Đê có thể xác định chính xác những loại văn bản nào được coi là văn bản quy phạm pháp luật, bạn có thể tham khảo tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, cụ thể, tại Điều 2, đã liệt kê chi tiết những loại văn bản nào được coi là văn bản quy phạm pháp luật:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 viết:Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
Bạn
AuQuangPhuc đã dẫn chứng cho bạn
Thông tư liên tịch của Bộ Y tế - Bộ tài chính - Bộ LĐ TBXH hướng dẫn thu một phần viện phí, theo như
khoản 11, Điều 2 đã dẫn chứng ở trên thì
đây là văn bản quy phạm pháp luật trong đó
đối tượng điều chỉnh của nó là việc thu viện phí. Như vậy,
viện phí không phải là văn bản quy phạm pháp luật như bạn thắc mắc mà
nó chỉ là đối tượng điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật. Bạn có thể tham khảo thêm
Thông tư liên tịch 11/TTLB Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí .
-Thông thường,
một văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định thời điểm có hiệu lực mà không quy định thời điểm hết hệu lực. Nó chỉ
hết hiệu lực một phần (hoặc toàn phần) khi mà chính cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó ban hành một
văn bản quy phạm pháp luật mới sửa đổi, bổ sung ( hoặc thay thế) chính
văn bản quy phạm pháp luật đó. Theo tôi được biết thì
hai thông tư trên vẫn còn hiệu lực thi hành, và g
iả sử văn bản quy phạm pháp luật có quy định thời hạn hết hiệu lực thì
cơ quan ban hành đã phải
chuẩn bị sẵn một văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế nó, nếu không sẽ không có cơ sở để áp dụng.
*Note: Hai thông tư trên được ban hành trước khi
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có hiệu lực khá lâu. TUy nhiên, nếu dựa vào
luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 và
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002 thì nó vẫn được coi là văn bản quy phạm pháp luật:
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 28/04/2011 08:36:45 SA
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.