Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #603647 29/06/2023

    Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh

    Các trường hợp nào thì được miễn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Hộ kinh doanh sản xuất bún tươi có được miễn hay không và có phải làm thủ tục công bố sản phẩm không?
     
    Các trường hợp được miễn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
     
    Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
     
    - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
     
    - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
     
    - Sơ chế nhỏ lẻ;
     
    - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
     
    - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
     
    - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
     
    - Nhà hàng trong khách sạn;
     
    - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
     
    - Kinh doanh thức ăn đường phố;
     
    - Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
     
    Hộ kinh doanh sản xuất bún tươi có được miễn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
     
    Căn cứ Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
     
    - Theo đó hộ kinh doanh bún tươi sẽ được xem là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ vì vậy sẽ được miễn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
     
    Hộ kinh doanh sản xuất bún tươi có phải tự công bố sản phẩm
     
    Căn cứ Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP các đối tượng phải thực hiện tự công bố sản phẩm bao gồm: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Do đó, đối với cơ sở sản xuất bún tươi sẽ phải thực hiện tự công bố sản phẩm
     
    Hồ sơ trình tự thủ tục tự công bố sản phẩm
     
    Căn cứ Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP việc tự công bố sản phẩm thực hiện như sau:
     
    Hồ sơ tự công bố bao gồm:
     
    - Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 
     
    - Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
     
    Trình tự công bố:
     
    - Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).
     
    =>> Như vây, đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm thông thường sẽ phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ luật cho phép các cơ sở không cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm vẫn có thể đi vào hoạt động. 
     
     
    536 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận