Giúp bạn giải đáp câu hỏi môn phá sản

Chủ đề   RSS   
  • #447306 21/02/2017

    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Giúp bạn giải đáp câu hỏi môn phá sản

    Hướng dẫn học tập môn Luật phá sản

    Môn Pháp luật về phá sản và giải quyết tranh chấp giúp sinh viên nắm bắt các quy định của pháp luật về phá sản và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, bao gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm phá sản; trình tự, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tiến hành phá sản và chủ thể tham gia quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại để xác định thẩm quyền giải quyết của các cơ quan; các hình thức giải quyết tranh chấp; vịa vị pháp lý của trọng tài thương mại của Việt Nam; thủ tục tố tụng trọng tài theo Pháp lệnh Việt Nam.

    Vậy để học tốt môn Luật phá sản thì phải làm gì

    Nắm vững kiến thức cơ bản

    1. Các tài liệu hướng dẫn học tập:

    - Giáo trình Luật Thương mại của Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh, ĐH Luật Hà Nội và của các trường ĐH khác nếu có;

    - Các Tạp chí Luật học của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp Luật, Tạp chí Khoa học Pháp lý , Tạp chí Lập pháp;

    - Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp trường;

    - Các bài viết của các tác giả về các vấn đề có liên quan;

    - Văn bản pháp luật liên quan đến môn học Luật Phá sản;

    - Các tài liệu khoa học pháp lý của nước ngoài liên quan đến môn học Luật Phá sản

    2. Cụ thể, các văn bản quan trọng mà sinh viên cần phải nắm là:

    - Bộ luật lao động 2012: quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động

    - Luật phá sản 2014: quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

    Từ nội dung này các bạn có thể nắm vững tương đối kiến thức về pháp luật phá sản

    - Luật doanh nghiệp 2014: quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.

    - Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP: Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014; hướng dẫn thi hành một số quy định tại Điều 8, khoản 14 Điều 9, Điều 70 và Điều 104 của Luật phá sản.

    - Nghị định 05/2010/NĐ-CP: quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với tổ chức tín dụng về điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của tổ chức tín dụng bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

    - Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và quản lý nhà nước đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

    CÁCH LÀM BÀI HIỆU QUẢ

     

    Thông thường một đề thi môn phá sản sẽ có 3 câu:

    1. Lý thuyết (2 điểm)

    2. Nhận định 4 câu ( 4 điểm)

    3. Bài tập tình huống 4 điểm

     

    - Để làm tốt các câu hỏi trên thì với câu hỏi lý thuyết, các bạn không cần phải học kỹ hoặc hoặc thuộc, mà thầy cô ra đề chủ yếu đánh vào yếu tố hiểu bài không của các bạn. Thường dạng câu hỏi này rơi vào các từ Vì sao? Giai thích,... Cho nên yếu tố quyết định là các bạn phải thường xuyên xem giáo trình, ghi chú lại những điều quan trọng. Lắng nghe thầy cô giảng bài, rồi xem phần nào trọng tâm để về nhà nghiên cứu thêm. Với cách học như thế thì khi rơi vào câu hỏi lý thuyết các bạn có thể dễ dàng vượt qua được. Còn cách trả lời thì nên ngắn gọn, lập luận phải khoa học và hợp lý bởi vì cái đích là cho thầy cô thấy sự hiểu bài chứ không vòng vo tốn thời gian

    - Với bài tập nhận định, thì yêu cầu quan trọng là nắm được kiến thức cơ bản, biết cách tra luật. Vì đề ra theo sự dàn trải đồng đều cho nên các bạn đi học nhớ đọc qua hoặc ghi chú lại những điều luật quan trọng để trong quá trình thi có thể tìm kiếm dễ dàng. Cách làm nhận định thì yêu cầu trước hết là đọc kĩ tránh sự đánh đố. Nêu rõ cơ sở pháp lý và giải thích nó, chứ không nên sao chép toàn bộ điều luật vào

    Chú ý:

    Sinh viên thường nghĩ tất cả nhận định là sai. Khi chúng ta làm một câu nhận định đúng thì mức độ tin cậy của bản thân chúng ta vào tính chính xác của nó thường không cao. Thông thường rất ít đề thi mà trong bài tập nhận định không có câu đúng. Vì vậy cần kiểm tra kĩ, khi mà môn phá sản thường có những câu nhận định đúng nhiều.

