HĐLĐ vô hiệu khi sử dụng thông tin không chính chủ

Chủ đề   RSS   
  • #589757 18/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    HĐLĐ vô hiệu khi sử dụng thông tin không chính chủ

    Hiện nay, sau khoảng thời gian chống dịch dài hạn các thành phố lớn hoạt động mạnh trở lại, các công ty, doanh nghiệp đặc biệt cần nhu cầu về nhân lực để đáp ứng được năng suất lao động.
     
    Bên cạnh đó, không ít các tổ chức vì muốn đẩy nhanh việc tuyển dụng đã chấp nhận giao kết hợp đồng sai phạm với người lao động (NLĐ) bằng việc  ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) bằng hồ sơ của người khác đối với những lao động chưa có đầy đủ giấy tờ.
     
    hop-dong-lao-dong-vo-hieu
     
    Việc làm này gây ảnh hưởng đến nguyên tắc trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động. Qua công tác rà soát của cơ quan chức năng nhiều doanh nghiệp đã vi phạm quy định này, điều này gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ). 
     
    Không những vậy, việc hồ sơ của bên thứ ba bị sử dụng nhằm mục đích khác cho dù có sự đồng ý, hay không đồng ý thì đã vi phạm các quy định về việc tiết lộ thông tin cá nhân.
     
    Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động
     
    Khi giao kết hợp đồng lao động ngoài các điều khoản thỏa thuận với nhau thì các bên cần tuân thủ các nguyên tắc theo pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể, Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:
     
    Thứ nhất: Các bên phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
     
    Thứ hai: Tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
     
    Đa phần các bên khi giao kết HĐLĐ thông thường xem nhẹ điều khoản này. Qua đó, vi phạm các nguyên tắc trên trong hợp đồng. Việc sử dụng hồ sơ của người khác để giao kết được xem là hành vi không trung thực và có thể đối mặt với việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Vì thế để không bị vi phạm về lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của NLĐ cần lưu ý sử dụng các thông tin chính chủ để giao kết hợp đồng.
     
    Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong HĐLĐ
     
    Ngoài việc đáp ứng đủ các nguyên tắc khi giao kết của hai bên thì về mặt cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động các bên cần thực hiện nghĩa vụ theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2019. Việc quy định nghĩa vụ của NLĐ nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong việc giao kết HĐLĐ tránh  sử dụng thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến quyền lợi của mình và NSDLĐ.
     
    (1) Nghĩa vụ cung cấp thông tin của NSDLĐ
     
    NSDLĐ phải cung cấp thông tin trung thực cho NLĐ về công việc thực hiện cho NLĐ biết mình làm gì, địa điểm làm việc ở đâu, điều kiện làm việc trong môi trường như thế nào, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
     
    Việc cung cấp đầy đủ các thông tin trên cho NLĐ cần chính xác, trung thực và giải thích rõ cho NLĐ về các thắc mắc trong nội dung giao kết. Cần ngắn gọn nhưng phải đảm bảo thực hiện khi NLĐ xác định ký vào hợp đồng.
     
    (2) Nghĩa vụ cung cấp thông tin của NLĐ 
     
    NLĐ phải cung cấp thông tin trung thực cho NSDLĐ về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
     
    Như vậy, trường hợp NLĐ mượn hồ sơ của người khác là vi phạm các nguyên tắc về nghĩa vụ. Qua đó, có thể ảnh hưởng đến NSDLĐ trong việc lựa chọn tay nghề, trình độ không đánh giá đúng năng lực. Còn NLĐ thì có thể bị mất việc mà không được hưởng trợ cấp nếu sử dụng các thông tin không chính chủ trong HĐLĐ.
     
    HĐLĐ có vô hiệu khi sử dụng thông tin của người khác?
     
    Việc hai bên giao kết HĐLĐ bằng việc sử dụng thông tin, hồ sơ của người khác đã vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng. Qua đó, tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 khi vi phạm một trong các trường hợp sau sẽ bị xem là HĐLĐ vô hiệu toàn bộ:
     
    (1) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật.
     
    (2) Người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019.
     
    (3) Công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm.
     
    Theo đó, việc giao kết hợp đồng của NLĐ và NSDLĐ như đã nhắc ở trên là vi phạm nguyên tắc trung thực qua đó HĐLĐ này sẽ được xem là vô hiệu và NLĐ có thể bị mất rất nhiều quyền lợi nếu cung cấp thông tin sai sự thật
     
    Lưu ý: Trong trường hợp chỉ vài phần trong HĐLĐ bị xem là vô hiệu thì chỉ vô hiệu phần nội dung vi phạm đó của hợp đồng. Những nội dung còn lại trong hợp đồng không vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng thì không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ do Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu.
     
    Như vậy, khi giao kết HĐLĐ thì cả hai cần tuân thủ các nguyên tắc trong hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách chính xác và chính thống. Việc này nhằm đảm bảo việc giao kết hợp đồng được diễn ra đúng quy định. Hồ sơ chính chủ sẽ giúp cho NLĐ được hưởng các loại bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. 
     
    664 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590579   30/08/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    HĐLĐ vô hiệu khi sử dụng thông tin không chính chủ

    Hiện nay, thực trạng người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động diễn ra rất nhiều. Do vậy, các cấp công đoàn cần phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #591903   29/09/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1200)
    Số điểm: 8820
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    HĐLĐ vô hiệu khi sử dụng thông tin không chính chủ

    Bản chất quan hệ lao động nói riêng và nói chung là quan hệ dân sự, dựa trên sự thỏa thuận và đối với hợp đồng việc ký kết phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. ở đây việc sử dụng thông tin không chính chủ như một sự lừa dối, thiếu trung thực và làm mất đi giá trị của hợp đồng nếu sau này có xảy ra tranh chấp, tất nhiên sẽ kéo theo hàng loạt hành vi cần phải chứng minh.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #591921   29/09/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    HĐLĐ vô hiệu khi sử dụng thông tin không chính chủ

    Cảm ơn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích và thiết thực này.

    Rõ ràng có thể thấy, sử dụng thông tin để người khác để ký hợp đồng lao động không những ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người bị lấy cắp thông tin như xác định số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc cũng ảnh hưởng,....

     
    Báo quản trị |  
  • #594262   27/11/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    HĐLĐ vô hiệu khi sử dụng thông tin không chính chủ

    Việc sử dụng thông tin không chính chủ (hồ sơ của người khác) ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi đặc biệt là các chế độ liên quan đến bảo hiểm. Tại Khoản 8 Mục I Công văn 3663/BHXH-THU năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có nhiều sổ do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành:

    "I. Các nguyên tắc xử lý liên quan đến gộp sổ BHXH:

    ...

    8. NLĐ đã dùng hồ sơ của người khác để tham gia BHXH và hưởng các chế độ trợ cấp BHXH, nếu còn quá trình chưa hưởng thì sau khi đơn vị (hoặc NLĐ) nộp hồ sơ điều chỉnh theo đúng quy định, cơ quan BHXH thực hiện điều chỉnh hồ sơ về nhân thân đúng và thông báo cho các nơi đã giải quyết chế độ cập nhật nhân thân đúng thông qua Bộ phận chế độ BHXH."

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2022)
  • #594263   27/11/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    HĐLĐ vô hiệu khi sử dụng thông tin không chính chủ

    Khoản 3 Điều 23 của Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành có quy định:

    "Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí

    ....

    3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước".

    Như vậy:

    - Mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng hiện này là  1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

    - Mức tối đa: Bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2022)