Trong trường hợp của anh thì hợp đồng đặt cọc vẫn còn hiệu lực.
Giả sử trường hợp nếu việc bán căn nhà, con anh đã thực hiện việc ủy quyền cho anh để bán căn nhà (thông qua hợp đồng ủy quyền được công chứng tại Đại sứ quán của Việt Nam nước sở tại nơi con anh sinh sống), tuy nhiên việc ủy quyền này vì lý do khách quan từ phía đại sứ quán Việt Nam mà làm chậm việc ủy quyền để bán căn nhà này thì khi phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc này thì bên nhận đặt cọc (bên bán nhà) theo quan điểm của em sẽ không bị phạt cọc anh nhé.
Có thể thấy được điều đó qua Án lệ số 25/2018/AL, cụ thể theo tinh thần án lệ thì:
+ Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc.
+ Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp này, giải pháp pháp lý được đặt ra là phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.