Theo tôi, trong trường hợp này A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1, ĐIều 139, BLHS chứ không phải tội cướp giật tài sản, theo khoản 1, ĐIều 136, BLHS.
Đối với tội cướp giật tài sản, hành vi khách quan của nó phải chứa đựng 2 yếu tố công khai và nhanh chóng bao gồm các hành vi "tiếp cận tài sản -> chiếm đoạt tài sản -> tẩu thoát" diễn ra một cách liên tục, trái với ý muốn của chủ sở hữu. Nói một cách khác, chủ sở hữu phải nhận ra ý đồ của tội phạm ngay khi chúng thực hiện hành vi đầu tiên "tiếp cân tài sản" nhưng do bất ngờ nên không kịp phản ứng dẫn đến việc thực hiện các hành vi tiếp theo của tội phạm.
Có thể thấy trong trường hợp này, B đã tự nguyện trao cho A chiếc máy ảnh. Tuy nhiên, hành vi này của B là kết quả của một loạt những hành vi của A trước đó nhằm tạo sự tin tưởng ở A, đây có thể coi như việc A đã sử dụng thủ đoạn để có thể chiếm giữ được chiếc máy ảnh một cách hợp pháp. Ngay khi xuất hiện ý đồ chiếm đoạt chiếc máy ảnh, A đã dùng thủ đoạn để tạo sự tin tưởng ở phía B là chủ sở hữu chiếc máy ảnh, cụ thể đã tận tình chỉ dẫn, làm quen, sau đó chụp hình cho B, tạo cho B một cảm giác yên tâm ở A. Kết quả, B đã không ngần ngại trao cho A chiếc máy ảnh nhờ quay phim hộ. Lúc này, A đã thành công trong việc có đuợc chiếc máy ảnh mà không gây ra sự chú ý xung quanh, chớp lấy cơ hội, A tẩu thoát với tài sản chiếm đoạt được.
Kết luận; A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1, ĐIều 139, BLHS 1999. =BLHS 1999 viết:Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ư
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
*Note: -Cụm từ
"năm trăm nghìn đồng" được sửa thành "
hai triệu đồng" theo Luật sửa đổi 2009.
-Việc
tội phạm đưa ra thông tin giả có thể
không trực tiếp thể hiện thông tin đó ra bên ngoài mà có thể b
ằng hành động của mình cho chủ sở hữu của tài sản tiếp nhận thông tin giả đó và tin vào nó. Theo tôi, thông tin mà A đưa ra bằng một loạt các hành vi đã thực hiện từ khi có ý đồ chiếm đoạt cho đến khi chiếm giữ được tài sản đó là "
A là một người thân thiện và có thể tin tưởng, và A không có ý định chiếm đoạt tài sản của B". Nếu không có những hành vi đó, sẽ không có chuyện B dễ dàng khi trao một tài sản có giá trị cho một người không quen biết một cách vô tư như vậy !
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 29/04/2011 11:47:10 SA
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.