Giải quyết tình huống

Chủ đề   RSS   
  • #73295 14/12/2010

    thuthuyqt1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tình huống

    Ông A trên đường đi làm về tạt vào 1 quán ven hè ngồi uống nước, đang ngồi uống nước nghe tiếng kêu cướp cướp quay lại thấy tên cướp đang chạy về hướng mình, ông lập tức đứng dậy ném chiếc ghế về hướng tên cướp đang chạy, trên tay tên cướp có cầm túi sách của người phụ nữ.

    Tên cướp bị ngã gãy răng, gãy tay thương tích mất khoảng 30%.Xác định có vi phạm pháp luật không? Đối tượng nào vi phạm và vi phạm vào lĩnh vực nào?Tại sao?
     
    9614 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #73692   16/12/2010

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    thuthuyqt1 ơi, bạn hãy nêu đáp án của mình đi, cố ý nêu sai một vài chi tiết hoặc lập luận ngớ ngẩn 1 chút để mọi người cùng bình luận thì hay hơn là hỏi trống không như vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #73838   17/12/2010

    thuthuyqt1
    thuthuyqt1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ vâng! Cảm ơn lời góp ý rất yomost của hungthamnhung.T sẽ rút kinh nghiệm để lần sau bạn góp ý phải rất hơn nữa nha!!!!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #73841   17/12/2010

    thuthuyqt1
    thuthuyqt1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mọi người cố gắng giải quyết giúp t tình huống đó với.thanks nhiuuuuu`````
     
    Báo quản trị |  
  • #77340   05/01/2011

    Heo_Luoi
    Heo_Luoi

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai vi phạm ?

    Ông A trên đường đi làm về tạt vào 1 quán nước ven đường uống nước,đang ngôi uống nước thì ông nghe thấy tiếng kêu cướp,quay lại thì thấy tên cướp đang chạy về phía mình trên tay cầm 1 túi xách ông A liền đứng dậy lấy ghế ném vào tên cướp.Hậu quả là tên cướp gãy răng,gãy tay và thương tích 30%.

    Hỏi:

    a) có ai vi phạm pháp luật không ?

    b) vi phạm ở lĩnh vực nào ? tại sao

    mình mới tham gia diễn đàn,mong mọi người giúp mình nhé !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #77727   07/01/2011

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo y kiến của mình thì trong trường hợp này, thì tên cướp vi phạm pháp luật rồi theo mình nghĩ là pháp luật hình sự ( có thể là tội quy định tại điều 133 hoặc 136 BLHS)

    Còn ông A có vi phạm hay không thì phải xem xét các điều kiện khác xem. Nếu như ông A không vượt quá phòng vệ chính đáng thì không vi phạm pháp luật ( quyền phòng vệ có thể khởi phát khi hành vi tấn công đã chấm dứt nhưng hành vi này có thể khắc phục hậu quả của hành vi tấn công) còn nếu ông A vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì ông A có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự và bên cạnh đó còn phải bồi thường thiệt hại theo Điều 613 BLDS nữa
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 08/01/2011 03:41:42 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #77899   08/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    tinhvan259 viết:
    Theo y kiến của mình thì trong trường hợp này, thì tên cướp vi phạm pháp luật rồi theo mình nghĩ là pháp luật hình sự ( có thể là tội quy định tại điều 133 hoặc 136 BLHS)

    Còn ông A có vi phạm hay không thì phải xem xét các điều kiện khác xem. Nếu như ông A không vượt quá phòng vệ chính đáng thì không vi phạm pháp luật ( quyền phòng vệ có thể khởi phát khi hành vi tấn công đã chấm dứt nhưng hành vi này có thể khắc phục hậu quả của hành vi tấn công) còn nếu ông A vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì ông A có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự và bên cạnh đó còn phải bồi thường thiệt hại theo Điều 613 BLDS nữa


    Ở đây có chi tiết nào là vượt quá phòng vệ chính đáng vậy hả bạn tinhvan259?

    Chào bạn Heo_Luoi
     a) có ai vi phạm pháp luật không ?