    - Với câu hỏi bài tập thì cũng chủ yếu là đưa ra tình huống và nêu quan điểm cá nhân để giải quyết một vụ việc nào đó. Thường thì đây giống như một câu hỏi mang tính chất hiểu bài để áp dụng vào thực tế. Hãy trình bày câu trả lời của bạn thật đơn giản, thành những câu thật vắn tắt. Gói gọn được càng nhiều ý trong một câu văn sẽ tốt hơn là viết cả một bài dài.

    Ví dụ:

    1. Nhận định: Chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị ra quyết định mở thủ tục phá sản không có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

    Nhận định đúng. Khoản 1 Điều 87 LPS 2014 có quy định:

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (…)

    Như vậy, chủ thể có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Hội đồng chủ nợ chỉ có quyền đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh chứ không trực tiếp xây dựng phương án phục hồi.

    2.  Bài tập: Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về những tình huống sau đây:

     – Ông Trung đang là thành viên của HTX thương mại dịch vụ Vĩnh Tiến có trụ sở tại huyện Nhà Bè, TP.HCM. Tháng 3/2014, trên địa bàn huyện Nhà Bè có thêm 1 HTX mới được thành lập. Ông Trung làm đơn gia nhập vào HTX mới này nhưng không được Đại hội thành viên của HTX này chấp nhận với lý do ông Trung chỉ có thể lựa chọn để làm thành viên của một HTX mà thôi.

    Trả lời:  Đại hội thành viên của HTX mới không chấp nhận cho ông Trung gia nhập vào HTX với lý do ông Trung chỉ có thể lựa chọn để làm thành viên của một HTX là không đúng với quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 13 LHTX 2012 có quy định: “Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã”. Như vậy, luật không giới hạn số lượng hợp tác xã mà một người có thể tham gia. Do đó, ông Trung có thể vừa là thành viên của HTX Vĩnh Tiến, vừa có thể trở thành thành viên của HTX mới.

                                                     Nguồn: Đề thi Luật

    Hi vọng có những kiến thức bổ ích và thi đạt kết quả cao!

    P/S: Ngoài ra, có thắc mắc về bài tập môn phá sản, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được hỗ trợ. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần nêu quan điểm của mình về bài tập đó nhé! 

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    49866 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthuong96 vì bài viết hữu ích
    Minhqua (09/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #352179   24/10/2014

    ngoctam1995
    ngoctam1995

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luật phá sản mới

    mình có 1 câu hỏi muốn hỏi mọi người

    vì sao phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt?

     
    Báo quản trị |  
  • #366271   05/01/2015

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    hỏi về phá sản

    em chỉ được học luật phá sản có 4 tiết học mà giờ phần thi có yêu cầu bài tập phá sản nên khó chia mong các bác giúp đỡ ạ ( RẤT MONG ĐƯỢC CÁC BÁC  HƯỚNG DẪN ĐỂ ÁP DỤNG CHO BÀI SAU Ạ)  

    em  chaú xin cảm ơn ạ

    công ty cổ phần (CTCP) A có vố điều lệ 1 tỷ đồnng  được chia thành 100000 phần gồm 4 cổ đông nắm giữ là B, M,H,N

    B 10000 cổ phần phổ thông ( CPPT) , 5000 cổ phầN ưu đãi cổ tức  (  CPUDCT )

    M 300000 (CPPT) . 10000 (CPUDCT)

