ các bạn sinh viên năm 3 năm 4 đi làm không lương tại các văn phòng, vì nó sẽ trau dồi khả năng thực tế rất nhiều

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496108   04/07/2018

    Chào bạn!

    Học nghề gì lúc mới ra trường đều khó khăn hết bạn à và kiến thức thực tế sẽ khác nhiều so với những gì trên lớp thầy cô giảng. Nhưng nó có một điểm chung đó là trên lớp ta cũng học luật và ra ngoài ta cũng phải dựa vào nó mà vận dụng. Nên đó là điều bình thường. Vì vậy, nếu bạn đã có mục tiêu và kế hoạch trong tương  lai thì hãy theo đuổi nó. Còn chưa có thì hãy vahj ra một mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để mình theo đuổi. Nếu không có mục tiêu mình sẽ đi vào ngõ cụt và sẽ chán nản nhanh. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường mình đã chọn!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496462   09/07/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nếu bạn là sinh viên Luật, có lẽ bạn hoặc bạn bè, người thân của bạn sẽ nghĩ học Luật thì sau này sẽ làm luật sự, thẩm phán, kiểm sát viên hay làm nhà nước. Nếu trong bối cảnh của khoảng chục năm trở lại trước thì đúng vậy, cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật chưa được mở rộng. Song giờ đây, nếu bạn đang hoặc sắp ứng tuyển vào ngành Luật, bạn hãy yên tâm rằng, học Luật sẽ có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn sau khi ra trường.

    1. Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên

    Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này.

    Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.

    2. Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước

    Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển đấy.

    3. Pháp chế doanh nghiệp

    Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa. Tuy nhiên, việc có thể tiên liệu và phòng tránh rủi ro pháp lý không phải ai cũng làm được mà cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật. Vì vậy, ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp có hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra.

    Ngoài các doanh nghiệp, bạn cũng có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thường gắn liền với hợp đồng, đầu tư,.. nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng luôn cần những đội ngũ pháp chế để rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu, bảo đảm những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Không những thế, các ngân hàng thường có các phòng/ban khác ngoài pháp chế mà phải dùng đến nhân sự ngành Luật như: đầu tư, doanh nghiệp, thu hồi nợ, tố tụng…

    4. Công chứng viên

    Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.

    Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.

    5. Giảng viên luật

    Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng. Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.

    6. Trợ giúp viên pháp lý

    Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…

    Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.

    7. Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…

    Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không.

    Ngoài những công việc trên, vài năm trở lại đây còn một ngành mới đó là Thừa phát lại. Đây là cơ quan có chức năng tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án…Hoạt động của Thừa phát lại vừa là độc lập vừa là giúp việc cho các Cơ quan tố tụng như Tòa án, Cơ quan thi hành án nhưng lại không phụ thuộc vào các cơ quan này.

    Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, bạn cần phải có bằng cử nhân luật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật pháp là 5 năm trở lên, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về Thừa phát lại…

    Kết

    Ngoài những công việc trên còn rất nhiều công việc cũng cần đến tấm bằng cử nhân luật. Nhưng dù làm công việc gì, quan trọng nhất cũng là  sự đam mê, có như vậy, bạn mới thật sự cống hiến và làm việc hết mình. Hãy sống đúng với đam mê của mình và dũng cảm theo đuổi ước mơ bạn nhé !

     
    Báo quản trị |  
  • #496861   14/07/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Quan trọng là khi bạn đã chọn học Luật thì bạn nên biết rằng học xong có những công việc nào liên qua chứ. Mình không đồng tình với câu nói học luật xong không biết làm gì. Vấn đề này là ở bản thân mỗi người, phải biết xác định được mục tiêu cuộc sống. Có thể, bạn sẽ không tìm được công việc phù hợp, phải trật vật với việc kiếm được công việc mà bạn đam mê. Tuy nhiên “vạn sự khởi đầu nan”, hãy cố gắng tìm hiều và trải nghiệm, cuộc đời còn dài lắm bạn ạ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496886   14/07/2018

    Học luật thật ra có rất nhiều hướng mở ra trong tương lai, một phần nhờ kiến thức một phần nhờ sự nhìn nhận của bản thân mình. Có nhiều người học luật với một niềm đam mê to lớn có thể trở thành Luật sư, giảng viên,... nhưng cũng có người học luật nhưng không đam mê ngành này nhưng nhờ kiến thức đã học họ có thể kinh doanh, nắm bắt kiến thức xã hội tốt hơn để thành công theo cách khác. Mới ra trường chưa có trãi nghiệm thì nên kiên nhẫn học hỏi thực tế nhiều hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #496890   14/07/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo mình thấy học luật xong có rất nhiều cái để làm mà, như pháp chế, nhân sự, văn phòng luật,... nếu thật sự có đam mê học luật sẽ giúp bạn thành công trong tương lai, nhưng học vì theo phong trào hoặc vì cha mẹ yêu cầu thì bạn học rất nhàm chán và không có kiến thức gì. Hãy cố gắng lên, vì mới ra trường va chạm thực tế còn chưa nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #498960   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Tại sao lại mông lung như thế nhỉ? 