    Có A vi phạm
    Còn tên cướp thì chưa đủ thông tin.

    b) vi phạm ở lĩnh vực nào ? tại sao


    Vi phạm lĩnh vực hình sự. Tại A đã cố ý gây thương tích cho tên cướp. Hành vi này được quy định tai điều 104 BLDS 1999.( A đủ năng lực chịu trách nhiệm HS)

    Vi phạm lĩnh vực dân sự vì đã gây thiệt hại về sức khỏe cho tên cướp và A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự.
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 08/01/2011 03:54:08 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #77928   08/01/2011

    Heo_Luoi
    Heo_Luoi

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn 2 bạn nhé
    theo mình thì ông A có thể vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích vì nếu tên kia ko phải là cướp thì sao ? ông A đã xác định được là cướp hay chưa mà đã dùng ghế ném vào người tên đó.có trường hợp ông A tác động nhầm đối tượng ở đây ko nhỉ ?

    mình mới tham gia diễn đàn,mong mọi người giúp mình nhé !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #78039   09/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     chào Heo_Luoi!
     Theo tôi xác đinh như QuyetQuyen945 là hợp lý!
     
     Tuy nhiên ở đây theo bạn Heo_Luoi
     "theo mình thì ông A có thể vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích vì nếu tên kia ko phải là cướp thì sao ? ông A đã xác định được là cướp hay chưa mà đã dùng ghế ném vào người tên đó.có trường hợp ông A tác động nhầm đối tượng ở đây ko nhỉ ?"
     

     "đang ngồi uống nước nghe tiếng kêu cướp cướp quay lại thấy tên cướp đang chạy về hướng mình, ông lập tức đứng dậy ném chiếc ghế về hướng tên cướp đang chạy, trên tay tên cướp có cầm túi sách của người phụ nữ." theo đề bài
      khi có tiếng kêu tiếng kêu cướp cướp của người phụ nữ, khi chạy vô trong mọt trạng thái thời gian gấp rút, tư thế hối hả "đang chạy". điều này có thể khằng đinh rằng người chạy vô tay cầm túi sách chính là tên cướp.
     
      Và tất nhiên người đó là tên cướp rồi, không thể "nhầm đối tượng ở đây'" được.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #78063   10/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Theo đề bài "

    "...ông lập tức đứng dậy ném chiếc ghế về hướng tên cướp đang chạy, trên tay tên cướp có cầm túi sách của người phụ nữ...Tên cướp bị ngã gãy răng,.."

    Như vậy theo đề rò ràng là cướp rồi, không thể nói là không phải là cướp được.heo_lười nhỉ.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #78191   10/01/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    heo_luoi ơi, đề bài có nêu rõ đó là cướp rồi mà. Sao lại bảo chưa đủ thông tin. Trường hợp này, vì không rõ hành vi phạm tội của "tên cướp" như đề bài nên tên đó có thể bị xử lý về tội cướp tài sản (Điều 133) hoặc cướp giật tài sản (Điều 136).
    Còn đối với A, trường hợp này có thể coi là phòng vệ chính đáng. Vì hành vi của A là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc ném cái ghế của A là để ngăn chặn hành vi gây thiệt hại của tên cướp, do đó hành vi này được coi là hành vi phòng vệ. Việc gây thiệt hại ở đây có thể coi là mức hợp lý. Vì chế định phòng vệ chính đáng quy định hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại có thể lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm hại thực hiện. Do đó, trường hợp này, A không phạm tội.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #78226   10/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào các bạn!
     tập hợp tất cả ý kiến trên, bạn rõ vấn đề rồi chứ?

      Chúc bạn thành công!
      Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #78229   10/01/2011

    maidieuthuyk09
    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo ý kiến của mình thì trong trường hợp này xác đinh A phòng vê là đúng. Tuy nhiên, cần phải xác đinh mức đô nguy hiểm của tên cướp. Có thể có cách khác để bắt cướp ngoài cách ném ghế.Theo mình thì ông A đã pham lỗi, tuy nhiên là pham lỗi nhe: không biết hoăc không thể biết hâu quả hành vi của mình. Vì thế, ông A sẽ bi xử phat hành chính và chiu trách nhiêm bồi thường thương tích cho tên cướp. Con tên cướp đương nhiên sẽ đươc cơ quan công an xem xét về tiền án tiền sư mà có cách xử lí. 