    H 20000( CPPT), 5000 (CPUDCT)  5000 CỔ PHần ưu đãi hòa lại (CPUDHL)

    N 10000( CCPPT) 5000 ( CPUDHL)

    CTCP a bị mất khả nawg thanh toán nợ đến hạn và bị tòa á tuyên mở thủ tục phá sản . tài sản của doanh nghiệp còn lại như sau:

    tiền mặt 1 tỷ đồng

    1 nhà trị giá 1 tỷ đag thế chấp để vay ngân hàng B 200 triệu

    1 otoo trị giá 300 triệu đang cầm cố để vay 500 triệu đồng của công ty TNHH C 

    CTCP A đang có các khoản nợ và chi phí cụ thể sau

    nợ ngân hàng B 200 triệu đồng

    nợ công ty TNHH c 500 triệu đồng

    nợ lương lao động 400 triệu

    nợ thuế 100 triệu

    nợ CTCP D 300 triệu ( ko có tài sản đảm bảo)

    lệ phí và chi phí cho việc phá sản 20 triệu

    HÃY PHÂN CHÍA TÀI SẢN CỦA CÔNG TY

     

     

     

    Cập nhật bởi nguyenvancong90tq ngày 05/01/2015 09:09:10 CH

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #382700   11/05/2015

    riddle2512
    riddle2512

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia tài sản trong Luật phá sản 2014

    Mọi người ơi cho mình hỏi với
    Theo khoản 3, điều 54, LPS 2014:


    3. Nếu giá trị TS không đủ để thanh toán theo quy định tại K1 điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tuong ứng với số nợ

    Theo K1 điều này:

    1.Trường hợp thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp,hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau: 

    a)Chi phí phá sản 
    b)Khoản nợ lương,trợ cấp thôi việc,bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế đối với người lao động,quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã kí kết c)Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,hợp tác xã
     d)Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước,khoản nợ không có đảm bảo phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ,khoản nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    Vậy nếu rơi vào K3, số TS ko đủ thanh toán hết số nợ.
    Có: Chi phí phá sản, Nợ người LĐ, Nợ thuế, khoản nợ ko có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo 1 phần. 
    Thi trả nợ theo tỷ lệ % cho cáí "từng đối tượng" kia là
    - Khoản nợ ko có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo 1 phần
    - Hay là cả  nợ người LĐ, nợ thuế cũng bị chỉ trả theo % số nợ tương ứng

    Cập nhật bởi riddle2512 ngày 11/05/2015 04:14:34 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #400419   24/09/2015

    luattueanh
    luattueanh

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 211
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 5 lần


    Phá sản

    nếu con nợ của một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đang làm những thủ tục phá sản có hành vi tẩu tán tài sản thì thẩm phán ra quyết định kê biên tài sản theo đề nghị của quản tài viên có hợp pháp ko? mọi ng ơi giúp mình với
     
    Báo quản trị |  
  • #438802   16/10/2016

    linhvcu95
    linhvcu95

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    E có tình huống luật kinh tế rất mong được các luật sư giải đáp giúp e ạ. E xin chân thành cảm ơn!

    Ngày 1/1/2016 A chào bán gạo cho công ty B với giá 10.000đ/kg. Hạn trả lời đến 1/2/2016. 15/1/2016 B yêu cầu giảm giá xuống 9.000đ/kg nhưng A không đồng ý nên đến 20/1/2016 B đồng ý mua với giá 10.000đ và hẹn 25/1/2016 đến lấy hàng, A im lặng. 25/1 B đến lấy hàng nhưng A đã bán cho người khác. Vì A không giao hàng nên B không có hàng giao cho C và C đã khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F. B cho rằng mình thuộc trường hợp miễn trách nhiệm sẽ không phải chịu áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp này. 
    Khó khăn trong sản xuất kinh doanh liên tục làm B lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 1/4/2016 Tòa án đã mở phá sản và tuyên bố phá sản đối với B. Tại thời điểm thanh lý tài sản công ty B còn 2 tỷ chưa bao gồm tài sản bảo đảm. Các khoản nợ còn: 
    - Nợ ngân hàng 2 tỷ ( thế chấp nhà xưởng 1 tỷ)
    - Phí phá sản 100 triệu
    - Lương lao động 200 triệu
    - Điện nước 100 triệu
    - BHXH 200 triệu
    Biết rằng 1/3/2016 B đã tặng cho doanh nghiệp bạn hàng thân thiết X 100 triệu nhân dịp khai trương chi nhánh mới.
    Hỏi: 
    1, A không bán hàng cho B là đúng hay sai ? Vì sao?
    2, B được miễn trách nhiệm trước C không ? Vì sao?
    3, Thực hiện thủ tục thanh lý tài sản của B