    Khi bạn về quê, ai hỏi bạn học cái gì ở sài gòn mình nói là học luật thì mặc nhiên trong đầu họ nghĩ là sau này ra trường sẽ làm luật sư. Chính điều đó có thể gây nên áp lực cho bạn là buộc phải trở thành luật sư. Nhưng không sau khi tốt nghiệp trường Luật chúng ta có thể đi theo nhiều hướng khác nhau, dân luật sau khi tốt nghiệp không thiếu việc để làm. CÓ thể làm tại Tòa án, Phòng công chứng, .... hoặc có thể công tác tại phòng ban Hành chính nhân sự của các công ty, đơn vị.

    Không có việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là sinh viên luật đó là do chính bạn thôi chứ ngoài xã hội theo mình thấy có rất nhiều vị trí đang cần Cử nhân luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #498983   08/08/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Bản thân mình học luật xong mình cũng chưa định hướng được mình sẽ làm gì nữa, đôi lúc quá nhiều hướng thành ra lại hoang mang không biết đi hướng nào thì tốt hơn, tốt nhất. Nên bây giờ cứ đi làm cho một công ty về luật và nuôi bản thân cái đã, định hướng chắc tính sau. Nhưng những người ngoài thì họ đinh ninh rằng mình là một cô Luật sư rồi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499749   15/08/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Hãy làm tất cả những gì mà bạn thích, bạn hướng đến và bạn có niềm đam mê với nó. Theo quan điểm của cá nhân mình, bạn không nhất thiết phải làm đúng với chuyên ngành mà bạn đã theo học và có tấm bằng trong tay. Mà bạn hãy vận dụng cái bằng đó để tạo sự thành công trong công việc cho mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #499820   16/08/2018

    Theo quan điểm của mình thôi nha. 

    Sự thành công của một người không nhất thiết phải làm đúng chuyên ngành mà mình đã chọn. Nó được đánh giá bằng khả năng kiếm tiền và tạo ra đồng tiền của chính người đó. 

    Vì vậy, đừng ai hoan mang là mình ra trường có được làm đúng ngành hay không, nếu được làm đúng ngành mà mình lại yêu thích nó thì không nói làm gì, nhưng trường hợp làm đúng ngành mà mình không yêu nó thì sẽ như thế nào sẽ sinh ra tâm thế nhàm chán từ đó làm việc không hiệu quả,... hệ quả còn xấu hơn là khi bạn làm trái ngành mà được làm cái nghề mà bạn yêu thích. Có đam mê thì não bộ con người mới sáng tạo, có sáng tạo sẽ thực hành mà thực hành sẽ tạo ra kết quả dù tốt hay xấu nhưng chí ích bạn làm hết mình vì đam mê. 

    Nên, dành thời gian để lo âu mai này mình làm gì, có làm được đúng ngành hay không thì sử dụng thời gian đó để soi lại bản thân mình có đam mêm hay thế mạnh gì hay không.....

    Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn. Mãi iu.

     
    Báo quản trị |  
  • #500382   23/08/2018

    Học được gì là do mỗi người, chương trình học chỉ là một phần thôi. Ở trường người ta chỉ có thể cung cấp cho bạn kiến thức nên tảng, làm sao mà có thể chỉ cho bạn cụ thể từng vấn đề được. Quan trọng là do mình tự đào sâu nghiên cứu thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #500495   25/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Việc học như thế nào là do bản thân mỗi chúng ta, và việc lực chọn nghề nghiệp cũng vậy, có rất nhiều ngành nghề mà dân luật có thể lựa chọn đề làm. Mới ra trường thì còn ít kinh nghiệm thì cần phải nỗ lực hơn nhều.

     
    Báo quản trị |  
  • #500914   29/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo mình nghĩ: Người học luật phải thật sự đam mê và nhiệt huyết với nó, hệ thống pháp luật của nước ta rất nhiều và còn chồng chéo vì thế người học luật cần phải bỏ rất nhiều thời gian để học tập và nghiên cứu nó. Học cả đời cũng không sao để nắm được hết. Vì thế bạn hãy tự tin và tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm thục tế bạn nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500924   29/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Trước khi bắt đầu công việc gì, theo mình nên học cách quan sát những người đi trước họ làm gì với công việc này. Rồi tự suy nghĩ bản thân mình nếu làm công việc này mình sẽ làm gì, có muốn làm công việc ấy không, có phù hợp với bản thân mình không. Nếu đã quyết định chọn sẽ làm công việc này thì đừng chút khó khăn ban đầu mà nản lòng và từ bỏ.

     
    Báo quản trị |  
  • #500927   29/08/2018

    Khi bạn đã được đào tạo bài bản rồi thì tư duy nó cũng sẽ khác đi, khả năng đọc hiểu văn bản pháp luật của bạn cũng sẽ hơn những người khác và đây điều quan trọng nhất. Không ai dạy bạn hết được tất cả mọi thứ mà bạn phải tự học hỏi. Đồng thời, các kiến thức đã được dạy sẽ định hướng cho bạn cách xử lý vấn đề cũng như có một kiến thức nền nhất định.

     
    Báo quản trị |