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    Báo quản trị |  
  • #78236   10/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     chào em!
     Căn cứ vào bài ra, em không nên suy diễn rộng ra làm phức tạp vấn đề!

     "Theo ý kiến của mình thì trong trường hợp này xác đinh A phòng vê là đúng. Tuy nhiên, cần phải xác đinh mức đô nguy hiểm của tên cướp. Có thể có cách khác để bắt cướp ngoài cách ném ghế.Theo mình thì ông A đã pham lỗi, tuy nhiên là pham lỗi nhe: không biết hoăc không thể biết hâu quả hành vi của mình. Vì thế, ông A sẽ bi xử phat hành chính và chiu trách nhiêm bồi thường thương tích cho tên cướp. Con tên cướp đương nhiên sẽ đươc cơ quan công an xem xét về tiền án tiền sư mà có cách xử lí. "

     Anh không đồng ý phần in đận trên, nếu như em nói A phòng vệ chính đáng thì A không phải chịu trách nhiệm!
     Còn nếu như vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì A sẽ chịu trách nhiệm về phần vượt quá của mình
      Nếu như phần in đậm trên mà Luật quy định, thì sẽ không ai dám bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...khi họ bị xâm hại!
     
      Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #74046   18/12/2010

    giangleki
    giangleki

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bài dự thi dân luật cùng vui

    mình xin trả lời đây là trường hợp thuộc phòng vệ chính đáng

    phòng vệ chính đáng theo điều 15 BLHS là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả một cách có cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên

    ta có thể nêu ra các căn cứ để một hành vi thoã mãn điều kiện của phòng vệ chính đáng

        1- Cơ sở phát sinh của phòng vệ chính đáng
    cơ sở để phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu ,xâm phạm lợi ích của tập thể, lợi ích của mình hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Chỉ nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại

    ở trường hợp cụ thể này thì rõ ràng là hành vi của tên cướp đã gây thiệt hại về tài sản cho người phụ nữ và đe doạ cho tính mạng ông A khi tên cướp chạy về phía ông, trong tình huống đó có thể ông sẽ bị tên cướp tấn công khi chạy về phía mình.

    Ngay cả trong trường hợp tên cướp ko làm gì ông A nhưng cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng vẫn được thoả mãn khi hành vi cướp và bỏ trốn vẫn đang xảy ra, mục đích của việc ông A ném chiếc ghế là để  bảo vệ quyền sở hữu chính đáng của người phụ nữ 

        2- Nội dung và phạm vi của phòng vệ chính đáng

    khi đã có cơ sở của việc phòng vệ thì người phòng vệ có quyền chống trả một cách có cần thiết với người đang có hành vi tấn công ngay cả trường hợp có biện pháp khác để tránh được sự tấn công trừ khi người tấn công là trẻ em hoặc là người ko có năng lực TNHS

    Khi xét đến phòng vệ chính đáng ta ko so sánh đơn thuần giữa thiệt hại gây ra cho người tấn công và thiệt hại người tấn công đe doạ gây ra.Bởi vì mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn kịp thời hành vi nguy hiểm cho xã hội.

    Để đạt được mục đích đó có khi phải gây một thiệt hại lớn hơn thiệt hại đe doạ gây ra. Vì vậy hành vi của người phòng vệ được cho là cần thiết thì là sự cần thiết tương đối. Hành vi ném ghế của ông A là cần thiết trong trường hợp này

    như vậy với trường hợp trên, theo điều 15, phòng vệ chính đáng không là tội phạm, ông A ko vi phạm pháp luật

    Cập nhật bởi giangleki ngày 18/12/2010 08:01:24 PM Cập nhật bởi giangleki ngày 18/12/2010 08:00:59 PM
     
    Báo quản trị |