     
    Báo quản trị |  
  • #367370   12/01/2015

    nguyenhoanglong1010
    nguyenhoanglong1010

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người giúp em bài tập TM này với

    Em vừa học môn thương mại nói về thủ tục phá sản của doanh nghiệp. Do em học giáo viên thỉnh giảng nên có 3 ngày là kết thúc môn thôi, trước khi đi cô để lại 1 bài tập rồi chỉ lớp phương pháp làm, nhưng do em học không giỏi như mọi người nên giờ em vẫn không làm được. Mong mọi người giúp em. Đề như thế này:

    Công ty AAA có 3 thành viên góp vốn gồm ông A1 góp 30%, bà A2 góp 40% , ông A3 góp 30%. Sau nhiều năm kinh doanh thuận lợi, gần đây công ty đang lăm vào tình trạng khó khăn kéo dài. Vì thế công ty mắc nhiều khoản nợ không thể thanh toán: 

    +Nợ công ty liên doanh B 800tr, mặc dù đã bị đòi nợ nhiều lần hạn thanh toán hợp đồng là 12/6/2012;

    +Nợ ngân hàng B 700tr lãi suât là 2%/ tháng do ông A1 bảo lãnh thời hạn vai là 01/5/2011 đến 30/4/2012 lãi quá hạn là 3%

    +Nợ ông Đào 200tr lãi suất 3%/ tháng có tài sản đảm bảo trị giá 150tr thời hạn vay là 15/3/2012-15/4/2012.

    Hỏi: 

    Giả sử tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản với công ty AAA ngày 1/6/2012 thì việc thanh toán tài sản của công ty này thực hiện như thế nào? Cho biết công ty này còn nợ thuế 100tr, nợ lương người lao động 45tr. Công ty còn tài sản là số hàng tồn kho trị giá 100tr, căn nhà là trụ sở 300tr, các tài sản cố định khác trị giá 300tr và số tiền mặt là 50tr.

    Mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người! Em thật sự cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #450061   21/03/2017

    sonnguyen97
    sonnguyen97

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    THỦ TỤC PHÁ SẢN

    Đầu năm 2015, Công ty TNHH ABC lâm vào tình trạng phá sản, tại thời điểm thanh lý tài sản, tổng tài sản còn lại ko bao gồm TS có đảm bảo là 1 tỷ đồng. Cty có các khoản nợ phải trả như sau:

    - Nợ Ngân hàng HD Bank 2 tỷ, có TS đảm bảo là 1,3 tỷ

    - Nợ ông A khoản nợ ko đảm bảo:1 tỷ

    - Nợ thuế: 500tr

    -Nợ lương lao động :400tr

    - Nợ cty XYZ khoản nợ có bảo lãnh bởi ngân hàng Phương Đông 2 tỷ

    -Nợ quản tài viên tên G khoản nợ là 500tr, được vay dùng để áp dụng phục hồi sản xuất kinh doanh ko thành công.

    - Nợ bà B khoản nợ ko đảm bảo: 200tr

    Yêu cầu 1: Khi tòa án triệu tập hội nghị chủ nợ, chỉ có đại diện ngân hàng HD Bank đi họp, cuộc họp có được diễn ra ko?

    yêu cầu 2: Gỉa sử tòa án tiến hành xử lý tài sản, hãy giúp tòa án xử lý các khoản nợ trước khi tuyên bố phá sản.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #455727   02/06/2017

    h3n2ff
    h3n2ff

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Yêu cầu giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của Tòa án

    trong giáo trình của đại học luật Hà Nội có đoạn " Đối với các yêu cầu về giải quyết phá sản doanh nghiệp, đình công không thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án." cho mình hỏi liệu nhận định này có đúng không? Nếu đúng thì yêu cầu về phá sản doanh nghiệp, đình công thuộc thẩm quyền gì của tòa án? 

     
    Báo quản trị |  
  • #479978   27/12/2017

    Bài tập tình huống về Luật Phá sản

    Hic. Mình không phải dân Luật gốc nhưng trong quá trình học văn bằng 2 có bài tập tình huống Luật như thế này mà khó quá, chưa tìm được lời giải, mong mọi người giải đáp. Mình xin cảm ơn

    Bài tập tình huống:

    Công ty A là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty TNHH B làm chủ sở hữu, có trụ sở đặt tại quận C tỉnh D. Từ năm 2003, do không tính tóan chặt chẽ chi phí sản xuất nên sản phẩm của A làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng. TÍnh đến cuối năm 2006, A đã tạo ra các khoản nợ sau:
     Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng.
     Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng
     Được Ngân hàng IncomBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do A không thanh toán cho E nên AgriBank phải thanh toán cho N số nợ trên.
     Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng A thuê F vận chuyển hàng hóa
     Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm
     Nợ doanh nghiệp tư nhân K 600 triệu đồng không có bảo đảm
     Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu
     Nợ lương công nhân 450 triệu
    Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty A.
    1. Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ số lượng và tính chất của từng khoản nợ? Căn cứ pháp lý?
    2. Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty X? Căn cứ pháp lý?
    3. Tòa án nhân dân quận C có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với công ty A hay không? Căn cứ pháp lý? Giả sử tòa án C thụ lý đơn thì Tòa án phải làm gì tiếp theo? Căn cứ pháp lý?
    4. Công ty A, B có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không? Căn cứ pháp lý?
    Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do A cung cấp, tòa án đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của công ty A như sau:
    - Tiền mặt trong tài khoản của A còn 250 triệu
    - Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu
    - A thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho A vay tiền
    - Tình hình tài chính của B cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho A hay cho A vay để thanh toán nợ
    - A còn một lượng hàn tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu
    - Máy móc, nhà xưởng của A đem bán hết được 1,6 tỷ
    5. Tòa án có đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản A chưa? Căn cứ pháp lý?
    6. Giả sử tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp A thì quyết định này đúng hay sai? Căn cứ pháp lý?
    7. Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và A đã tiến hành kiểm kê xong tài sản, Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ. Điều kiện để Hội nghị chủ nợ được tổ chức thành là gì? Căn cứ pháp lý?
    8. Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền tuyên bố phá sản A hay không? Căn cứ pháp lý? Biết rằng giá trị tài sản còn lại của A là 3 tỷ (không kể các tài sản cấm cố, thế chấp cho VietcomBank và Incombank), chi phí phá sản là 50 triệu. Hãy phân chia cho các chủ nợ? Căn cứ pháp lý?

     
    Báo quản trị |  
  • #551437   09/07/2020

    linhtrang02190198
    linhtrang02190198

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin đáp án

    Anh ơi có đáp án chưa ạ cho em xin với. Em cảm ơn nhiều ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang02190198 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/07/2020)
  • #450703   30/03/2017

    nguyenle27
    nguyenle27

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập môn Luật phá sản

    Chào luật sư!!!

    tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư, mong luật sư giải đáp giúp

    Ngày 1/1/2016 A chào bán gạo cho công ty B với giá 10.000đ/kg.Hạn trả lời đến 1/2/2016. 15/1/2016 B yêu cầu giảm giá xuống 9.000đ/kg nhưng A không đồng ý nên đến 20/1/2016 B đồng ý mua với giá 10.000đ/kg và hẹn ngày 25/1/2016 đến lấy hàng, A im lặng.25/1/2016 B đến lấy hàng nhưng A đã bán cho người khác.Vì A không giao hàng nên B không có hàng giao cho C và C đã khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F. B cho rằng mình thuộc trường hợp miễn trách nhiệm sẽ không phải chịu áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp này.
    Khó khăn trong sản xuất kinh doanh liên tục làm B lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.1/4/2016 Tòa án đã mở phá sản và tuyên bố phá sản đối với B. Tại thời điểm thanh lí tài sản công ty B còn 2 tỷ chưa bao gồm tài sản đảm bảo.Các khoản nợ còn:
    - Nợ ngân hàng 2 tỷ ( thế chấp nhà xưởng 1 tỷ )
    - Phí phá sản 100 triệu
    - Lương lao động 200 triệu 
    - Điện nước 100 triệu
    - BHXH 200 triệu
    Biết rằng 1/3/2016 B đã tặng cho doanh nghiệp bạn hàng thân thiết X 100 triệu nhân dịp khai trương chi nhánh mới.
    HỎI: 1.A không bán hàng cho B đúng hay sai ? vì sao?
    2. B được miễn trách nhiệm trước C không ? vì sao?
    3. Thực hiện thủ tục thanh lí cho tài sản của B.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenle27 vì bài viết hữu ích
    lehuynhkimngan (12/09/2020)
  • #450999   05/04/2017

    thuthaolaw
    thuthaolaw

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2017
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần


    Chào bạn, mình có vài chia sẻ với bạn với tư cách cựu sinh viên trường Luật như sau:

    Trường học cho các bạn cơ hội để rèn luyện khả năng tư duy, lập luận nhằm hình thành kĩ năng phục vụ việc hành nghề sau này. Nhưng các bạn lại trao cơ hội đó cho người khác liệu có thấy uổng phí không?

    Sẽ có người nhiệt tình giải đáp mọi câu hỏi của các bạn nhưng các bạn học được gì từ đó hay chỉ đơn giản là có bài để nộp, có điểm để qua môn!

    P/s: Hãy mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ của các bạn (dù đúng hay sai). Nếu sai, chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy mình đã sai ở đâu và làm thế nào để không mắc phải sai lầm như thế nữa.

    Trân trọng!

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH MẠNH TÍN

    Website: https://luatmanhtin.vn - Email: luatmanhtin@gmail.com

    Hotline: 0865 474 505

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuthaolaw vì bài viết hữu ích
    nguyenphuong2000 (17/06/2021) lehuynhkimngan (12/09/2020)
  • #492199   20/05/2018

    phuongivy
    phuongivy

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    tình huống về luật phá sản

    Chào luật sư,

    Em có thắc mắc về luật phá sản, rất mong luật sư có thể giải đáp giúp em

    Tình huống: Tại thời điểm Tòa án nhân dân tỉnh M ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đối với công ty TNHH Y, công ty này có tổng giá trị tài sản là 10 tỷ đồng (trong đó bao gồm tài sản bảo đảm cho khoản vay của ngân hàng A 3 tỷ đồng và tài sản bảo đảm cho khoản vay của ngân hàng B 1 tỷ đồng).

    Công ty Y có 110 chủ nợ với tổng số nợ 15 tỷ đồng (trong đó có 2 chủ nợ được bảo đảm bằng tài sản của công ty Y là: Nợ ngân hàng A 2 tỷ và nợ ngân hàng B 1.5 tỷ). Ngoài ra công ty này còn nợ thuế 500 triệu đồng, không nợ lương của người lao động.

    Hỏi: Nếu thanh lý tài sản thì Ngân hàng A và Ngân hàng B sẽ được thanh toán như thế nào? (biết rằng chi phí cho việc phá sản đối với công ty Y là 100 triệu đồng).

    Em xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongivy vì bài viết hữu ích
    nguyenanhchithien@gmail.com (20/06/2020)
  • #533338   22/11/2019

    ngotuyet1205
    ngotuyet1205

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tháng 3/2016 Công ty Cổ phần X có trụ sở chính tại Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội và có  2 chi nhánh tại TP Đà Nẵng và tại Quận 1. TP HCM bị nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Biết rằng tài sản còn lại của công ty là 6,7 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị tài sản cầm cố, thếchấp)

    Bêncạnhđó, công ty có những khoản nợ có bảo đảm và không có bảo đảm như sau:

    Nợ lương lao động 1,02 tỷ

    Nợ thuế 3 tỷ

    Nợ công ty CP X 2 tỷ

    Nợ ngân hàng đầu tư phát triểnViệt Nam BIDV chi nhánhCầuGiấy 2 tỷ (tài sản thế chấp là một mảnh đất của công ty, bán đấu giá được 2,3 tỷ)

    Nợ côngty TNHH Y 600 triệu tiền bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng.

    Nợ doanh nghiệp  tư nhân X 900 triệu (tài sản cầm cố là xe Huyndai chuyên chở hàng, bán đấu giá được 400 triệu).

    Tập thể người lao động trích 15% lương cho công ty vay hưởng lãi suất, tính đến thời điểm  công ty bị áp dụng thủ tục phá sản thì cả tiền lãi và gốc là 600 triệuđồng.

    Nợ bưu điện Hà Nội 60 triệuđồng.

    Phí phá sản 80 triệuđồng.

    Nợ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank chi nhánh Hai Bà Trưng 7,5 tỷ (tài sản thế chấp là trụ sở công ty, bán đấu giá  được 7,5 tỷ)

    Câu hỏi:Cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngotuyet1205 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2019)
  • #564667   10/12/2020

    tuoithodudoi2001
    tuoithodudoi2001

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    anh/chị có đáp án của bài tập này chưa ạ :( em cũng có đề như thế này mà kb làm :( 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuoithodudoi2001 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/12/2020)
  • #572403   17/06/2021

    nguyenphuong2000
    nguyenphuong2000

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt vì các đặc điểm sau đây:

    - thanh toán nợ tập thể: tức là khi có một chủ thể nộp đơn yêu cầu toàn án mở thủ tục phá sản và khi tòa án thụ lý ra quyết định mở thủ tục phá sản thì tất cả các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán đều được thanh toán nợ cho dù khoản nợ đó chưa đến hạn, chỉ cần người đó có tên trong danh sách chủ nợ thì sẽ được thanh toán khoản nợ.

    - thanh toán qua trung gian: cơ quan trung gian ở đây là tòa án. Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết các vấn đề về xác định giá trị ngĩa vụ tài sản, xác định tiền lãi đối với khoản nợ... từ đó thực hiện việc phân chia tài sản.

    - thanh toán trên cơ sở giá trị còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã: điều này có nghĩa là doanh ngiệp, hợp tác xã chỉ trả đến đồng tiền cuối cùng của doanh nghiệp chứ không phải trả hết nợ.

    - doanh nghiệp, hợp tác xã được giải phóng khỏi nghĩa vụ trả nợ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuong2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/06/2021)
  • #572404   17/06/2021

    nguyenphuong2000
    nguyenphuong2000

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    căn cứ vào dữ liệu đề bài thì công ty này có trụ sở tại Hà Nội và có 2 chi nhánh ở tp. ĐàNẵng và Tp. Hồ Chí Minh nên ta theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 8 LPS 2014 thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn là tòa án nhân dân tp. HàNội

     
    Báo quản trị |